4 giai đoạn phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhất, chủ quan khiến nhiều chị em chữa mãi không khỏi

Phan Hằng,
Chia sẻ

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới luôn ở mức cao hơn so với nam giới. Căn bệnh khó nói này khiến cho không ít chị em phải khổ sở vì cứ chữa hết rồi lại tái diễn.

Theo Viện tiểu đường, tiêu hóa, rối loạn thận và Trung tâm bệnh tiết niệu ở Mỹ, nhiễm trùng đường tiết niệu là một căn bệnh nhiễm trùng liên quan đến cơ quan sản sinh và xuất nước tiểu. Cơ quan này bao gồm thận, niệu quản (ống dài, mảnh, nối thận với bàng quang), niệu đạo, bàng quang. Các bác sĩ thường chia nhiễm trùng đường tiết niệu thành hai loại, nhiễm trùng đường dưới và nhiễm trùng đường trên:

- Nhiễm trùng đường dưới: Nhiễm trùng bàng quang hay còn gọi là viêm bàng quang. Vi khuẩn thường được tìm thấy trong ruột là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng đường tiết niệu dưới. Những vi khuẩn này lây lan từ hậu môn đến niệu đạo và bàng quang, nơi chúng phát triển, xâm lấn mô và gây nhiễm trùng.

- Nhiễm trùng đường trên: Việc nhiễm trùng này liên quan tới niệu quản và thận, thường được gọi là viêm bể thận hoặc nhiễm trùng thận. Nhiễm trùng đường tiết niệu trên thường xảy ra do vi khuẩn di chuyển từ bàng quang vào thận. Đôi khi, chúng xảy ra khi vi khuẩn di chuyển từ các khu vực khác của cơ thể qua đường máu.

Phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới vì phụ nữ có niệu đạo ngắn cho phép vi khuẩn tương đối dễ dàng xâm nhập vào bàng quang. Quan hệ tình dục có thể khiến vi khuẩn lây lan lên bàng quang. Ngoài ra, việc sử dụng màng ngăn ngừa thai và chất diệt tinh trùng có thể thay đổi môi trường vi khuẩn bình thường xung quanh niệu đạo, có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Ở phụ nữ mang thai, những thay đổi tạm thời về sinh lý khiến các bà mẹ tương lai trở thành "ứng cử viên" hàng đầu cho viêm bàng quang và viêm bể thận. Nhiễm trùng thận và bàng quang dẫn tới nguy cơ nghiêm trọng cho phụ nữ mang thai và thai nhi, làm tăng nguy cơ co thắt sớm, dẫn tới sinh non, thậm chí khiến thai nhi tử vong.

4 giai đoạn phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhất, chủ quan khiến nhiều chị em chữa mãi không khỏi - Ảnh 2.

4 giai đoạn phụ nữ mắc viêm đường tiết niệu cao nhất

- Quan hệ tình dục quá nhiều và không chú ý đến việc vệ sinh sạch sẽ rất dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Vào thời kỳ kinh nguyệt: Sức đề kháng của phụ nữ sẽ giảm. Nếu không thay băng vệ sinh thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sản sinh, gây nhiễm trùng.

- Khi phụ nữ mang thai: Estrogen sẽ được tiết ra nhiều vào thời điểm này, tử cung mở rộng cũng chèn ép vào niệu quản và bàng quang, dẫn tới lưu lượng nước tiểu ít đi.

- Khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh: Khả năng miễn dịch tại khu vực âm đạo cũng kém dần, khả năng kháng khuẩn thấp, khiến cho thời kỳ này có tỷ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu cao nhất.

4 giai đoạn phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhất, chủ quan khiến nhiều chị em chữa mãi không khỏi - Ảnh 3.

Triệu chứng khi phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu:

Nhiễm trùng đường dưới và trên có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng sau:

- Đi tiểu thường xuyên và luôn có cảm giác buồn tiểu.

- Đau, khó chịu hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

- Đau hoặc cảm thấy bị áp lực ở vùng bàng quang (đường giữa, trên hoặc gần vùng xương mu).

4 giai đoạn phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhất, chủ quan khiến nhiều chị em chữa mãi không khỏi - Ảnh 4.

Đau hoặc cảm thấy bị áp lực ở vùng bàng quang là một dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Nước tiểu đục, có mùi hôi bất thường.

- Sốt, có hoặc không có ớn lạnh.

- Buồn nôn và ói mửa.

- Đau ở bên hông hoặc giữa vùng lưng trên.

- Đái dầm vào ban đêm.

Cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu:

- Phụ nữ nên tăng cường nhận thức về việc tự bảo vệ và phòng tránh nhiễm trùng ở khu vực âm đạo. Ngoài ra, cần chăm tập thể dục để cải thiện khả năng miễn dịch.

- Rửa khu vực âm đạo mỗi ngày, sử dụng dung dịch phụ nữ dịu nhẹ, không có tính tẩy rửa cao.

4 giai đoạn phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhất, chủ quan khiến nhiều chị em chữa mãi không khỏi - Ảnh 6.

Phụ nữ nên tăng cường nhận thức về việc tự bảo vệ và phòng tránh nhiễm trùng ở khu vực âm đạo.

- Nên thay băng vệ sinh, rửa và lau khô thường xuyên trong thời kỳ kinh nguyệt, khoảng 3 - 4 tiếng thay 1 lần.

- Uống một ly nước trước khi quan hệ và đi tiểu nhanh sau đó, chú ý vệ sinh sau khi quan hệ. Bên cạnh đó, việc thường xuyên uống nước sẽ ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn sinh sôi. Đặc biệt là nước cam ép hoặc việt quất có thể ngăn cản khả năng vi khuẩn bám vào niệu đạo.

- Cố gắng không nhịn tiểu, nên mặc đồ lót thoáng bằng vải cotton.

Theo Sohu, Health

Chúng tôi đứng về phía Văn Mai Hương.

Phụ nữ phải được tôn trọng và bảo vệ quyền an toàn dù ở bất cứ đâu. Phát tán những hình ảnh riêng tư và nhạy cảm của phụ nữ, dù bất cứ lý do gì đều không được chấp nhận. Chúng ta hãy cùng đứng về phía Văn Mai Hương và chung tay bảo vệ phụ nữ, vì một xã hội văn minh hơn.

4 giai đoạn phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhất, chủ quan khiến nhiều chị em chữa mãi không khỏi - Ảnh 8.

Chia sẻ