Táo đỏ đại bổ nhưng ăn thế nào để bổ sung khí huyết, tăng cường miễn dịch lại có xương chắc khỏe?

Tuấn Minh,
Chia sẻ

Táo đỏ ngon bổ và quý ngang nhân sâm nhưng ăn thế nào để lợi sức khỏe, làn da trọn vẹn thì chưa chắc bạn đã biết.

Người xưa thường nói: "Ăn 3 quả táo đỏ mỗi ngày sẽ giúp bạn trẻ mãi". Câu nói ngắn gọn nhưng cho thấy vai trò quan trọng của táo đỏ trong việc dưỡng nhan, bồi bổ sức khỏe.

Theo BS Vương Linh (Đại học Lĩnh Nam, Trung Quốc), khi thời tiết trở lạnh, con người dễ bị thiếu khí huyết, thường xuyên mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Nhiều người còn có các triệu chứng như nước da xanh xao, đau nhức, chân tay yếu ớt. Khi những vấn đề như vậy xảy ra, cách dễ nhất để cải thiện là ăn táo đỏ.

Táo đỏ đại bổ nhưng ăn thế nào để bổ sung khí huyết, tăng cường miễn dịch lại có xương chắc khỏe? - Ảnh 1.

Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng, táo đỏ có tác dụng tăng cường lá lách, dạ dày, nuôi dưỡng trái tim, làm dịu tâm trí, bổ khí và máu.  

Nghiên cứu dinh dưỡng hiện đại cho thấy, táo đỏ có chứa các chất dinh dưỡng như protein, axit hữu cơ, vitamin A, vitamin C, canxi và axit amin. Nó là món ưa thích của nhiều người sống thọ trên thế giới.

Ăn táo đỏ thế nào mới tốt?

1. Cách ăn táo đỏ hấp giúp tăng cường sức khỏe lá lách, dạ dày, xương khớp

Táo đỏ hấp có vị ngọt hơn, rất mềm, tác dụng bổ tỳ, bổ huyết cũng được tăng cường, rất thích hợp cho người già, người yếu xương khớp.

Táo đỏ đại bổ nhưng ăn thế nào để bổ sung khí huyết, tăng cường miễn dịch lại có xương chắc khỏe? - Ảnh 3.

Để làm món táo đỏ hấp, bạn chọn quả thịt dày, màu tươi. Đem rửa sạch táo đỏ, cho vào nồi hấp khoảng 20 phút, vớt ra để nơi thoáng mát 3 - 4 giờ. 

Táo đỏ hấp để nguội hoàn toàn có thể bảo quản trong lọ đậy kín. Mỗi lần ăn, bạn chỉ cần làm nóng lại, bỏ vỏ và lõi, ăn 3 quả mỗi ngày để nuôi dưỡng nội tạng, bồi bổ lá lách, dạ dày lại tốt cho xương khớp.

2. Ăn cháo táo đỏ chữa mất ngủ, giảm stress

Đối với những người thường xuyên bị mất ngủ và stress, thường xuyên lo lắng, bạn có thể dùng thử cháo dưỡng tim làm từ táo đỏ.

Bạn sử dụng 100g gạo lúa mì, 30g kê, 10g cam thảo, 30g hạt sen, 5 quả táo đỏ. Đem vo sạch gạo lúa mì, hạt kê, bỏ lõi táo đỏ, hạt sen, cho thêm cam thảo. Tất cả đem hầm trong 1,2 lít nước, đun nhỏ lửa trong khoảng 1 giờ, thường xuyên khuấy đều cho khỏi dính đáy nồi. Sau đó tắt bếp, bạn thêm ít muối hoặc đường nâu và thưởng thức.

3. Táo đỏ ngâm nước làm đẹp, nuôi dưỡng làn da

Ngâm táo đỏ trong nước là món dưỡng nhan rất tiện lợi và phù hợp với những người có cuộc sống bận rộn.

Táo đỏ đại bổ nhưng ăn thế nào để bổ sung khí huyết, tăng cường miễn dịch lại có xương chắc khỏe? - Ảnh 4.

Để làm món đồ uống làm đẹp da từ táo đỏ, bạn cần 10g rễ cây bạch chỉ, 3 quả táo đỏ, một lượng mật ong hoặc đường phèn vừa phải. Làm sạch rễ cây bạch chỉ, cho vào nồi, thêm một lượng nước thích hợp, đun sôi trên lửa lớn, cho táo đỏ vào nấu trong 15 phút thì tắt bếp. Để trà nguội bớt thì cho mật ong rồi khuấy đều trước khi uống. Hoặc bạn có thể thêm đường phèn trong khi nấu để tăng khoái khẩu.

Bạch chỉ bổ huyết, táo đỏ dưỡng tỳ và dạ dày. Khi thể chất và tinh thần suy kiệt, uống một tách trà này có thể dưỡng da, giúp da hồng hào, điều hòa cơ thể lấy lại cân bằng.

Táo đỏ tuy tốt nhưng không phù hợp với tất cả mọi người

Táo đỏ không phù hợp với tất cả chúng ta. Có những nhóm người sau đây không nên ăn táo đỏ:

1. Người đang bị cảm lạnh, sốt

Trong giai đoạn đầu của bệnh cảm lạnh, sốt tức là thời điểm gió lạnh hoặc gió nóng xâm nhập cơ thể con người, nếu ăn táo đỏ vào thời điểm này sẽ phản tác dụng. Nguyên nhân bởi khi tiêu thụ, táo đỏ có khả năng làm tăng nhiệt trong cơ thể, giúp làm ấm tỳ vị và tăng cường lưu thông khí huyết. Tuy nhiên, chính đặc tính này cũng khiến táo đỏ không phải là lựa chọn lý tưởng cho những người đang bị cảm, sốt.

Khi cơ thể đang đấu tranh với tình trạng nhiễm trùng, tăng nhiệt độ cơ thể vào lúc này có thể khiến tình trạng thêm nghiêm trọng hơn.

Táo đỏ đại bổ nhưng ăn thế nào để bổ sung khí huyết, tăng cường miễn dịch lại có xương chắc khỏe? - Ảnh 5.

2. Người bệnh tiểu đường

Táo đỏ chứa nhiều đường. Nếu dùng làm món ăn vặt có thể làm tăng đột biến lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường, làm bệnh thêm nặng hơn.

Do đó, người bệnh tiểu đường không nên chọn món này để ăn vặt. Người có đường huyết cao cũng cần lưu ý.

3. Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt

Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt bị sưng mắt hoặc sưng chân cũng không nên dùng táo đỏ. Táo đỏ có vị ngọt, ăn quá nhiều dễ sinh ra đờm, ẩm ướt, khiến tình trạng phù nề trầm trọng hơn.

4. Người bị đầy bụng, khó tiêu

Táo đỏ có vị ngọt, ăn nhiều dễ gây chướng bụng, đờm ẩm ứ đọng, gây bệnh răng miệng, viêm nhiễm, sưng nề. Do đó, người dễ bị đầy bụng, ăn không tiêu muốn cải thiện tiêu hóa không nên ăn loại quả này.

Trẻ em, phụ nữ sau sinh... là những người cần hết sức chú ý vì bụng dạ yếu, hay bị rối loạn tiêu hóa.

Chia sẻ