Thường xuyên uống loại thuốc này trong kì kinh nguyệt, cô gái bị suy thận nghiêm trọng
Có rất nhiều cô gái bị hành hạ bởi chứng đau bụng kinh. Lúc này, họ thường có thói quen mua thuốc giảm đau để uống và cảm thấy cơ thể như được cứu sống, tuy nhiên không phải ai cũng nghĩ đến hậu quả khôn lường.
Dược sĩ Trình Nhã Chỉ trong lần phỏng vấn với Ettoday cho biết: "Bất kỳ căn bệnh nào cũng phải tìm ra nguyên nhân, và đối với các cô gái phổ biến nhất là đau bụng kinh. Thực tế, đại đa số các cơn đau sinh lý chỉ là cơn co thắt của cơ bàng quang tạo thành. Tuy nhiên các cô gái đều có thói quen mua thuốc giảm đau chống viêm để uống. Tôi từng gặp một cô gái đã tự mua thuốc giảm đau trong 3 năm liên tục, để làm giảm tình trạng đau bụng kinh hành hạ.
Có rất nhiều cô gái, mỗi tháng đến kỳ kinh nguyệt luôn bị hành hạ bởi chứng đau bụng kinh.
Cho đến sau này cô gái lại đến hiệu thuốc hỏi mua "thuốc lợi tiểu", điều này khiến tôi rất ngạc nhiên. Hỏi ra mới phát hiện, bình thường mỗi lần bị đau bụng kinh cô gái đều phải uống ít nhất 10 viên thuốc giảm đau mỗi tuần mới có hiệu quả. Thời gian dài uống thuốc như vậy, cô gái phát hiện nước tiểu của mình không có, sau khi được tôi kiến nghị đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ phát hiện cô gái bị suy thận nghiêm trọng".
Bác sĩ Lý Vĩ Hạo, thuộc Khoa Phụ sản của Bệnh viện Chấn Hưng cho biết, bình thường đau bụng kinh được chia thành đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát. Đau bụng kinh nguyên phát là đau bụng kinh xảy ra khi tử cung có co bóp. Các cơn co nhỏ xảy ra dọc từ trên xuống dưới tử cung. Trong suốt giai đoạn hành kinh, tử cung sẽ co bóp để tống hết lớp niêm mạc tử cung đã bị hoại tử ra ngoài. Khi co bóp tử cung sẽ siết chặt các mạch máu, làm hạn chế máu và oxy đến. Sự thiếu oxy này kích thích các tế bào tiết ra các chất hóa học gây đau.
Ít gặp hơn là đau bụng kinh do một nguyên nhân bệnh lý nào đó, được gọi là đau bụng kinh thứ phát. Đau bụng kinh thứ phát có thể do u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung và bệnh viêm vùng chậu. Đau sẽ bắt đầu trước khi có kinh và thậm chí tiếp tục cho đến khi hết kinh nguyệt.
Lựa chọn thuốc giảm đau, bình thường chủ yếu là thuốc giảm đau chống viêm không steroid, những thuốc này sẽ ức chế tổng hợp tuyến tiền liệt, giảm viêm và đau, nhưng cũng có thể phá hủy cơ chế tự bảo vệ thận, gây suy thận.
Bác sĩ Lý Vĩ Hạo phân tích, lựa chọn thuốc giảm đau, bình thường chủ yếu là thuốc giảm đau chống viêm không steroid, những thuốc này sẽ ức chế tổng hợp tuyến tiền liệt, giảm viêm và đau, nhưng cũng có thể phá hủy cơ chế tự bảo vệ thận, gây suy thận. Một khi sử dụng quá nhiều, còn có thể phá hủy ống thận và gây viêm thận kẽ. Ngoài việc ảnh hưởng đến thận, các loại thuốc này cũng dễ khiến đường tiêu hóa không thể sửa chữa đúng cách các tế bào niêm mạc, gây loét dạ dày.
Thuốc giảm đau chống viêm có thể được uống bao nhiêu? Bác sĩ Lý Vĩ Hạo giải thích, mỗi loại thuốc đều có liều lượng sử dụng an toàn khác nhau, bình thường mỗi ngày không được uống quá 4 lần sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Khi đau bụng kinh, điều quan trọng là phải tìm được ra nguyên nhân, nguyên nhân là do tổn thương tử cung hay buồng trứng. Xác định được nguyên nhân, bác sĩ mới có thể kê đơn thuốc phù hợp.
Bằng không cùng có thể sử dụng những cách an toàn hơn để giảm đau như những cách dưới đây:
Chuyển sang chế độ ăn ít chất béo: Chế độ ăn ít chất béo không chỉ giúp duy trì sức khỏe tổng thể mà còn giúp giảm đau trong chu kỳ kinh nguyệt.
Chế độ ăn ít chất béo không chỉ giúp duy trì sức khỏe tổng thể mà còn giúp giảm đau trong chu kỳ kinh nguyệt.
Tăng cường các chế phẩm bổ sung: Nghiên cứu chỉ ra rằng cách tự nhiên để giảm đau là bổ sung các loại vitamin như B1, D3 và magiê.
Làm ấm vùng bụng: Đây là một cách hiệu quả để giảm đau bụng kinh. Đặt một túi chườm nóng lên bụng hoặc đặt dưới thắt lưng sẽ giúp bạn dễ chịu hơn.
Tập kéo giãn: Một số bài tập yoga và tập kéo giãn giúp giảm đau tốt.
Mát-xa với tinh dầu: Các loại tinh dầu như dầu oải hương, dầu cây bách có tác dụng giảm đau.
Dùng trà thảo mộc: Các loại trà thảo mộc như trà gừng, trà quế có thể làm dịu cảm giác đau.
Tuy nhiên, nếu tất cả những cách trên không giúp cho tình trạng của bạn được cải thiện hơn. Bạn có thể cần đi khám vì một số tình trạng bất thường như u xơ, lạc nội mạc tử cung, bệnh viêm khung chậu có thể gây đau đớn trong kỳ kinh.
(Nguồn: Ettoday)