Cách phòng bệnh tiểu đường khi mang thai
Bị bệnh tiểu đường thai kì nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, thậm chí tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
Em mang thai được 7 tháng, trong lần khám thai vừa rồi, bác sĩ nói em cần ăn ít đường và tinh bột để tránh bị tiểu đường thai kì. Em mới chỉ nghe nói về bệnh tiểu đường chứ không biết bệnh tiểu đường thai kì. Bác sĩ cho em hỏi bệnh tiểu đường thai kì có khác gì so với bệnh tiểu đường nói chung không? Và em phải làm sao để bệnh này không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Em xin cảm ơn bác sĩ! (Hồng Hà)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Hồng Hà thân mến,
Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào. Có thể nói bệnh tiểu đường thai kì chính là một thể của bệnh tiểu đường, sở dĩ người ta gọi là tiểu đường thai kì vì tình trạng này chỉ xuất hiện trong thời gian người phụ nữ mang thai và sẽ tự biến mất trước hoặc sau khi sinh. Nếu sau khi sinh 6 tuần mà người phụ nữ vẫn còn các triệu chứng của bệnh tiểu đường thì lúc đó được coi là bị bệnh tiểu đường chứ không còn là tiểu đường thai kì nữa.
Nếu bác sĩ đã cảnh báo nguy cơ bạn có thể bị tiểu đường thai kì thì bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để phòng bệnh. Bị bệnh tiểu đường thai kì nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai.
Bị bệnh tiểu đường thai kì nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ảnh minh họa
Đối với sức khỏe của người mẹ: Nguy cơ tiền sản giật tăng 4 lần, nhiễm trùng dễ xảy ra và thường nặng nề hơn, nhất là viêm thận, bể thận; dễ băng huyết sau sinh và thai to có thể gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp cho mẹ.
Đối với thai nhi: Người mẹ bị tiểu đường thai kì có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, trọng lượng thai tăng nên gây sanh khó và sang chấn lúc sinh như trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay... Một số trẻ còn có thể bị suy hô hấp do sự trưởng thành của phổi bị ảnh hưởng do insulin tăng cao, rối loạn chuyển hóa như hạ đường huyết, hạ canxi huyết...
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Hồng Hà thân mến,
Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào. Có thể nói bệnh tiểu đường thai kì chính là một thể của bệnh tiểu đường, sở dĩ người ta gọi là tiểu đường thai kì vì tình trạng này chỉ xuất hiện trong thời gian người phụ nữ mang thai và sẽ tự biến mất trước hoặc sau khi sinh. Nếu sau khi sinh 6 tuần mà người phụ nữ vẫn còn các triệu chứng của bệnh tiểu đường thì lúc đó được coi là bị bệnh tiểu đường chứ không còn là tiểu đường thai kì nữa.
Nếu bác sĩ đã cảnh báo nguy cơ bạn có thể bị tiểu đường thai kì thì bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để phòng bệnh. Bị bệnh tiểu đường thai kì nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai.
Bị bệnh tiểu đường thai kì nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ảnh minh họa
Đối với sức khỏe của người mẹ: Nguy cơ tiền sản giật tăng 4 lần, nhiễm trùng dễ xảy ra và thường nặng nề hơn, nhất là viêm thận, bể thận; dễ băng huyết sau sinh và thai to có thể gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp cho mẹ.
Đối với thai nhi: Người mẹ bị tiểu đường thai kì có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, trọng lượng thai tăng nên gây sanh khó và sang chấn lúc sinh như trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay... Một số trẻ còn có thể bị suy hô hấp do sự trưởng thành của phổi bị ảnh hưởng do insulin tăng cao, rối loạn chuyển hóa như hạ đường huyết, hạ canxi huyết...
Thai phụ bị tiểu đường thai kì cần thực hiện chế độ ăn uống theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cần được theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết và điều chỉnh liều thuốc. Ngoài ra, cần thực hiện các xét nghiệm khác để đánh giá sức khoẻ của thai nhi, siêu âm máu để theo dõi những thay đổi hệ thống mạch máu có thể làm tổn hại đến thai nhi.
Để phòng bệnh tiểu đường thai kì, bạn cần thực hiện theo lưu ý của bác sĩ. Cách đơn giản nhất là thay đổi chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng của người mẹ thường cao hơn so với lúc không mang bầu nên bạn cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để thay đổi chế độ ăn uống cho mình. Ngoài việc hạn chế ăn tinh bột, bạn cần ăn ít đường và thực hiện các biện pháp giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu, bao gồm thường xuyên vận động nhẹ nhàng. Trong tập luyện, người bệnh cần giữ nhịp tim không vượt quá 140 lần/phút, không nên để tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài và tránh tập luyện quá sức. Cũng như các bà mẹ mang thai khác, người mẹ bị tiểu đường thai kì nên đi bộ hoặc bơi lội nếu có điều kiện.
Chúc mẹ con bạn khỏe mạnh!
Để phòng bệnh tiểu đường thai kì, bạn cần thực hiện theo lưu ý của bác sĩ. Cách đơn giản nhất là thay đổi chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng của người mẹ thường cao hơn so với lúc không mang bầu nên bạn cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để thay đổi chế độ ăn uống cho mình. Ngoài việc hạn chế ăn tinh bột, bạn cần ăn ít đường và thực hiện các biện pháp giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu, bao gồm thường xuyên vận động nhẹ nhàng. Trong tập luyện, người bệnh cần giữ nhịp tim không vượt quá 140 lần/phút, không nên để tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài và tránh tập luyện quá sức. Cũng như các bà mẹ mang thai khác, người mẹ bị tiểu đường thai kì nên đi bộ hoặc bơi lội nếu có điều kiện.
Chúc mẹ con bạn khỏe mạnh!
Nếu bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe tâm sinh lý giới tính cần được tư vấn xin gửi về email:suckhoe@afamily.vn |