Trong gian bếp mỗi nhà luôn có nguy cơ "tiềm ẩn" 1 thứ gây tiêu chảy và ngộ độc, muốn tránh thì nên làm việc này để kiểm tra ngay

Minh Võ,
Chia sẻ

Tuy đây là thứ gia đình nào cũng dùng nhưng chúng lại có nguy cơ gây ngộ độc, cần làm ngay việc này để phát hiện sớm.

Dù là đầu bếp chuyên nghiệp hay đơn giản chỉ là nội trợ bình thường, chắc hẳn ai cũng biết rằng, các loại gia vị chính là thứ giúp "nâng tầm" hương vị món ăn. Chưa kể có nhiều loại gia vị và thảo mộc phổ biến, chẳng hạn như đinh hương và nghệ, còn được chứng minh là sở hữu đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và lão hóa.

Cũng giống như các loại thực phẩm khác, gia vị cũng có những mốc thời gian nhất định để duy trì chất lượng và hương vị ở mức tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều gia đình chỉ biết mua về và đổ vào lọ, chai rồi cứ thế dùng hết mới thôi mà không quan tâm đến hạn sử dụng. Vậy ăn nhầm gia vị "hết hạn" có hại hay không?

Trong gian bếp mỗi nhà luôn có nguy cơ "tiềm ẩn" 1 thứ gây tiêu chảy và ngộ độc, muốn tránh thì nên làm việc này để kiểm tra ngay - Ảnh 1.

Gia vị cũng có hạn sử dụng, cho nên các bà nội trợ phải đề phòng.

Ăn gia vị "hết hạn" ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), gia vị là các chất có mùi thơm ở dạng nguyên hạt, sau khi xảy ra sẽ được dùng để bổ sung hương vị cho thực phẩm. Phần lớn gia vị đều có nguồn gốc từ rễ - vỏ - thân của các loại thực vật, chỉ có một số ít gia vị có nguồn gốc từ động vật.

Tuy gia vị thường có thời hạn sử dụng dài nhưng nếu bạn mua nhầm hoặc cất quá lâu không dùng, chúng cũng sản sinh những tác dụng phụ không mong muốn. Dùng gia vị "hết hạn" có thể có 2 kết quả như sau:

- Có sự suy giảm về hương vị và chất lượng, tuy nhiên ăn vào không gây hại cho sức khỏe. Chẳng hạn như đường để lâu bị vón cục, muối iot không còn iot nữa…

Trong gian bếp mỗi nhà luôn có nguy cơ "tiềm ẩn" 1 thứ gây tiêu chảy và ngộ độc, muốn tránh thì nên làm việc này để kiểm tra ngay - Ảnh 2.

Ớt để lâu thường bị mốc trắng, ăn vào dễ ngộ độc và tích tụ độc tố trong cơ thể.

- Suy giảm hương vị và gây hại cho sức khỏe: Lấy ví dụ, giấm và nước tương để lâu sẽ bị nhiễm khuẩn, ăn vào có thể buồn nôn và tiêu chảy. Trong trường hợp nghiêm trọng sẽ gây ngộ độc và ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Thêm vào đó, nhiều loại gia vị đang lưu hành trên thị trường bây giờ hầu như không có thời hạn sử dụng, có mua về cũng chẳng biết chúng đã quá hạn chưa. Đôi khi do điều kiện bảo quản kém như nhiệt độ cao, ẩm thấp, côn trùng… cũng khiến chúng bị rút ngắn hạn sử dụng, ăn vào sẽ tích tụ độc tố trong cơ thể.

Làm thế nào để nhận biết gia vị đã quá hạn và có thể gây hại?

Theo Cơ quan Tiêu chuẩn và An toàn thực phẩm Ấn Độ (FSSAI), cách đơn giản nhất để biết gia vị đã "hết hạn" thường là ngửi thử, nếu thấy không còn mùi như khi mới mua thì tốt nhất nên vứt đi. Ngoài ra, các chuyên gia tại FSSAI cũng khuyến cáo chị em nên thử những cách sau để tự kiểm tra gia vị tại nhà:

- Kiểm tra hạt tiêu đen: Lấy một lượng nhỏ hạt tiêu đặt lên bàn, dùng ngón tay cái ấn mạnh hoặc cố gắng bóp nát hạt tiêu. Nếu còn tươi mới thì hạt tiêu sẽ không bị vỡ dễ dàng vì vỏ rất cứng, nhưng ngược lại, khi hạt tiêu dễ vỡ vụn thì có nghĩa chúng đã bị hư hỏng.

Trong gian bếp mỗi nhà luôn có nguy cơ "tiềm ẩn" 1 thứ gây tiêu chảy và ngộ độc, muốn tránh thì nên làm việc này để kiểm tra ngay - Ảnh 3.

Hạt tiêu dễ vỡ vụn chứng tỏ đã bị hỏng nặng, nên vứt và mua lại phần khác.

- Kiểm tra ớt bột: Khi ớt bột hỏng thì chúng sẽ bị mốc và dễ nhận thấy bằng mắt thường. Còn muốn kiểm tra xem ớt bột có bị pha tạp chất hay không, đầu tiên lấy một cốc nước sạch, sau đó thêm một thìa ớt bột và kiểm tra cặn. Nếu có cặn bẩn dưới đáy cốc thì đồng nghĩa chúng có bị trộn thêm phẩm màu.

- Kiểm tra muối ăn: Vốn dĩ muối nguyên chất không bao giờ sợ hết hạn, nhưng nếu bảo quản không đúng cách, chúng cũng có thể bị chảy nước và không còn vị mặn như ban đầu. Nếu có nấm mốc hay muối xuất hiện thì hãy bỏ ngay phần muối này đi.

- Giấm và nước tương: Khi hư hỏng, chúng sẽ bị kết tủa, nổi váng trông như nấm mốc, có mùi hôi và hương vị bất thường.

- Kiểm tra đường: Khi đường hư hỏng, chúng sẽ vón cục lại, chuyển màu vàng và có vị chua. Để kiểm tra đường có tạp chất hay không, bạn hãy lấy một thìa đường và khuấy tan trong nước, nếu xuất hiện mùi amoniac nồng nặc thì đường đã bị pha trộn với ure.

Trong gian bếp mỗi nhà luôn có nguy cơ "tiềm ẩn" 1 thứ gây tiêu chảy và ngộ độc, muốn tránh thì nên làm việc này để kiểm tra ngay - Ảnh 4.

Giấm tuy vậy nhưng cũng rất dễ hỏng, khi mở nắp hãy sử dụng hết sớm càng tốt.

Cách bảo quản gia vị được lâu dài

Khi mua gia vị, chúng ta nên lựa những điểm bán uy tín đáng tin cậy, đủ điều kiện bảo quản và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bạn nên mua theo từng gói nhỏ để dùng dần, đừng ham khuyến mãi mà mua nhiều vì rất dễ hỏng. Nếu có điều kiện, hãy chọn mua loại gia vị có chất lượng tốt để bảo quản được lâu hơn.

Khi bảo quản cần để ở nơi khô ráo, tránh xa bếp nấu và ánh nắng trực tiếp. Nên cho gia vị vào các lọ lớn và đậy nắp thật kín. Một khi đã mở bao bì thì nên dùng hết nhanh chóng, đừng để quá lâu sẽ sinh hại.

Theo NDTV, Healthline

3 thói quen xấu khi rửa bát đũa có thể khiến ung thư ập đến gia đình bạn, sửa càng sớm thì cơ hội tránh ung thư của bạn càng cao - Ảnh 4.

Chia sẻ