Thứ rau ở Việt Nam trồng đầy vườn, sang Nhật lại được tôn thành "lá hồi sinh": Tận dụng có thể bảo vệ xương khớp, chống ung thư, bổ nội tạng

Đậu Đậu,
Chia sẻ

Giá trị dinh dưỡng của loại lá này rất cao, bao gồm nhiều dưỡng chất quan trọng như đạm, canxi, sắt, tinh bột, chất xơ, phốt pho, vitamin C.

Nếu như ở Việt Nam, tía tô chỉ là loại rau gia vị giá rẻ, bán theo mớ, trồng đầy vườn, thì ở Nhật tía tô lại được bán theo từng lá, được người dân xứ sở hoa anh đào coi trọng gọi là "lá hồi sinh". Có giai đoạn, Nhật Bản còn muốn nhập khẩu lá tía tô Việt Nam với giá là 700 đồng cho 1 chiếc lá, trong khi đó ở nước ta chỉ vài ngàn đồng là có thể mua được một mớ khá lớn.

nam-dau-hieu-cua-nguoi-phu-nu-song-tho.jpeg

Người Nhật rất thích lá tía tô.

Ở Nhật, tía tô còn được gọi là Shiso, chúng được yêu thích vì không thể thiếu mặt trong món sashimi, sushi, tạo nên hương vị riêng biệt. Ngoài ra, loại lá này còn gắn liền với những nét văn hóa truyền thống lâu đời của Nhật Bản.

bi-quyet-song-tho-cua-nguoi-nhat-2.jpeg

Thực tế, trong Đông y, tía tô cũng được coi là một vị thuốc. Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền), tía tô trong Đông y còn có tên gọi khác là tô diệp, tử tô, tô ngạnh. Tía tô có tác dụng trị cảm mạo, sốt, ho.

Giá trị dinh dưỡng của lá tía tô rất cao, bao gồm nhiều dưỡng chất quan trọng như đạm, canxi, sắt, tinh bột, chất xơ, phốt pho, vitamin C.

Thật đáng tiếc nếu bạn chỉ đang dùng lá tía tô như một loại rau gia vị thông thường mà không biết đến những giá trị tuyệt vời của nó.

Ăn hoặc uống nước lá tía tô, xương khớp được bảo vệ, nội tạng được bồi bổ

1. Giúp bảo vệ xương khớp

Ít ai ngờ rằng loại lá nhỏ bé như tía tô lại có chứa đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm rất cao. Không những có tác dụng giảm đau khớp mà còn phòng ngừa các bệnh về xương khớp. Người bệnh viêm khớp dạng thấp và đang mắc một số bệnh xương khớp khác nếu uống nước lá tía tô có thể giảm đau và giảm các triệu chứng nguy hiểm của bệnh.

ca-bung-thit-ba-chi-thom-ngon-kho-cuong-0ce4d5.jpeg

2. Giúp giảm cân

Nhờ chứa alpha linolenat, mà lá tía tô có lợi cho việc tăng cường sức khỏe, giúp giảm cân. Nếu đều đặn uống nước lá tía tô, phụ nữ sẽ làm săn chắc các vùng có mỡ thừa, tăng cảm giác no lâu, khống chế cơn thèm ăn và chị em sẽ không còn ăn vặt nhiều nữa.

3. Chống ung thư

Nhờ có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa mạnh mà tía tô có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Nghiên cứu cho thấy, con người càng tiêu thụ nhiều chất chống oxy hóa hàng ngày thì khả năng mắc bệnh ung thư càng thấp.

chua-viem-da-co-dia-bang-la-tia-to-0.jpeg

4. Bổ nội tạng

- Tốt cho dạ dày: Lá tía tô có chứa flavonoid, chất này giúp làm dịu các dấu hiệu khó chịu ở dạ dày. Điều này bao gồm đầy hơi, buồn nôn... Tinh chất trong lá tía tô cũng giúp giảm viêm trong dạ dày, do đó cải thiện tiêu hóa và giảm tác động của chứng khó tiêu.

- Tốt cho tim mạch: Nước tía tô là loại nước rất tốt để giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, do đó giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, đau tim, đột quỵ và thậm chí cả ung thư. Đồng thời nó cũng giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

5. Trị bệnh gút

Nguyên nhân gây ra bệnh gout thường là do rối loạn chuyển hóa axit uric, được hình thành chủ yếu bởi việc lạm dụng rượu bia và chế độ ăn uống thừa chất đạm. Uống nước lá tía tô có thể giảm lượng enzym xanthin oxidase, chất này được cho là nguyên nhân sản sinh axit uric trong máu.

Chưa kể, loại nước này còn hỗ trợ điều trị tình trạng nhiễm khuẩn khi mắc bệnh gout, giúp người bệnh dễ chịu và bớt đau đớn.

chua-viem-da-co-dia-bang-la-tia-to-thumb-1.jpeg

6. Ngừa sâu răng

Lá tía tô có chứa nhiều chất Luteolin - giúp làm giảm nguy cơ sâu răng. Một nghiên cứu của Đại học Asahi (Nhật Bản) cũng cho thấy rằng lá tía tô có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn bất lợi trong miệng.

7. Điều trị cảm lạnh

Lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng. Đem gia vị đi thái nhỏ, đập trứng gà vào cháo, trộn đều và ăn khi còn nóng sẽ có tác dụng giải cảm.

Lưu ý khi sử dụng tía tô

- Không lạm dụng lá tía tô vì có thể gây bệnh cao huyết áp, tổn hại hệ tim mạch. Ngoài ra, uống nhiều nước tía tô cũng khiến cơ thể bị đầy hơi, chướng bụng. Do đó, mỗi người chỉ nên dùng khoảng 3 đến 4 ly nước lá tía tô, chia nhỏ từng lần uống.

- Phụ nữ mang thai không nên uống nước lá tía tô vì dùng thường xuyên và quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

- Người dị ứng với tía tô cẩn trọng khi tiêu thụ thực phẩm này để không để lại biến chứng nguy hiểm.

Chia sẻ