Thường rơi vào trạng thái kiệt sức, nhưng kiệt sức đến mức nào mới nên nghỉ việc chị em công sở đã biết hay chưa?

Louis,
Chia sẻ

Nếu đã cảm thấy quá mệt mỏi hoặc kiệt sức và muốn rời bỏ công ty thì chị em công sở cứ việc. Tuy nhiên, để tránh việc bản thân đưa ra những quyết định hấp tấp, nóng vội, chúng ta nên tự hỏi bản thân những câu hỏi này trước khi quyết định.

Nguyễn Mai hiện đang nhân viên sáng tạo nội dung tại một công ty truyền thông ở thành phố Hồ Chí Minh. Vốn là cô gái nhiệt huyết, hết mình với công việc, Mai luôn nhận được sự ủng hộ cũng như tín nhiệm từ phía đồng nghiệp và cấp trên.

Tuy nhiên, một ngày đẹp trời, Mai cảm thấy không ổn. Sự mệt mỏi chiếm lấy thân thể cô và đâu đó trong đầu, hai chữ “nghỉ việc” cứ thế vang vọng, thôi thúc cô gái trẻ phá vỡ sự ngột ngạt của bốn bức tường vây kín nơi văn phòng, để đi tìm một cái gì đó mới.

Tình trạng của Nguyễn Mai không hề hiếm gặp và không ít chị em công sở, hàng ngày nhốt mình trong 4 bức tường của văn phòng, làm việc và sinh hoạt theo một khung giờ nhất định, cũng đôi lúc nảy sinh những xúc cảm tương tự. Người ta gọi hiện tượng đó là sự kiệt sức.

Thường rơi vào trạng thái kiệt sức, nhưng kiệt sức đến mức nào mới nên nghỉ việc chị em công sở đã biết hay chưa? - Ảnh 1.

Tình trạng kiệt sức tồn tại ở 3 trạng thái: ban đầu là mệt mỏi (mất năng lượng), cao hơn nữa là chán nản (mất nhiệt tình) và cuối cùng chính là bất lực (mất tự tin và năng lực thể hiện). Nhưng không cần phải trải qua cả ba cấp độ nói trên, chị em văn phòng mới hứng chịu hậu quả nghiêm trọng.

Đa phần, chị em công sở thường nghĩ rằng trạng thái “kiệt sức” vốn bắt nguồn từ chính bản thân mỗi người. Mất đi năng lượng cũng như cảm hứng làm việc là do chính mình đã quá chán nản hay mệt mỏi. Tuy nhiên, trên thực tế, trong một số nghiên cứu, các nhà khoa học đã khẳng định các yếu tố công việc và công ty, vốn phần lớn nằm ngoài sự kiểm soát của cá nhân, cũng góp phần không nhỏ khiến nhân viên kiệt sức.

Thường rơi vào trạng thái kiệt sức, nhưng kiệt sức đến mức nào mới nên nghỉ việc chị em công sở đã biết hay chưa? - Ảnh 2.

Cụ thể, khối lượng công việc tăng cao một cách bất thường kèm mức độ kiểm soát công việc thấp, thái độ bất lịch sự của đồng nghiệp, những hành vi quấy rối nơi công sở, nguồn lực công ty kém, sếp độc hại là những nhân tố dễ khiến con người ta cảm thấy chán nản, mệt mỏi, áp lực và mất dần nguồn năng lượng.

Nếu đã cảm thấy quá mệt mỏi hoặc kiệt sức và muốn rời bỏ công ty thì chị em công sở cứ việc. Tuy nhiên, để tránh việc bản thân đưa ra những quyết định hấp tấp, nóng vội, chúng ta nên tự hỏi bản thân những câu hỏi này trước khi quyết định nên đi hay ở:

1. Công việc/Công ty có giúp chúng ta phát huy hết tiềm năng?

Một trong những yếu tố khiến nhân viên bị mất năng lượng đó chính là phải làm việc trong điều kiện hạn chế hiệu suất, ở mức thấp hơn tiềm năng của bản thân. Một công việc bền vững luôn tận dụng điểm mạnh và giúp nhân viên đạt được đỉnh cao.

Thường rơi vào trạng thái kiệt sức, nhưng kiệt sức đến mức nào mới nên nghỉ việc chị em công sở đã biết hay chưa? - Ảnh 3.

Khi mệt mỏi và kiệt sức, con người ta thường hoạt động dưới mức hiệu suất bình thường. Điều này gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến công ty và tổ chức. Khi mối quan hệ trong công việc không còn có lợi cho một trong hai bên, và triển vọng hồi phục là vô vọng, rời đi là biện pháp tối ưu nhất.

2. Công việc/công ty có phù hợp với giá trị và sở thích của chúng ta?

Khi cảm thấy yêu thích công việc và công ty, bản thân chúng ta mới có thể tìm thấy ý nghĩa cũng như giá trị trong những hành động mình làm. Cho nên việc yêu thích là một yếu tố vô cùng quan trọng. Ngược lại, khi sự phù hợp không tồn tại, chị em công sở sẽ không nhận được sự hỗ trợ cần thiết hoàn thành tốt từ đó ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu suất công việc.

Do đó, nếu đã không phù hợp về sở thích cũng như giá trị, cách tốt nhất là cho nhau lối đi riêng, đừng cố gắng thích ứng trong vô vọng.

Thường rơi vào trạng thái kiệt sức, nhưng kiệt sức đến mức nào mới nên nghỉ việc chị em công sở đã biết hay chưa? - Ảnh 4.

3. Tương lai của chúng ta như thế nào trong công việc/công ty này?

Tương lai và đường hướng phát triển là một trong những yếu tố mà chị em công sở nào cũng cân nhắc khi quyết định chọn một công việc. 5 hoặc 10 năm nữa chúng ta sẽ ở đâu trong công ty này? Chúng ta có nằm trong đội ngũ các thành viên cấp cao của công ty?...

Nếu cảm thấy một tương lai mù mịt khi tiếp tục gắn bó, cách tốt nhất là nên rời bỏ, tìm cho bản thân mình một bến đỗ mới và giàu tiềm năng hơn.

Thường rơi vào trạng thái kiệt sức, nhưng kiệt sức đến mức nào mới nên nghỉ việc chị em công sở đã biết hay chưa? - Ảnh 5.

Kiệt sức có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hiệu suất, triển vọng nghề nghiệp, tâm lý và các mối quan hệ cá nhân. Có trường hợp, những cảm xúc tiêu cực được mang về nhà gây tổn thương đến cuộc sống hôn nhân. Cái giá của kiệt sức là không hề nhỏ. Do đó, chị em công sở nên cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định đánh đổi.

Thường rơi vào trạng thái kiệt sức, nhưng kiệt sức đến mức nào mới nên nghỉ việc chị em công sở đã biết hay chưa? - Ảnh 6.

 

Chia sẻ