Chuyện một dâu phố xem mẹ chồng như ô sin
Thấy mẹ chồng chưa kịp phản ứng gì thì dâu phố tiếp luôn: “Lật bài ngửa thẳng với nhau nhé. Tôi sẽ cho bà ở trong căn nhà này, đổi lại bà làm mọi việc nhà và quan trọng nhất là không được bép xép lại với anh Thắng”.
Liên hớn hở khoe với đám bạn: “Từ ngày bà già chồng tao lên ở cùng, tao rảnh tay chẳng phải làm gì. Đúng là dân quê ngu dốt, tao nói gì đều nghe theo, đỡ phải mướn ô sin”.
Đang hào hứng với câu chuyện, Liên liền nháy mắt cho đám bạn im lặng rồi cầm máy lên ngọt ngào với Thắng: “Em đang đi chợ mua đồ về tẩm bổ cho mẹ. Dạo này nhìn mẹ gầy quá!”.
Rồi tỏ như quan tâm, Liên hỏi chồng mình là mẹ thích ăn gì, có bị dị ứng hay kiêng khem gì không khiến Thắng lâng lâng hạnh phúc. Trong khi đó, đám bạn Liên được dịp cười khoái chí.
Chờ đến khi cô cúp máy, cả đám tụm lại hỏi dồn: “Mày không sợ bà già mách lại chồng mày hả? Sao liều thế?” thì Liên tự tin đáp ngay: “Tao đã dằn mặt bà ta từ đầu rồi. Thắng muốn thăng tiến thì phải nhờ bố tao mà. Tao chỉ cần nói nếu bà ấy sống không biết điều, hay bép xép thì coi chừng sự nghiệp và hạnh phúc của con trai. Bà ta câm như hến luôn”.
Giờ bà vẫn còn nhớ khuôn mặt đáng sợ của con dâu khi vứt thẳng cái áo của cô ta vào mặt bà (Ảnh minh họa)
Bạn bè xuýt xoa, nể phục chừng nào, Liên cười nắc nẻ chừng đó: “Chứ tụi mày nghĩ bỗng dưng tao rước bà từ quê lên làm gì. Vì tao đang cần thuê ô sin. Tính đi tính lại thấy bà là được nhất, đỡ tốn tiền công lại không lo thuê phải phường trộm cắp”.
Ai cũng sợ cảnh mẹ chồng nàng dâu, nhưng Liên thì khác. Dù là dâu phố nhưng cô sốt sắng bảo chồng gọi mẹ anh lên ở chung, mục đích là để phụng dưỡng mẹ. Hơn nữa, bố anh mất sớm, còn mình mẹ dưới quê cũng tội nghiệp.
Nghe vợ thủ thỉ vậy, Thắng vui mừng gọi điện khoe với anh em, họ hàng nói vợ mình là con dâu có hiếu, muốn phụng dưỡng mẹ. Sau đó anh tức tốc về quê đón mẹ lên. Anh đâu ngờ những chuỗi ngày tiếp theo, anh đã đưa mẹ vào một cuộc sống thật tăm tối.
Lúc đầu, thấy mẹ chồng lên, tay xách nách mang quà quê, Liên chạy đến đon đả, lấy nước mời mẹ, rồi nói ngọt xớt: “Mẹ cứ xem đây như nhà mình. Anh Thắng đi làm cả ngày, có mẹ bầu bạn con cũng đỡ buồn”. Bà Tâm nghe thế cũng mát lòng, bà gọi điện thủ thỉ với con gái nói anh trai Thắng của nó vậy mà có phước, lấy được vợ hiền, dâu thảo…
Nhưng bà liền chưng hửng khi ngay ngày hôm sau, thấy Liên vắt chân lên ghế rồi quát: “Sao còn đứng đấy, lấy chổi quét nhà đi chứ, bà tính ăn không ở không đấy hả?”. Bà chưa kịp phản ứng gì thì Liên tiếp luôn: “Lật bài ngửa thẳng với nhau nhé. Tôi sẽ cho bà ở trong căn nhà này, đổi lại bà làm mọi việc nhà và quan trọng nhất là không được bép xép lại với anh Thắng”.
Bà Tâm choáng váng, bà không thể tin được sự thay đổi chóng mặt của Liên. Vốn tính hiền lành, lại ở quê quen làm lụng nên bà không cự nự gì chuyện làm vịêc nhà. Nhưng bà thấy buồn vì cách ứng xử hỗn xược của con dâu.
Bà quét nhà, đến chỗ Liên đang ngồi thì Liên vừa đưa chân lên để bà cúi xuống quét, vừa luôn miệng nói: “Bà biết không? Tôi nghe bố mình nói sắp có quyết định bổ nhiệm anh Thắng lên phó giám đốc. Bà biết đó là nhờ công sức của ai không? Nên sống cho biết điều đấy”.
Nghe đến đó, bà Tâm hiểu rằng đó là một lời đe dọa của con dâu. Bà sẽ phải vừa phải làm ô sin dọn dẹp, vừa phải biết kín miệng. Như thế tương lai con trai bà mới không bị ảnh hưởng.
Sáng bà dậy từ sớm, nấu đồ ăn sáng cho con trai. Liên cũng nhanh nhảu vờ phụ bà nấu nướng. Nhưng chỉ cần Thắng bước ra khỏi nhà, Liên cũng sửa soạn ra ngoài café, mua sắm… và không quên dặn dò: “Bà nhớ lau sàn nhà, đi chợ nấu nướng, nhưng đừng nấu nhiều đồ béo, tôi đang giảm cân. Bà liệu mà làm, anh Thắng có gọi điện về, bà biết trả lời sao rồi đúng không?”.
Bà Tâm thở dài, giờ bà vẫn còn nhớ khuôn mặt đáng sợ của con dâu khi vứt thẳng cái áo của cô ta vào mặt bà. Lý do chỉ vì bà quên là phẳng nó trước khi Liên ra ngoài uống café với đám bạn. Bà lật đật định đem đi là thì con dâu bà quát: “Bà đúng là vô dụng!”, rồi ngúng nguẩy bỏ đi.
Nghĩ đến con trai, bà mới nhịn đến bây giờ. Nhưng bà thấy hối hận vì lỡ chân bước lên thành phố. Ở nhà con trai, con dâu nhưng bà chẳng khác nào người dưng.
Mọi chuyện có lẽ cứ thế trôi đi nếu không có lần Thương - con gái bà lên thăm, rồi sốc khi thấy cảnh mẹ mình lụi hụi lau nhà. Trong khi đó bà chị dâu ngồi vắt chân lên ghế ăn bánh. Đã vậy, Thương thấy chị dâu còn đay nghiến liên hồi: “Biết vậy tôi thuê ô sin còn đỡ hơn bà. Đúng là cái thứ nhà quê, bà đừng có bỏ bộ áo quần rách rưới của bà vào giặt chung với đồ của tôi. Ôi cái mùi thật ghê tởm”.
Nghe đến đây, không chịu nổi, Thương chạy ùa tới đỡ lấy mẹ, đau xót nói: “Đây là cảnh sung sướng mà mẹ kể với con về cô con dâu hiền thảo đó hả?”.
Liên còn chưa hết há hốc mồm vì sự xuất hiện đột ngột của em chồng thì cô càng tá hỏa khi thấy Thương hét lên trong gọi điện với Thắng: “Em sẽ đem mẹ về nhà em. Anh về mà xem cô vợ quý hóa của anh vừa vứt miếng bánh xuống sàn nhà để mẹ lau sạch đấy. Cô ta đối xử với mẹ còn hơn cả ô sin, vợ chồng anh có còn là con người không thế?”.
Liên nài nỉ Thương ở lại, cố thanh minh tất cả chỉ là hiểu lầm, rồi sau đó quay sang mẹ chồng van xin: “Mẹ giải thích cho em hiểu đi, tất cả chỉ là hiểu lầm thôi mà, đâu cần làm to chuỵện. Anh Thắng…”.
Nghe nhắc đến Thắng, bà Tâm cự nự, rồi chống chế giùm Liên vì lo cho hạnh phúc con trai , bà sợ mình sẽ là người phá vỡ gia đình, tương lai con nhưng Thương một mực đưa mẹ đi.
Mọi chuyện có lẽ cứ thế trôi đi nếu không có lần Thương - con gái bà lên thăm, rồi sốc khi thấy cảnh mẹ mình lụi hụi lau nhà (Ảnh minh họa)
Thắng đi làm về thẳng nhà em gái nghe Thương kể hết mọi chuyện, còn mẹ mình cứ lặng lẽ ngồi khóc, rồi luôn miệng cầu xin anh: “Cái Liên nó không cố ý đâu, con đừng gây chuyện mà phá hỏng gia đình, tương lai. Mẹ không sao mà”.
Thắng đau đớn nhìn mẹ, anh thấy mình thật ngu xuẩn khi để mọi chuyện ra nông nỗi này. Mặc dù Thắng từng nghe hàng xóm đôi lần kể về cách ứng xử hỗn xược của vợ với mẹ chồng. Nhưng nghĩ người ta ghen tị, nhiều chuyện, hơn nữa Liên lúc nào cũng tỏ ra có hiếu với mẹ nên anh luôn bỏ qua.
Vừa thấy Thắng về nhà, Liên đã chạy tới lu loa, khóc lóc, kể lể. Nhưng Thắng gạt ra ngay và thẳng thừng nói: “Cô bỏ lớp mặt nạ đi được rồi đấy. Tôi cần mẹ, chứ không cần cái chức phó giám đốc của bố cô”.
Thắng đưa đơn ly hôn cho Liên rồi bỏ đi, mặc cho Liên tiếp tục gào khóc.
Đang hào hứng với câu chuyện, Liên liền nháy mắt cho đám bạn im lặng rồi cầm máy lên ngọt ngào với Thắng: “Em đang đi chợ mua đồ về tẩm bổ cho mẹ. Dạo này nhìn mẹ gầy quá!”.
Rồi tỏ như quan tâm, Liên hỏi chồng mình là mẹ thích ăn gì, có bị dị ứng hay kiêng khem gì không khiến Thắng lâng lâng hạnh phúc. Trong khi đó, đám bạn Liên được dịp cười khoái chí.
Chờ đến khi cô cúp máy, cả đám tụm lại hỏi dồn: “Mày không sợ bà già mách lại chồng mày hả? Sao liều thế?” thì Liên tự tin đáp ngay: “Tao đã dằn mặt bà ta từ đầu rồi. Thắng muốn thăng tiến thì phải nhờ bố tao mà. Tao chỉ cần nói nếu bà ấy sống không biết điều, hay bép xép thì coi chừng sự nghiệp và hạnh phúc của con trai. Bà ta câm như hến luôn”.
Giờ bà vẫn còn nhớ khuôn mặt đáng sợ của con dâu khi vứt thẳng cái áo của cô ta vào mặt bà (Ảnh minh họa)
Ai cũng sợ cảnh mẹ chồng nàng dâu, nhưng Liên thì khác. Dù là dâu phố nhưng cô sốt sắng bảo chồng gọi mẹ anh lên ở chung, mục đích là để phụng dưỡng mẹ. Hơn nữa, bố anh mất sớm, còn mình mẹ dưới quê cũng tội nghiệp.
Nghe vợ thủ thỉ vậy, Thắng vui mừng gọi điện khoe với anh em, họ hàng nói vợ mình là con dâu có hiếu, muốn phụng dưỡng mẹ. Sau đó anh tức tốc về quê đón mẹ lên. Anh đâu ngờ những chuỗi ngày tiếp theo, anh đã đưa mẹ vào một cuộc sống thật tăm tối.
Lúc đầu, thấy mẹ chồng lên, tay xách nách mang quà quê, Liên chạy đến đon đả, lấy nước mời mẹ, rồi nói ngọt xớt: “Mẹ cứ xem đây như nhà mình. Anh Thắng đi làm cả ngày, có mẹ bầu bạn con cũng đỡ buồn”. Bà Tâm nghe thế cũng mát lòng, bà gọi điện thủ thỉ với con gái nói anh trai Thắng của nó vậy mà có phước, lấy được vợ hiền, dâu thảo…
Nhưng bà liền chưng hửng khi ngay ngày hôm sau, thấy Liên vắt chân lên ghế rồi quát: “Sao còn đứng đấy, lấy chổi quét nhà đi chứ, bà tính ăn không ở không đấy hả?”. Bà chưa kịp phản ứng gì thì Liên tiếp luôn: “Lật bài ngửa thẳng với nhau nhé. Tôi sẽ cho bà ở trong căn nhà này, đổi lại bà làm mọi việc nhà và quan trọng nhất là không được bép xép lại với anh Thắng”.
Bà Tâm choáng váng, bà không thể tin được sự thay đổi chóng mặt của Liên. Vốn tính hiền lành, lại ở quê quen làm lụng nên bà không cự nự gì chuyện làm vịêc nhà. Nhưng bà thấy buồn vì cách ứng xử hỗn xược của con dâu.
Bà quét nhà, đến chỗ Liên đang ngồi thì Liên vừa đưa chân lên để bà cúi xuống quét, vừa luôn miệng nói: “Bà biết không? Tôi nghe bố mình nói sắp có quyết định bổ nhiệm anh Thắng lên phó giám đốc. Bà biết đó là nhờ công sức của ai không? Nên sống cho biết điều đấy”.
Nghe đến đó, bà Tâm hiểu rằng đó là một lời đe dọa của con dâu. Bà sẽ phải vừa phải làm ô sin dọn dẹp, vừa phải biết kín miệng. Như thế tương lai con trai bà mới không bị ảnh hưởng.
Sáng bà dậy từ sớm, nấu đồ ăn sáng cho con trai. Liên cũng nhanh nhảu vờ phụ bà nấu nướng. Nhưng chỉ cần Thắng bước ra khỏi nhà, Liên cũng sửa soạn ra ngoài café, mua sắm… và không quên dặn dò: “Bà nhớ lau sàn nhà, đi chợ nấu nướng, nhưng đừng nấu nhiều đồ béo, tôi đang giảm cân. Bà liệu mà làm, anh Thắng có gọi điện về, bà biết trả lời sao rồi đúng không?”.
Bà Tâm thở dài, giờ bà vẫn còn nhớ khuôn mặt đáng sợ của con dâu khi vứt thẳng cái áo của cô ta vào mặt bà. Lý do chỉ vì bà quên là phẳng nó trước khi Liên ra ngoài uống café với đám bạn. Bà lật đật định đem đi là thì con dâu bà quát: “Bà đúng là vô dụng!”, rồi ngúng nguẩy bỏ đi.
Nghĩ đến con trai, bà mới nhịn đến bây giờ. Nhưng bà thấy hối hận vì lỡ chân bước lên thành phố. Ở nhà con trai, con dâu nhưng bà chẳng khác nào người dưng.
Mọi chuyện có lẽ cứ thế trôi đi nếu không có lần Thương - con gái bà lên thăm, rồi sốc khi thấy cảnh mẹ mình lụi hụi lau nhà. Trong khi đó bà chị dâu ngồi vắt chân lên ghế ăn bánh. Đã vậy, Thương thấy chị dâu còn đay nghiến liên hồi: “Biết vậy tôi thuê ô sin còn đỡ hơn bà. Đúng là cái thứ nhà quê, bà đừng có bỏ bộ áo quần rách rưới của bà vào giặt chung với đồ của tôi. Ôi cái mùi thật ghê tởm”.
Nghe đến đây, không chịu nổi, Thương chạy ùa tới đỡ lấy mẹ, đau xót nói: “Đây là cảnh sung sướng mà mẹ kể với con về cô con dâu hiền thảo đó hả?”.
Liên còn chưa hết há hốc mồm vì sự xuất hiện đột ngột của em chồng thì cô càng tá hỏa khi thấy Thương hét lên trong gọi điện với Thắng: “Em sẽ đem mẹ về nhà em. Anh về mà xem cô vợ quý hóa của anh vừa vứt miếng bánh xuống sàn nhà để mẹ lau sạch đấy. Cô ta đối xử với mẹ còn hơn cả ô sin, vợ chồng anh có còn là con người không thế?”.
Liên nài nỉ Thương ở lại, cố thanh minh tất cả chỉ là hiểu lầm, rồi sau đó quay sang mẹ chồng van xin: “Mẹ giải thích cho em hiểu đi, tất cả chỉ là hiểu lầm thôi mà, đâu cần làm to chuỵện. Anh Thắng…”.
Nghe nhắc đến Thắng, bà Tâm cự nự, rồi chống chế giùm Liên vì lo cho hạnh phúc con trai , bà sợ mình sẽ là người phá vỡ gia đình, tương lai con nhưng Thương một mực đưa mẹ đi.
Mọi chuyện có lẽ cứ thế trôi đi nếu không có lần Thương - con gái bà lên thăm, rồi sốc khi thấy cảnh mẹ mình lụi hụi lau nhà (Ảnh minh họa)
Thắng đi làm về thẳng nhà em gái nghe Thương kể hết mọi chuyện, còn mẹ mình cứ lặng lẽ ngồi khóc, rồi luôn miệng cầu xin anh: “Cái Liên nó không cố ý đâu, con đừng gây chuyện mà phá hỏng gia đình, tương lai. Mẹ không sao mà”.
Thắng đau đớn nhìn mẹ, anh thấy mình thật ngu xuẩn khi để mọi chuyện ra nông nỗi này. Mặc dù Thắng từng nghe hàng xóm đôi lần kể về cách ứng xử hỗn xược của vợ với mẹ chồng. Nhưng nghĩ người ta ghen tị, nhiều chuyện, hơn nữa Liên lúc nào cũng tỏ ra có hiếu với mẹ nên anh luôn bỏ qua.
Vừa thấy Thắng về nhà, Liên đã chạy tới lu loa, khóc lóc, kể lể. Nhưng Thắng gạt ra ngay và thẳng thừng nói: “Cô bỏ lớp mặt nạ đi được rồi đấy. Tôi cần mẹ, chứ không cần cái chức phó giám đốc của bố cô”.
Thắng đưa đơn ly hôn cho Liên rồi bỏ đi, mặc cho Liên tiếp tục gào khóc.