Những tác dụng phụ bạn có thể gặp nếu ăn quá nhiều kẽm, đọc ngay để biết cách phòng tránh
Tuy đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, kẽm cũng sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ nếu dùng không đúng liều lượng.
Kẽm là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, chỉ đứng sau sắt. Dù hoàn toàn có thể được tìm thấy trong tự nhiên, loại khoáng chất này thường được hấp thụ thông qua các thực phẩm bổ sung. Không hấp thụ đủ kẽm sẽ gây nên những vấn đề về da, ăn mất ngon, lâu lành vết thương và rối loạn hệ miễn dịch. Ngoài ra, chúng cũng có liên hệ mật thiết tới bệnh chậm phát triển ở trẻ em và gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục của các bé trai.
Kẽm là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, chỉ đứng sau sắt.
Bạn có thể bổ sung kẽm vào chế độ ăn uống bằng việc tiêu thụ những thực phẩm giàu dưỡng chất. Hàu, thịt đỏ, gia cầm, một số loại hải sản như tôm, cua và đậu là những nguồn cung cấp kẽm dồi dào. Nếu không có khả năng, bạn hãy cân nhắc sử dụng thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, bạn cần kiểm soát liều lượng tiêu thụ khi lựa chọn cách này. Bổ sung quá nhiều kẽm sẽ tạo ra tác dụng phụ đáng sợ, gây nguy hiểm tới tính mạng. Dưới đây là những tác dụng phụ của kẽm mà bạn có thể gặp phải khi hấp thụ chất này quá mức cho phép:
Mất cảm giác ngon miệng và buồn nôn
Một trong những tác dụng phụ của kẽm là ăn mất ngon. Chúng ảnh hưởng mạnh mẽ tới vị giác của bạn. Nghiên cứu tại Trung tâm y tế San Francisco (Hoa Kỳ) chỉ ra, thực phẩm bổ sung kẽm từng được sử dụng để trị cảm cúm, có thể gây buồn nôn và làm thay đổi vị giác. Hiện tượng này khá phổ biến ở những người tiêu thụ nhiều kẽm. Họ sẽ có cảm giác như đang nhai kim loại trong miệng sau khi sử dụng thực phẩm bổ sung này lâu dài.
Một trong những tác dụng phụ gây khó chịu khi hấp thụ quá nhiều kẽm là ăn mất ngon.
Hạn chế hệ miễn dịch hoạt động
Tiêu thụ một lượng kẽm vừa phải có thể hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều chất này cũng tạo ra hiện tượng bài tiết các cytokine tiền viêm. Theo David Rosenstreich, chuyên gia y khoa kiêm giám đốc tại Trung tâm Y tế Montefiore tại Bronx, New York, đây là một loại protein làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và ngăn cản hoạt động của hệ miễn dịch thông qua việc hạn chế quá trình vận động của tế bào T (lympho).
Nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt
Sử dụng kẽm thường xuyên như một loại thực phẩm chức năng có thể ảnh hưởng tới tuyến tiền liệt, tạo ra chất gây ung thư ở bộ phận này. Các nhà khoa học tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering đã tiến hành thí nghiệm trong 14-15 năm với sự tham gia của 47000 nam giới. Kết quả cho thấy, hấp thụ kẽm lâu dài vẫn có nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Bổ sung liên tục kẽm trong 10 năm trở lên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt gấp 2,4 lần so với người bình thường. Đồng thời, con số này là 2,3 đối với những người hấp thụ hơn 100 mg chất này mỗi ngày.
Sử dụng kẽm thường xuyên như một loại thực phẩm chức năng có thể ảnh hưởng tới tuyến tiền liệt, tạo ra chất gây ung thư ở bộ phận này.
Mất khứu giác
Nếu hít phải kẽm qua đường thở, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng mất khứu giác vĩnh viễn. Khi chất này vào mũi, chúng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận mùi vị của mũi trong vài giờ. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo, người tiêu dùng nên tránh sử dụng những loại thuốc nhỏ mũi chứa kẽm.
Giảm khả năng hấp thụ đồng và tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu
Thiếu hụt đồng là triệu chứng phổ biến ở những người tiêu thụ nhiều kẽm. Hai chất này có mối quan hệ cạch tranh với nhau. Kẽm và đồng phải xung đột với nhau để liên kết với protein. Joel Schlessinger, bác sĩ kiêm cố vấn y khoa tại trung tâm RealSelf cho biết, khi lượng kẽm vượt quá mức cho phép, khả năng liên kết của đồng sẽ trở nên yếu đi, khiến cơ thể khó hấp thụ chất này hơn.
Khi đồng và kẽm mất cân bằng, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do giảm nồng độ hemoglobin. Điều này sẽ xảy ra ở những người thường xuyên tiêu thụ hơn 40 mg kẽm mỗi ngày.
Theo một vài báo cáo, bổ sung 150-450 mg kẽm có thể làm tăng nồng độ LDL cholesterol trong cơ thể. Nếu nồng độ HDL cholesterol ở dưới mức cho phép là 25%, bạn sẽ có nguy cơ mắc chức xơ vữa động mạch.
Thiếu hụt đồng là triệu chứng phổ biến ở những người tiêu thụ nhiều kẽm.
Liệu lượng khuyến cáo
Lượng kẽm được khuyến cáo là 11 mg đối với nam giới và 8 mg đối với phụ nữ. Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, các bà mẹ có thể cần 11-12 mg mỗi ngày. Các phản ứng phụ bắt đầu xuất hiện khi bạn tiêu thụ quá con số 40.
(Nguồn: Curẹoy)