Giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt nhờ ăn uống
Chế độ ăn uống ảnh hưởng có thể làm tăng hoặc giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này.
Hội chứng tiền kinh nguyệt (HCTKN) ảnh hưởng đến khoảng 8-15% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và được đặc trưng bởi các triệu chứng thể chất và cảm xúc khác nhau như căng vú, thèm ăn, mệt mỏi và ủ rũ.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Massachusetts-Amherst thấy rằng phụ nữ hấp thu sắt nhiều hơn 20mg mỗi ngày được chẩn đoán là có nguy cơ mắc các triệu chứng tiền kinh nguyệt thấp hơn những người phụ nữ hấp thụ sắt ít hơn khoảng 10mg một ngày. Để có được lượng sắt cao đó, phụ nữ chỉ cần ăn 128g ngũ cốc mỗi ngày để tăng cường chất sắt, bởi vì lượng ngũ cốc này chứa hàm lượng sắt lên tới 24mg.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của triệu chứng tiền kinh nguyệt, tức là nó có thể làm tăng hoặc giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này. Ví dụ, chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu canxi có thể làm giảm nguy cơ của HCTKN, nhưng vai trò của các khoáng chất khác trong việc ngăn ngừa các triệu chứng này lại ít được biết đến.
Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu tại Đại học Massachusetts-Amherst đã xem xét ba bộ câu hỏi về tần số tiêu thụ thực phẩm được thu thập trong khoảng thời gian 10 năm từ hơn 3.000 phụ nữ Mỹ ở độ tuổi từ 25 đến 42. Các nhà nghiên cứu đã so sánh những khoáng chất từ thực phẩm cũng như bổ sung của gần 1.060 phụ nữ đã được chẩn đoán với HCTKN và 1.970 phụ nữ, những người có rất ít các triệu chứng HCTKN. Các yếu tố khác liên quan đến HCTKN, chẳng hạn như độ tuổi của người phụ nữ, trọng lượng, lịch sử mang thai, sử dụng thuốc tránh thai, hút thuốc và thói quen tập thể dục... cũng được đem ra để nghiên cứu.
"Chúng tôi đã ngạc nhiên bởi những phát hiện của chúng tôi về chất sắt vì không có nghiên cứu trước đây về mối quan hệ này", tác giả nghiên cứu Elizabeth Bertone-Johnson, Sc.D., một giáo sư về dịch tễ học tại UMass Amherst nói. Tuy nhiên, không phải tất cả các chế độ ăn uống nhiều sắt đều giống nhau. Đó chủ yếu là sắt được tìm thấy trong thức ăn thực vật và bổ sung, chúng làm giảm cơ hội phát triển HCTKN ở phụ nữ. Trong khi đó sắt có trong thịt động vật như thịt đỏ, gia cầm lại không có tác dụng tương tự.
Nghiên cứu này, được công bố trực tuyến vào cuối tháng 2 năm 2013 trong tạp chí American Journal of Epidemiology, dữ liệu đánh giá 8 khoáng chất khác nhau.
Ngoài sắt là khoáng sản được chứng minh là cải thiện các triệu chứng HCTKN, nghiên cứu còn phát hiện một số bằng chứng cho thấy lượng hấp thụ kẽm lớn hơn 15mg một ngày được liên kết với nguy cơ thấp hơn của HCTKN. Nhưng hiệu ứng này chỉ được nhìn thấy đối với kẽm bổ sung, không phải từ nguồn thực phẩm.
Bertone-Johnson cho biết: Họ phát hiện thấy nguy cơ bị HCTKN gia tăng 46% ở những người phụ nữ hấp thụ khoảng 3.700mg kẽm mỗi ngày. Kết quả này được so sánh với những phụ nữ tiêu thụ lượng kẽm thấp, khoảng 2.300mg. Kẽm được tìm thấy trong các loại thực phẩm như khoai lang, chuối và nước cam, có thể làm tăng cơ hội phát triển HCTKN ở phụ nữ thông qua việc thúc đẩy mức độ của một loại hormone liên quan đến khả năng giữ nước. Khoáng chất này cũng có thể đóng góp vào các triệu chứng khác về thể chất và cảm xúc, chẳng hạn như trầm cảm, đầy hơi và khó chịu.
Mẹo chữa đau bụng nhanh mà hiệu quả ngay tại nhà