Trong khi dịch virus corona Vũ Hán đang hoành hành hãy cùng nhìn lại cách thế giới xử lý các dịch bệnh chết chóc toàn cầu trong quá khứ

Phan Hằng,
Chia sẻ

Đây không phải là lần đầu tiên có một dịch bệnh khiến cho tất cả mọi người trên thế giới lo sợ đến vậy. Theo WHO, trước đây từng xảy ra rất nhiều đại dịch nguy hiểm nhưng tất cả đã được ngăn chặn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết virus corona chủng mới (2019-nCoV) đã khiến ít nhất 362 người tử vong và lây nhiễm cho hơn 17.000 người khác. Đây rõ ràng là "một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quan tâm", nhưng chưa hẳn là một đại dịch.

WHO định nghĩa đại dịch là sự lây lan của một căn bệnh mới trên toàn thế giới. Chẳng hạn như dịch cúm ở Tây Ban Nha năm 1918 hay mới nhất là dịch sốt Zika năm 2015. Sau đây là một số đại dịch xảy ra trong những năm gần đây và cách thế giới xử lý chúng.

Đại dịch lao phổi năm 1800

Trong những năm 1800 và đầu năm 1900, bệnh lao là căn bệnh cực kỳ phổ biến có tỷ lệ tử vong cao. Thông thường, người bị bệnh sẽ được đưa vào các bệnh viện hoặc khu trạm xá để cách ly. Trẻ em bị bệnh thì được cho ngủ ngoài trời vào ban đêm, người ta tin rằng không khí trong lành vào đêm khuya có thể giúp chúng cải thiện tình trạng sức khỏe.

Trước khi thuốc kháng sinh được phát minh ra, tất cả người nhiễm bệnh lao đều được cô lập và có một chế độ ăn uống hợp lý. Họ tin rằng điều này chính là liều thuốc tốt nhất cho người bị bệnh lao.

Virus corona Vũ Hán có thể sớm được tuyên bố là đại dịch và đây là cách thế giới xử lý các vụ dịch toàn cầu trong  quá khứ  - Ảnh 1.

Trẻ em bị bệnh lao ngủ ngoài trời tại trường Springfield House, Clapham Common, London vào năm 1932.

Năm 1882, bác sĩ Robert Koch đã tìm thấy phương pháp tốt nhất để chữa bệnh lao, đó là vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ. Các chiến dịch y tế cộng đồng khổng lồ do chính phủ Mỹ ngay sau đó đã được phát động, nhưng phải mất hàng thập kỷ để loại bỏ căn bệnh này hoàn toàn.

Chỉ sau Thế chiến thứ II, vắc-xin Bacillus Calmette Guerin (BCG) mới được chấp nhận rộng rãi và giúp chấm dứt hoàn toàn căn bệnh này. Mặc dù một số chủng vi khuẩn kháng thuốc vẫn còn tồn tại.

Đại dịch cúm năm 1918

Đại dịch cúm bắt nguồn từ Tây Ban Nha vào năm 1918 đã khiến cho 50 triệu người tử vong trên toàn cầu. Vào thời điểm đó, ít nhất 1/5 dân số trên toàn thế giới nhiễm bệnh cúm.

Khi bệnh cúm năm 1918 xảy ra, các bác sĩ và nhà khoa học không chắc chắn nguyên nhân gây ra bệnh cũng như cách điều trị. Vấn đề phức tạp là chiến tranh thế giới thứ I vừa kết thúc, nhiều nơi ở Mỹ thiếu hụt bác sĩ và nhân viên y tế.

Virus corona Vũ Hán có thể sớm được tuyên bố là đại dịch và đây là cách thế giới xử lý các dịch bệnh chết chóc toàn cầu trong quá khứ - Ảnh 3.

Đối diện trước tình hình khó khăn này, một số nước áp đặt kiểm dịch nghiêm ngặt, ra lệnh cho công dân đeo mặt nạ và đóng cửa những nơi công cộng, bao gồm trường học, nhà thờ và nhà hát. Mọi người được khuyên nên tránh bắt tay và thường xuyên ở trong nhà. Đến mùa hè năm 1919, đại dịch cúm kết thúc vì những người bị nhiễm bệnh đã chết hoặc đã được miễn dịch.

Đại dịch Ebola năm 1976

Vụ dịch Ebola đầu tiên xảy ra ở Sudan và Zaire vào năm 1976. Đây là một trong những bệnh do virus Ebola Zaire gây ra, bùng phát ở châu Phi và nhanh chóng lây lan ra khắp thế giới. Sau khi được khống chế thì nó bùng phát lại từ năm 2013 đến 2016, tàn phá toàn bộ Tây Phi và trở thành tâm điểm chú ý toàn cầu.

Virus corona Vũ Hán có thể sớm được tuyên bố là đại dịch và đây là cách thế giới xử lý các vụ dịch toàn cầu trong  quá khứ  - Ảnh 3.

Nhân viên đốt cháy giường nệm của bệnh nhân sau khi họ chết tại Paynesville, Liberia.

Để ngăn chặn bệnh dịch lây lan, các bác sĩ ở đây buộc phải đốt giường sau khi bệnh nhân chết. Mọi người cũng được khuyến khích áp dụng các biện pháp chôn cất an toàn, vệ sinh bằng cách không được chạm tay vào người chết hoặc bất kỳ chất lỏng nào cảu người bệnh. Đây là một chỉ thị trái ngược với phong tục chôn cất người chết ở Tây Phi.

WHO đã ban hành các hướng dẫn về rửa tay và cách tìm nước sạch trong nỗ lực ngăn ngừa lây truyền bệnh từ người sang người. Tính tới thời điểm đại dịch bắt đầu được ngăn chặn vào năm 2014, đã có 28.600 người bị lây nhiễm và 11.325 người tử vong.

Đại dịch cúm lợn năm 1976

Năm 1976, một loại virus từ lợn đã lây người. Trong vòng 10 tuần, có khoảng 48 triệu người đã tiêm vắc-xin vì lo sợ một đợt bùng phát dịch bệnh mới trên toàn cầu xảy ra. Chính phủ cũng yêu cầu nhà sản xuất hạ thấp các tiêu chuẩn sản xuất vắc-xin. Điều này có thể khiến quá trình tạo ra vắc-xin nhanh hơn và ít chịu sự giám sát của các cơ quan chức năng.

Virus corona Vũ Hán có thể sớm được tuyên bố là đại dịch và đây là cách thế giới xử lý các vụ dịch toàn cầu trong  quá khứ  - Ảnh 4.

Lo sợ đại dịch cúm bùng phát, nhiều người đổ xô đi tiêm phòng vắc-xin.

Tuy nhiên, sau đó các trường hợp mắc hội chứng Guillain-Barre (rối loạn tự miễn dịch), một tác dụng phụ hiếm gặp của vắc-xin được phát hiện. Sau 2 tháng rưỡi, chương trình tiêm chủng hàng loạt bị ngừng lại. Chính phủ Mỹ đã phải trả giá đắt cho yêu cầu của mình. Vụ bê bối này đã khiến cho người dân mất lòng tin hoàn toàn vào khả năng xử lý đại dịch của chính phủ Mỹ.

Năm 2009, 900 trường hợp mắc cúm lợn khác do virus H1N1 xảy ra ở Mexico được WHO tuyên bố là đại dịch. Tổng thống Barack Obama lúc đó đã gọi đây là một trường hợp khẩn cấp, tất cả 50 tiểu bang đã bùng phát dịch. Loại virus mới này đã nhanh chóng được ngăn chặn bằng loại vắc-xin mới, được sản xuất lần đầu tiên trong năm 2009.

Đại dịch HIV/AIDS năm 1981

Căn bệnh thế kỷ này được các nhà nghiên cứu lúc đó đã đưa ra giả thuyết do là phát triển từ một loại virus vô cùng tinh vi ở Tây Phi.

AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch) là do HIV (virus gây suy giảm miễn dịch ở người), gây ra. Nó làm suy giảm các tế bào miễn dịch, khiến con người dễ mắc bệnh hơn khi hệ thống miễn dịch trở nên yếu đi.

Virus corona Vũ Hán có thể sớm được tuyên bố là đại dịch và đây là cách thế giới xử lý các dịch bệnh chết chóc toàn cầu trong quá khứ - Ảnh 6.

Một bệnh nhân nhiễm AIDS giai đoạn cuối.

Virus corona Vũ Hán có thể sớm được tuyên bố là đại dịch và đây là cách thế giới xử lý các vụ dịch toàn cầu trong  quá khứ  - Ảnh 5.

Những người ủng hộ đồng tính phản đối việc thiếu nghiên cứu về AIDS tại Kennebunkport, Maine.

Số lượng người chết vì virus HIV không ngừng tăng cao mà vẫn không có thuốc vắc-xin ngăn chặn. Phải đến năm 1985, tổng thống Ronal Reagan Mỹ lúc bấy giờ mới công khai đây là một căn bệnh thế kỷ. Ông đã phân bổ 500 triệu đô la cho nghiên cứu về bệnh AIDS, sau khi căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến những người đồng tính nam mà tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc phải.

Thời điểm có một phương pháp điều trị được AIDS vào năm 1987, đã có ít nhất 40.849 người chết do căn bệnh này gây ra. Tính tới thời điểm hiện tại, phương pháp điều trị AIDS dứt điểm vẫn chưa được tìm thấy, nhưng những người dương tính với HIV có thể sử dụng liệu pháp kháng retrovirus. Loại thuốc này nếu được uống mỗi ngày, có thể giúp ức chế virus đến mức nó không thể phát hiện trong máu và không thể lây truyền. Đối với những người âm tính HIV, thuốc PrEP (thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm) giúp giảm 99% nguy cơ nhiễm HIV.

Đại dịch SARS năm 2002

SARS có những triệu chứng giống như viêm phổi, xuất hiện lần đầu tiên ở Quảng Đông, Trung Quốc và gây ra nhiều cuộc tranh luận về việc liệu quốc gia này có nên đóng cửa đường biên giới của họ trong đại dịch này hay không. Trong thời gian từ năm 2002 - 2003, đại dịch SARS khiến hơn 8.000 người nhiễm bệnh ở 37 quốc gia. Trong số này, hơn 900 người chết trong đại dịch SARS.

Vào ngày 28/4/2003, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên tuyên bố đã khống chế được bệnh SARS.

Virus corona Vũ Hán có thể sớm được tuyên bố là đại dịch và đây là cách thế giới xử lý các vụ dịch toàn cầu trong  quá khứ  - Ảnh 6.

Nhân viên dọn dẹp lại phòng chuẩn bị cho công nhân nước ngoài bị buộc phải cách ly trong đại dịch SARS vào ngày 15/4/2003 tại ký túc xá Woodlands, ở ngoại ô phía bắc Singapore.

Một số quốc gia nghĩ rằng nên đóng cửa biên giới với Trung Quốc để ngăn chặn sự lây lan của virus. Trong khi những quốc gia khác nghĩ rằng các mọi người nên phối hợp với nhau để ngăn chặn căn bệnh này. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra nguồn gốc căn bệnh bùng phát là do loài cầy hương hoang dã.

Trong quá trình phòng chống dịch SARS, việc phát hiện sớm các ca nhiễm và áp dụng những biện pháp cách ly ngay lập tức là biện pháp then chốt trong việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Hầu như tất cả các nước có người nhiễm bệnh đề bắt đầu theo quy trình phát hiện, cách ly, cảnh báo tới các cơ sở y tế.

Đại dịch MERS năm 2012

MERS là một hội chứng hô hấp Trung Đông, căn bệnh do nhiễm phải một loại coronavirus, gây ra các bệnh về đường hô hấp nghiêm trọng. Căn bệnh này có thể khiến 3/4 bệnh nhân tử vong. 

Từ năm 2012 đến ngày 15 tháng 1 năm 2020, tổng số trường hợp nhiễm MERS-CoV được được báo cáo trên toàn cầu cho WHO là 2506 ca bệnh, với 862 trường hợp tử vong liên quan.

Virus corona Vũ Hán có thể sớm được tuyên bố là đại dịch và đây là cách thế giới xử lý các vụ dịch toàn cầu trong  quá khứ  - Ảnh 7.

Chính phủ Hàn Quốc đã xử lý căn bệnh này bằng cách cách ly gần 17.000 người. Tất cả những trường hợp nhiễm bệnh được báo cáo đều có liên quan tới Ả Rập. Sau một thời gian, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra chính lạc đà là nguồn gốc lây nhiễm căn bệnh.

Virus corona Vũ Hán có thể sớm được tuyên bố là đại dịch và đây là cách thế giới xử lý các dịch bệnh chết chóc toàn cầu trong quá khứ - Ảnh 11.

Cũng giống như dịch SARS, trong trận chiến với dịch MERS xảy ra, người dân được khuyến cáo nên ở nhà, không chung phòng với người khác, nên đeo khẩu trang thường xuyên, vệ sinh thân thể sạch sẽ. Khi các triệu chứng chuyển biến xấu mới nhờ tớ sự can thiệp của y tế. 

Theo WHO, việc xác định sớm, quản lý trường hợp nhiễm bệnh và cách ly, cùng với các biện pháp phòng ngừa có thể ngăn ngừa lây truyền MERS-CoV từ người sang người.

Đại dịch sốt Zika năm 2016

Muỗi Aedes aegypti mang mầm bệnh virus Zika, một loại virus có thể gây ra thai chết lưu, sinh non, hội chứng Guillain-Barre và một nhóm dị tật bẩm sinh. Trong đó, nhóm dị tật bẩm sinh có liên quan đến việc nhiễm trùng Zika khi mang thai (hội chứng microcephaly), dẫn tới những đứa trẻ sinh ra có đầu nhỏ hơn mức bình thường.

Trong năm 2016 và 2017, các vụ dịch Zika lớn đã xảy ra ở Mỹ khiến cho tất cả phụ nữ mang thai hoảng loạn. Các bác sĩ khuyến cáo mọi người, đặc biệt là phụ nữ nên mặc áo dài tay để phòng tránh muỗi đốt, mặc dù không rõ hiệu quả của nó như thế nào.

Virus corona Vũ Hán có thể sớm được tuyên bố là đại dịch và đây là cách thế giới xử lý các vụ dịch toàn cầu trong  quá khứ  - Ảnh 8.

Một em bé sinh ra mắc phải hội chứng đầu teo nhỏ, do người mẹ bị nhiễm virus Zika trong lúc mang thai.

Chính phủ El Salvador, Brazil và Jamaica đều khuyến nghị phụ nữ tránh mang thai vào lúc đại dịch đang bùng phát và không nên đi du lịch vào lúc này.

Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) tập trung vào các xét nghiệm, chẩn đoán để phát hiện ra virus Zika. Ngoài ra, chính phủ Mỹ cũng tăng cường điều chế vắc-xin và bảo vệ nguồn cung cấp máu quốc gia trong các trường hợp khẩn cấp. Mặc dù đại dịch Zika đã được ngăn chặn nhưng nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu tạo ra vắc-xin Zika.

Theo Business Insider

Trang bị những thông tin, kiến thức hữu ích - kịp thời để xây dựng lá chắn bảo vệ bản thân và những người xung quanh trước dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona tại: https://lotus.vn/lachanviruscorona

Tải app Lotus để kiểm tra độ hiểu biết, nhận thông báo mới nhất và theo dõi các nguồn tin uy tín về dịch bệnh.

#LaChanVirusCorona #VirusCorona #Lotus #VCCorp

Virus corona Vũ Hán có thể sớm được tuyên bố là đại dịch và đây là cách thế giới xử lý các vụ dịch toàn cầu trong  quá khứ  - Ảnh 11.


Chia sẻ