Thường xuyên đổ mồ hôi ở những vị trí nhạy cảm này rất có thể bạn đang mắc trọng bệnh
Thông thường, đổ mồ hôi được mọi người nghĩ là dấu hiệu cơ thể đang quá nóng. Nhưng với một số người, họ thường xuyên đổ mồ hôi bất kể thời tiết như thế nào, đặc biệt là 4 bộ phận này trên cơ thể sẽ tiềm ẩn những bệnh tật đáng lo ngại.
Theo trang QQ, Trung Quốc, khi nhiệt độ bên ngoài tương đối cao, cơ thể sẽ ổn định lại nhiệt độ toàn bộ cơ thể thông qua sự bài tiết mồ hôi, đây là biểu hiện của sự trao đổi chất diễn ra bình thường. Tuy nhiên, có một số người thường đổ mồ hôi rất nhiều, đặc biệt là một số bộ phận nào đó trên cơ thể.
Nếu bạn nhận thấy 4 bộ phận sau thường ra mồ hôi rất nhiều, hãy thu xếp thời gian đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để giải quyết tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh.
- Đổ mồ hôi vùng lưng
Nếu bạn nhận thấy dù không gian phòng ngủ mát mẻ, thoải mái, nhưng lúc nào ngủ dậy lưng cũng thấm đẫm mồ hôi. Mồ hôi bết ra chăn gối khiến cho bạn cảm thấy rất phiền phức, dẫn đến ngủ cũng bị chập chờn. Với tần suất mồ hôi ra nhiều vào ban đêm như thế này, đó có khả năng là mồ hôi bệnh lý.
- Đổ mồ hôi vùng nách
Khi nách có mồ hôi, nó sẽ tạo ra mùi cơ thể khó chịu. Khi thời tiết thay đổi, những người này thường đổ mồ hôi rất nhiều, khiến nách của họ lúc nào cũng ướt sũng, bết dính mất thẩm mỹ. Nếu đổ mồ hôi nách kèm với mùi hôi khó chịu, hãy cẩn thận đó là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm, cần phải được bác sĩ kiểm tra chính xác.
- Đổ mồ hôi vùng đầu
Khi mồ hôi xuất hiện nhiều ở vùng đầu, đó có thể là dấu hiệu sức khỏe có vấn đề. Một số người không kiểm soát được chế độ ăn uống của mình khiến hệ thống tiêu hóa lúc nào cũng phải làm việc cật lực. Ngoài việc mất cả giác ngon miệng và giảm sự thèm ăn, những người này còn đổ nhiều mồ hôi ở đầu. Bên cạnh đó, đổ mồ hôi vùng đầu là dấu hiệu của rất nhiều căn bệnh nguy hiểm.
- Đổ mồ hôi vùng tay chân
Đổ mồ hôi tay và chân quá mức có thể là do độ ẩm quá mức. Đi kèm với triệu chứng này cơ thể còn mệt mỏi, lưỡi nhạt, chán ăn.
Nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi
- Mang thai
Mang thai khiến hormone trong cơ thể tăng lên, khiến việc trao đổi chất diễn ra liên tục, dẫn tới nhiệt độ cơ thể tăng và tiết ra mồ hôi. Miễn là bạn không có các triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt, đau nhức cơ thể hoặc nôn mửa, tăng tiết mồ hôi khi mang thai hiếm khi gây ra bệnh.
- Mãn kinh
Có đến 85% phụ nữ bị đổ mồ hôi vào ban đêm và bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh. Khi các hormone như estrogen thay đổi, nó sẽ gửi tín hiệu sai đến não rằng cơ thể đang quá nóng, dẫn tới đổ mồ hôi quá mức vào ban đêm.
- Bệnh tiểu đường
Khi lượng đường trong máu thấp sẽ dẫn tới hạ đường huyết, đi kèm với việc đổ mồ hôi là một số triệu chứng như run rẩy toàn thân, chóng mặt, mờ mắt, nói lắp. Khi bạn bị hạ đường huyết, việc khôi phục lại lượng đường trong máu là rất quan trọng. Không được điều trị, hạ đường huyết có thể đe dọa tính mạng.
- Bệnh cường giáp
Bệnh cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức và sản xuất quá nhiều hormone thyroxine. Khi điều này xảy ra, quá trình trao đổi chất tăng tốc dẫn tới một số triệu chứng xuất hiện như hồi hộp, lo lắng, khó ngủ, sụt cân, tiết mồ hôi nhiều.
- Bệnh tim
Khi bị nhồi máu cơ tim, một phần cơ tim đã bị tổn thương hoặc chết, dẫn tới lượng máu giàu oxy không thể đến tim do tắc nghẽn ở 1 hoặc 2 động mạch vành. Các triệu chứng thường thấy là tức ngực, khó thở, mặt tái nhợt, đổ mồ hôi nhiều, buồn nôn, ngất xỉu...
- Một số loại ung thư
Một số loại ung thư có những triệu chứng đổ mồ hôi nhiều như ung thư hạch, gan, xương, bệnh bạch cầu...
- Sốc phản vệ
Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng toàn thân nghiêm trọng. Nó xảy ra gần như ngay lập tức sau khi bạn tiếp xúc với một chất mà cơ thể dị ứng. Các triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm đỏ ngứa da, khó thở, huyết áp giảm nhanh, mất ý thức, nôn hoặc tiêu chảy, đổ mồ hôi.
- Rượu hoặc ma túy
Đổ mồ hôi thường xảy ra khi những người nghiện rượu và ma túy dừng sử dụng chúng. Ngoài đổ mồ hôi thì cơ thể có nhiều phản ứng khác như nhịp tim nhanh, huyết áp dao động, kích động, run rẩy, co giật, buồn nôn...
Nếu bạn thấy cơ thể mình có sự bài tiết mồ hôi bất thường, bạn cần hiểu được nguyên nhân chính xác để biết được ở những bộ phận đó có bệnh lý nào đang tiềm ẩn không.
Theo QQ & Healthline