Sau tuổi 50 nhất định phải làm 2 điều tốt hơn cả đi bộ, để nuôi dưỡng mạch máu và sống thọ

Bảo Nam,
Chia sẻ

Dù đi bộ đem lại rất nhiều lợi ích cho mạch máu, song tiến sĩ Yuan Guangxiong khẳng định còn có 2 việc khác mà người sau tuổi 50 nên ưu tiên thực hiện hơn.

Mạch máu là một phần quan trọng trong hệ thống tuần hoàn của con người. Nó có chức năng vận chuyển nước, oxy, CO2, các chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể. Do đó, có thể nói rằng sức khỏe của các mạch máu có liên quan chặt chẽ đến sức khỏe tổng thể.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bệnh liên quan đến mạch máu là những nguyên nhân hàng đầu khiến con người bị lão hóa và rút ngắn tuổi thọ. Do đó, duy trì sức khỏe mạch máu tốt là chìa khóa để kéo dài tuổi thọ và sức khỏe tốt.

Theo tiến sĩ Yuan Guangxiong (bác sĩ trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Tương Đàm): Đi bộ là thói quen có thể bảo vệ mạch máu. Đi bộ có thể giúp mạch máu duy trì tính đàn hồi, nhờ đó máu có thể lưu thông trơn tru hơn. Các mạch máu đàn hồi có thể làm giảm nguy cơ xơ cứng động mạch, do đó làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch.

0382a5142e76496eac82f64622b2696b~noop.jpeg

Đi bộ có thể giúp hạ huyết áp và giảm gánh nặng cho mạch máu. Một nghiên cứu chỉ ra rằng đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể làm giảm huyết áp khoảng 4-9 mmHg, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Đi bộ cũng có thể giúp tăng cường chức năng của cơ tim và mạch máu, nâng cao hiệu quả lưu thông máu. Điều này giúp cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng hơn cho tất cả các bộ phận của cơ thể, tăng cường sức khỏe.

Dù đi bộ đem lại rất nhiều lợi ích cho mạch máu, song Tiến sĩ Yuan Guangxiong khẳng định còn có 2 việc khác mà người sau tuổi 50 nên ưu tiên thực hiện hơn.

Sau tuổi 50 nhất định phải làm 2 điều này để nuôi dưỡng mạch máu

1. Có chế độ ăn nhạt

Chế độ ăn nhạt có nghĩa là thực phẩm được chế biến theo phương pháp luộc, hấp. Không được tẩm ướp hay chế biến cầu kỳ. Món ăn sẽ không quá béo, không quá mặn hay ngọt. Phần lớn nguyên liệu sẽ là rau xanh, trái cây, thịt nạc, cá...

Chế độ ăn nhạt có những lợi ích rất quan trọng đối với người già trên 50 tuổi. Bao gồm:

- Bảo vệ tim mạch: Chế độ ăn nhạt có thể hạn chế lượng chất béo, muối mà cơ thể tiêu thụ. Từ đó giảm cholesterol và huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

- Tăng cường miễn dịch: Chế độ ăn nhạt có thể giúp người cao tuổi hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng như đạm, vitamin và khoáng chất, tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật.

- Chữa các vấn đề về đường tiêu hóa: Theo tuổi tác, hệ tiêu hóa của người cao tuổi sẽ gặp các vấn đề như suy giảm chức năng tiêu hóa và giảm tiết dịch vị. Chế độ ăn nhạt có thể giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa, duy trì sức khỏe đường ruột.

df3dcb902d7944fb8fa31d1147312317~noop.jpeg

- Kiểm soát cân nặng: Khi có tuổi, quá trình trao đổi chất chậm lại, dễ dẫn đến tăng cân. Chế độ ăn nhạt có thể kiểm soát năng lượng nạp vào, từ đó kiểm soát cân nặng. Đồng thời duy trì trạng thái khỏe mạnh của cơ thể.

- Cải thiện giấc ngủ: Chế độ ăn nhạt có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của người cao tuổi, nâng cao hiệu quả giấc ngủ, có lợi cho quá trình phục hồi và sức khỏe của cơ thể.

2. Luôn kiểm soát cảm xúc

Căng thẳng ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vậy nên đừng để bản thân căng thẳng quá mức, hãy làm những việc bản thân yêu thích để giảm stress. Hãy ăn uống điều độ, bạn không nên để bụng quá no hoặc quá đói, không ăn đồ mặn nhiều vì sẽ làm tổn thương mạch máu, ăn ít thịt nhiều rau.

Kiểm soát cảm xúc có thể đem lại nhiều lợi ích cho người sau 50 tuổi:

- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ

Những người trên 50 tuổi, đặc biệt là những người mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường thường dễ bị cảm xúc chi phối hơn. Quá tức giận, lo lắng, và những cảm xúc tiêu cực khác có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ. Do đó, kiểm soát cảm xúc của bản thân và luôn trong trạng thái bình tĩnh, vui vẻ có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe.

- Chống lão hóa mạch máu

Cảm xúc tiêu cực làm sản sinh một lượng lớn các gốc tự do, đẩy nhanh quá trình lão hóa tế bào. Bằng cách kiểm soát cảm xúc và duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ, chúng ta có thể làm giảm sự hình thành các gốc tự do và trì hoãn quá trình lão hóa mạch máu.

ee5216e1ecba4f03a261522d930fb27b~noop.jpeg

- Cải thiện khả năng miễn dịch

Cảm xúc thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ thống nội tiết. Từ đó ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Ngược lại, bằng cách kiểm soát cảm xúc và duy trì thái độ tốt, nó có thể cải thiện khả năng miễn dịch và giảm sự xuất hiện của bệnh tật.

Chia sẻ