Những người thích ngoáy mũi có thể sẽ phải gánh chịu 3 hậu quả nghiêm trọng này, đặc biệt là trong mùa dịch Covid-19
Không chỉ đơn thuần chỉ là giúp loại bỏ cơn ngứa hoặc dị vật trong mũi, thói quen ngoáy mũi còn tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Coivd-19 đang ngày càng lây lan rộng, thói quen này nên sớm từ bỏ thói quen này nếu không muốn bị lây nhiễm virus.
1. Ngoáy mũi làm tăng nguy cơ nhiễm virus Sars-CoV-2
Ngoáy mũi tưởng chừng rất vô hại, nhưng nếu giữ thói quen này lâu dài thì chắc chắn sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng. Trong các biện pháp phòng tránh dịch Covid-19, Tổ chức Y tế thế giới WHO đặc biệt khuyến cáo người dân cần tránh chạm tay vào mũi, mắt, miệng bởi nếu tay bị nhiễm bẩn, bạn có thể truyền virus từ các bề mặt bị nhiễm sang chính mình.
Ông Châu Kỳ, một học giả của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cũng cho biết con đường lây nhiễm chính của virus corona chủng mới là qua màng nhầy của mắt, miệng và mũi. Mọi người cần từ bỏ thói quen ngoáy mũi để giảm thiểu nguy cơ nhiễm loại virus này.
2. Ngoáy mũi làm tăng nguy cơ mắc OCD
Obsessive-Compulsive Disorder (OCD) còn gọi là hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Bụi bẩn tích tụ lại trong lỗ mũi sẽ kích thích niêm mạc gây ngứa, buộc chúng ta phải ngoáy mũi để giảm bớt sự khó chịu. Theo thời gian, hành vi này lặp lại thường xuyên có thể chỉ là thỏa mãn tâm lý, người ngoáy mũi luôn có cảm giác ám ảnh có thứ gì đó bên trong mũi nhất định cần phải móc ra. Nhiều người còn xem hành động ngoáy mũi như một cách giải tỏa tâm lý căng thẳng.
3. Ngoáy mũi cũng làm tổn thương mũi
Trên thực tế, mũi là nơi phòng phủ chống lại vi trùng, bụi bẩn xâm nhập vào cơ thể. Việc thường xuyên ngoáy mũi sẽ dễ dàng làm hỏng khoang mũi, gây nguy hiểm cho sức khỏe, chẳng hạn như những tổn thương sau:
- Nhiễm trùng mũi
Mũi nằm trong vùng tam giác nguy hiểm của khuôn mặt. Nơi này có nhiều mao mạch nên rất mỏng manh. Khi ngoáy mũi, ít người rửa tay trước, vi khuẩn, virus từ ngón tay sẽ xâm nhập vào khoang mũi gây ra nhiễm trùng.
- Tổn thương niêm mạc mũi
Có nhiều mao mạch trong niêm mạc mũi, lực và tần suất ngoáy mũi nhiều sẽ dễ làm cho các mao mạch bên trong khoang mũi bị vỡ. Nếu mũi bị ngoáy thường xuyên, số mao mạch vỡ tăng lên và không thể phục hồi trong thời gian ngắn, những tổn thương ở niêm mạc mũi tiếp tục bị mở rộng.
- Nhiễm trùng nội sọ
Có nhiều mạch máu trong vách ngăn mũi, không có van giữa tĩnh mạch mũi và tĩnh mạch nội sọ. Sau khi vi khuẩn trên ngón tay xâm nhập vào khoang mũi, nó có nguy cơ di chuyển lên nội sọ gây ra nhiễm trùng.
Cần phải làm gì để có một lỗ mũi khỏe mạnh?
Lông mũi cũng là một loại lông trên cơ thể, nhưng vai trò của nó còn hơn cả lông ở một số vùng khác thông thường. Lông mũi là bộ lọc không khí giúp loại bỏ nhiều vi khuẩn khi hít vào, chất lỏng bên trong có khả năng tiêu diệt một số loại vi khuẩn. Ngoài ra, không khí khi vào cơ thể sẽ được làm ấm khi đi qua khoang mũi. Để giảm bớt sự kích thích của khí quản và phổi do thời tiết lạnh, mũi cần được giữ ấm vào mùa thu và mùa đông.
Nhiều người thắc mắc rằng nếu lông mũi quá dài liệu có cắt tỉa được không? Câu trả lời là không nên cắt tỉa lông mũi quá mức, bởi lông mũi có nhiều lợi ích như đã đề cập ở trên. Ngoài ra việc cắt tỉa nhiều lần sẽ làm cho lông ngày càng cứng và nhọn, nó sẽ đâm vào niêm mạc mũi khi phải xì mũi. Việc cắt tỉa không đúng cách có thể dễ dàng làm hỏng khoang mũi, dẫn tới viêm tiền đình mũi, u nhọt, nguy cơ nhiễm trùng nội sọ cao.
Thay vì cắt lông mũi thì bạn nên làm sạch khoang mũi bằng cách rửa nước muối chẳng hạn, điều này sẽ làm tăng độ ẩm, tránh ngứa ngấy do khô và giảm viêm mũi. Vào mùa xuân, các bệnh về đường hô hấp xảy ra nhiều, đây chính là thời điểm cần phải chăm sóc tốt khoang mũi để tránh nhiễm bệnh.
Theo QQ