BÀI GỐC Bỏng gậy - Món quà quê dân dã của người Việt lại gây thích thú trên blog ẩm thực nước ngoài

Bỏng gậy - Món quà quê dân dã của người Việt lại gây thích thú trên blog ẩm thực nước ngoài

Một món ăn dân dã vùng nông thôn, nhưng khi lên sóng blog ẩm thực Mỹ, bỏng gạo lại khiến khá nhiều bạn bè Quốc tế thích thú. Song ở Hà Nội, cái tên bỏng gạo có vẻ lại khá trầm lắng.

1 Chia sẻ

Tranh cãi chuyện con cái nhận đồ của cha mẹ ở quê gửi lên là bất hiếu, nhưng đã có ai thấy người ở quê họ "tính bao nhiêu tiền"?

Bài: Hạ Phong; Ảnh: Mỹ Hân,
Chia sẻ

"Bao nhiêu tiền" cho túi rau, hủ mắm, quầy dừa mà bố mẹ gửi lên cho bạn?

“Phải ở dưới quê, ra vườn chút xíu là kiếm được rổ rau, đốn được quầy dừa nước ngọt lịm rồi. Đâu có cần mua chi cho tốn tiền”, đó là điệu bộ tiếc nuối của má khi chứng kiến xung quanh nhà trọ tôi chỉ toàn thức ăn đóng hộp, đồ dự trữ mua ở siêu thị tiện lợi. Bài ca ấy luôn đi kèm hình dáng lom khom, đìu hiu của mẹ mình khi “cộ” đồ gửi từ quê nhà lên.

Mất khoảng 10 giây để đám trẻ đặt hàng trên mạng, hoặc ở gần chợ thì ghé mua bó rau, miếng thịt cũng mất chỉ vài phút. Đâu như cách mà người lớn ở quê nhà lặn lội, mất hơn nửa buổi để đuổi cá, bắt gà, trầy trật lắm mới leo được cây dừa, chọn quầy dừa nước ngọt nhất. So về thời gian, “quà quê - đồ ba mẹ tiếp tế" trở thành thứ bất tiện và câu nệ. Nặng nề hơn khi người ta mang nó lên bàn phím, phân tích rằng: Con cái nhận đồ quê trợ cấp từ bố mẹ là bất hiếu! 

"Rồi một lúc nào ấy, bây có muốn nhận cũng không có ai gửi"

"Ở nhà ba má ăn không hết, má đóng thùng rồi đó, sớm mai má gửi cho con nghen!", chuyện con cái nhận đồ tiếp tế của cha mẹ bị gọi là bất hiếu  - Ảnh 1.

Má tôi nghe được câu chuyện chỉ ngắt ngang: “Bây ở một mình, tiết kiệm được chút nào thì tiết kiệm, má gửi được lúc nào thì gửi. Đến một lúc nào đó bây có muốn nhận cũng không có ai gửi”. 

Bất hiếu dù gì cũng là cái tội nặng nhất trong đạo làm con. Nếu con cái bị xã hội gán tội này, khó mà được chấp nhận. Muốn biết một đứa con có bất hiếu hay không ngoài quan sát thái độ khi trưởng thành, còn phải hỏi ba mẹ của chúng. Như chuyện khi con cái nhận quà quê bị cho là bất hiếu, cần phải hỏi những người gửi, họ đã thấy thế nào?

“Nước mắt chảy xuôi mà. Con cái lớn lên có ai đi khỏi tình thương của ba mẹ không? Quà quê là thứ gắn bó giữa con cái và ba mẹ khi không sống chung một nhà. Để đáp lễ này, thi thoảng về quê, nếu có điều kiện thì biếu bố mẹ ít quà, tấm áo, cái khăn, gói trà, ít thuốc bổ cho người già chẳng hạn... Còn nếu khó khăn thì hãy xem quà quê là một phương thức ba mẹ hỗ trợ đời sống cho con có khoản tiết kiệm, con cái nên biết lấy đó làm động lực để vươn lên, có một cuộc sống sung túc hơn", một người lớn tuổi cắt nghĩa như thế. 

Từ nắng hạn đến mưa rào, mẹ gửi đều đặn một buồng dừa, vài ba cái bắp chuối để tôi bào ra chấm với thịt kho hay nấu canh chua, mấy trái đu đủ chuẩn bị chín ngoài vườn cũng bị mẹ tiễn lên Sài Gòn chỉ bằng một nhát cắt. Đám cà chua, hành lá hay thậm chí là ớt hiểm - một thứ chưa từng thiếu trong bữa cơm của tôi mẹ đều ghi nhớ. Hết khế chua, chuối chát cặp mắm lòng đến từng hũ dưa cải, dưa muống muối chua. Hay mùa vải thiều vừa rồi, mẹ tôi làm nước trái vải, đựng trong lọ thuỷ tinh, cẩn thận để vào thùng xốp theo đống đồ lương thực rồi bắt xe gửi đi.  

 Chưa hết, sẽ chẳng ai thông báo cho mẹ rằng tôi đã nhận được đồ, nhưng cứ hễ gửi đi nửa ngày trời bỗng con cái gọi về là thể nào bà cũng định bụng sẵn câu trả lời: 

- Lần sau mẹ đừng gửi nữa, như vậy là nhiều lắm rồi!

- Ở nhà mình còn bao la, có ba mày với mẹ ăn không hết, bỏ uổng lắm! 

Bằng một cách nào đấy đứa con bỗng dưng có “nhiệm vụ" phải giải quyết hết đống đồ mà ở nhà chẳng ai ăn, đó là cách ba mẹ tôi đã làm nhiều năm qua để con đỡ thấy áy náy khi nhận đồ nhà. 

“Ba mẹ cho con cái không bao giờ thấy đủ, ba mẹ không quy định trách nhiệm nuôi con dài bao lâu, chỉ biết là phải như thế đến khi cảm thấy thật sự an tâm", mẹ tôi nói. 

"Ở nhà ba má ăn không hết, má đóng thùng rồi đó, sớm mai má gửi cho con nghen!", chuyện con cái nhận đồ tiếp tế của cha mẹ bị gọi là bất hiếu  - Ảnh 3.

"Ai muốn ăn gì tự mua, xem như mình mua sự cực nhọc của ba mẹ... bằng tiền"

Họ hàng tôi có nhiều anh chị lớn, đã lập gia đình, con đã vào cấp 1 nhưng thói quen nhận được trợ cấp từ nhà nội ngoại vẫn là truyền thống từ nhiều năm nay. Khi bị hỏi như thế có phải là bất hiếu không? Anh chị cũng chưng hửng, như một tia sáng nào đó xoẹt ngang mặt làm họ bừng tỉnh. Ai nhìn cũng đoán ra được cảm giác tự trách đã bắt đầu len lỏi trong tế bào của những người con. Nhưng mặc kệ, anh chị cứ thích đồ ở quê.  

“Đồ ở quê ngon, không có thuốc, anh chị ăn uống cũng an tâm phần nào. Có mấy lần thấy ba má cực, định bụng bảo thôi nhưng đời sống vợ chồng lại có nhiều thứ để lo, ba má cũng hiểu, khổ tận cam lai chứ nếu nhà giàu mình đặt hàng, gọi ship cho nhanh, gọi về làm gì để người nhà mình cực". 

Có vài người tôi biết, họ chưa từng biết đến cảm giác nhận được quà từ ba mẹ gửi ở quê lên là gì. Được tiện nghi thành thị nuông chiều, họ có một chuẩn mực khác.

Chí ít không bao giờ khiến ba mẹ phải vất vả ra sau vườn ngồi vài tiếng đồng hồ bón rau để có cái mà gửi lên cho con cháu, không bao giờ để ba mẹ phải mất nửa ngày để lùa gà, lùa vịt, rồi lụi cụi dưới bếp nấu và chia từng món, bỏ vào từng hộp, không đủ hộp lại phải chạy lấn quấn tìm bao ni lông và dây buộc. 

“Từ trước đến nay gia đình chị mỗi người đều tự lập, ba mẹ có thể nhờ con cái, không có chuyện ba mẹ mua cho hay tiếp tế đồ cho con cái em ạ! Mình muốn ăn gì thì mình bỏ tiền ra mua, xem như mình vừa mua được hàng vừa mua được sự cực nhọc của ba mẹ”. 

Nhưng, làm sao để mua sự yêu thương của ba mẹ bằng tiền? 

"Ở nhà ba má ăn không hết, má đóng thùng rồi đó, sớm mai má gửi cho con nghen!", chuyện con cái nhận đồ tiếp tế của cha mẹ bị gọi là bất hiếu  - Ảnh 4.

"Bỏ vài trăm ra chợ cho nhanh, ba mẹ trồng chi cho cực"

"Tụi nó mua ở đâu về nhiều đồ hộp, đóng hộp đẹp lắm, mới cáu, bóng loáng, sạch sẽ lắm, dì thấy trên đài người ta nói mấy cái đồ đó để nhiều chất bảo quản, ăn dễ bị bệnh. Mà ngộ, có ngon gì đâu mà tụi nó mê dữ vậy không biết!", bà Hai, người miền Tây, độ chừng 40 tuổi lí sự với đám trẻ chuyện hàng tiếp tế. 

Chuyện con cái nhận đồ tiếp tế của ba mẹ bị nói là bất hiếu đã gây ra không ít tranh cãi, đặc biệt là với bà con vùng quê, thường có thói quen gửi đồ tiếp tế con cái. 

Những người trẻ xa quê người thì cho rằng ba mẹ cả đời cực khổ, nên khi có thể lo được thì nên tự lực cánh sinh, họ xem việc nhận đồ tiếp tế là làm khổ ba mẹ. 

Thế nhưng với nhiều người tình cảm hơn, đồ tiếp tế như tiếp sức cho họ. 

Tiếp tế đồ cho con cái không phải là gánh nặng, với ba mẹ nó là điều thể hiện một phần trách nhiệm, sự yêu thương dành cho con cái của mình.

Có người sẵn sàng gieo xuống đất cả ruộng rau, không phải để bán mà để con của họ ăn được rau sạch. 

Những người xa quê mới hiểu, lập nghiệp ở thành phố khác vốn dĩ là điều không hề dễ dàng. Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất. Ba mẹ ở quê chỉ có thể gói trọn tình thương con vào những mớ rau xanh tự tay hái, những con cá, con cua, con gà tự tay nuôi. 

Con cái đón nhận tình cảm của ba mẹ vì sao lại trở thành bất hiếu? Nhưng sẽ là bất hiếu khi con cái vô tâm, không một lời cảm ơn, trách móc những món quà quê chân chất của ba mẹ. 

Tranh cãi chuyện con cái nhận đồ của cha mẹ ở quê gửi lên là bất hiếu, nhưng đã có ai từng quan tâm người ở quê suy nghĩ như nào chưa!?  - Ảnh 6.

Tranh cãi chuyện con cái nhận đồ của cha mẹ ở quê gửi lên bị gọi là bất hiếu, nhưng đã có ai từng quan tâm người ở quê suy nghĩ như nào chưa!?  - Ảnh 6.

 

Chia sẻ