Từ vụ ăn thịt cóc khiến 3 mẹ con bị ngộ độc phải nhập viện, chuyên gia đưa ra khuyến cáo quan trọng

HH,
Chia sẻ

Thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Đắk Lắk, cơ quan này đang theo dõi vụ việc 3 mẹ con cùng trú tại buôn Kli A, phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thịt cóc.

Ăn thịt cóc, cả 3 mẹ con cùng phải nhập viện vì ngộ độc

Thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Đắk Lắk, cơ quan này đang theo dõi vụ việc 3 mẹ con cùng trú tại buôn Kli A, phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thịt cóc.

Theo chị H'Nim Niê (bệnh nhân) mẹ của Y Bil Niê và H'Lan Niê, chiều ngày 14/10, cháu Y Bil Niê đi làm vườn có bắt cóc làm thịt cho cả nhà ăn (thường xuyên), trong nhà có 6 người nhưng chỉ có 03 người ăn là: H'Nim Niê (sinh năm 1972), H'Lan Niê (sinh năm 1989), Y Bil Niê (sinh năm 2000).

Từ vụ ăn thịt cóc khiến 3 mẹ con bị ngộ độc phải nhập viện, chuyên gia đưa ra khuyến cáo quan trọng - Ảnh 1.

Ăn thịt cóc, cả 3 mẹ con cùng phải nhập viện vì ngộ độc.

Sau khi ăn xong, đến 17 giờ 30 phút cùng ngày, gia đình thấy 3 người xuất hiện các triệu chứng: buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy, chóng mặt. Gia đình đã lập tức đưa các bệnh nhân đến Bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ, sau đó được chuyển thẳng lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để cấp cứu.

Đây không phải là vụ việc đầu tiên ghi nhận có người ngộ độc do ăn thịt cóc. Trước đây cũng đã có nhiều ca rơi vào tình trạng này và được truyền thông đưa tin rầm rộ. Điều đáng nói, truyền thông cũng từng ghi nhận nhiều trường hợp tử vong do ăn thịt cóc nhưng nhiều người vẫn chủ quan bỏ ngoài tai.

Từ vụ ăn thịt cóc khiến 3 mẹ con bị ngộ độc phải nhập viện, chuyên gia đưa ra khuyến cáo quan trọng - Ảnh 3.

Ăn thịt cóc có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe xuất phát từ việc chế biến không đúng cách.

Ăn thịt cóc có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe xuất phát từ việc chế biến không đúng cách

Thực tế, giới chuyên gia ghi nhận thịt cóc có giá trị dinh dưỡng rất cao. Thậm chí, giá trị dinh dưỡng của thịt cóc còn cao hơn cả thịt bò, thịt lợn, chứa nhiều axit amin cần thiết cùng nhiều chất vi lượng như mangan, kẽm… Đó chính là lý do rất nhiều người sử dụng loại thực phẩm này làm thực phẩm bồi bổ sức khỏe cho người già, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng…

Tuy nhiên, điều đáng nói, trong cơ thể cóc chứa rất nhiều độc tố. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: "Độc tố ở con cóc thường tập trung ở một số bộ phận như tuyến sau tai, tuyến trên mắt và các tuyến trên da cóc, gan và buồng trứng. Nếu trong quá trình chế biến không loại bỏ sạch những khu vực chứa độc tố này, người ăn có nguy cơ ngộ độc, thậm chí tử vong".

Từ vụ ăn thịt cóc khiến 3 mẹ con bị ngộ độc phải nhập viện, chuyên gia đưa ra khuyến cáo quan trọng - Ảnh 4.

Theo ông Thịnh, mặc dù vậy, chúng ta không thể phủ nhận thịt cóc có giá trị dinh dưỡng rất cao. Tuy nhiên, ăn thế nào cho đúng thì không phải ai cũng nắm rõ. Điều này dẫn đến những sự cố thương tâm trong thời gian qua.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh

"Khi lấy thịt cóc để chế biến thành thực phẩm đòi hỏi phải hết sức cẩn trọng. Chỉ lấy 2 đùi và 1 phần lưng, xương để chế biến thực phẩm, còn các bộ phận khác như ruột, trứng, gan, mật, phải bỏ đi".

Nhiều người hiện nay thường chủ quan trong chế biến thịt cóc, hoặc tiếc nhiều bộ phận khác của con cóc như trứng cóc, gan cóc… nên nghiễm nhiên cho vào nấu cùng, dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Qua những trường hợp bị tử vong, ngộ độc do ăn thịt cóc, vị chuyên gia này lên tiếng cảnh tỉnh người dân không được chủ quan.

Từ vụ ăn thịt cóc khiến 3 mẹ con bị ngộ độc phải nhập viện, chuyên gia đưa ra khuyến cáo quan trọng - Ảnh 6.

Nhiều người hiện nay thường chủ quan trong chế biến thịt cóc, hoặc tiếc nhiều bộ phận khác của con cóc như trứng cóc, gan cóc… nên nghiễm nhiên cho vào nấu cùng, dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Ngoài việc loại bỏ những bộ phận trên, khi lấy cóc làm thực phẩm, người dân tuyệt đối không được lựa chọn cóc tía vì đây là loài cóc chứa chất độc cực lớn. Khi chế biến cần đảm bảo tuyệt đối không được để da cóc, nhựa cóc dính vào thịt cóc. Không sử dụng những sản phẩm dán mác bột thịt cóc không rõ nguồn gốc, xuất xứ vì nguy cơ ngộ độc rất cao.

"Tốt nhất chúng ta không nên ăn thịt cóc khi không biết cách chế biến để phòng nguy cơ nhiễm độc cũng như nhựa cóc bắn vào mắt rất nguy hiểm. Nếu có người nhà bị ngộ độc do ăn thịt cóc cần chủ động gây nôn và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời", ông Thịnh khuyên.

Chia sẻ