Những kiểu ngôn ngữ kỳ lạ nhất trên thế giới

Vân Anh,
Chia sẻ

Có những ngôn ngữ có khả năng bị tuyệt chủng, có ngôn ngữ cực dài và cũng có những ngôn ngữ cực ngắn để giao tiếp bằng cách huýt sáo.

Ayapaneco: Ngôn ngữ có khả năng bị “tuyệt chủng”

Đơn giản vì hai người duy nhất có khả năng sử dụng tiếng Ayapaneco đã… không nói chuyện với nhau nữa. Tiếng Ayapaneco đã rất thịnh hành ở Mexico nhiều thế kỷ trước. Trải qua nhiều sóng gió như: chiến tranh, cách mạng, thiên tai,… đến nay, chỉ còn hai người trên thế giới có thể nói được ngôn ngữ này.

Tuy nhiên, cả hai người đàn ông này, dù chỉ sống cách nhau 500m nhưng vì những xích mích cá nhân mà bây giờ cả hai không còn giao tiếp với nhau nữa. Rất có thể, chỉ vài năm nữa thôi, ngôn ngữ Ayapaneco có khả năng sẽ biến mất vĩnh viễn.

Những kiểu ngôn ngữ kỳ lạ nhất trên thế giới 1
Manuel Segovia và Isidro Velazquez, hai người đàn ông có thể nói tiếng Ayapaneco trên thế giới.

Archi: Ngôn ngữ có tới 1,5 triệu hậu tố từ

Nếu như trong tiếng Anh, từ “eat” (ăn) chỉ có một vài hậu tố như “eating” hay “eaten” thì trong tiếng Archi, có khoảng 1502839 hậu tố dành cho động từ. Hệ thống ngôn ngữ Archi rất “khổng lồ” gồm  26 nguyên âm, và tùy vào các cách phân tích khác nhau có thể có thêm 74 – 82 phụ âm. Hiện người dân làng Archid, Nga vẫn đang sử dụng tiếng Archi làm ngôn ngữ chính.

Những kiểu ngôn ngữ kỳ lạ nhất trên thế giới 2
Ngôi làng Archib sử dụng tiếng Archi với 1,5 triệu hậu tố động từ.

Tuyuca: Ngôn ngữ khó nhằn với 140 biến thể từ ngữ


Đây được coi là một trong những ngôn ngữ khó nhất trên Trái Đất. Tuyuca được sử dụng bởi một dân tộc thiếu số, khoảng 500 – 1000 người, sống tại khu vực Colombia và rừng Amazon, Brazil. Trong khi hầu hết các ngôn ngữ đều rất ít biến thể, ví dụ như nam – nữ, thì ngôn ngữ Tuyuca lại có đến 140 cách để thể hiện nam giới – nữ giới. Chính vì thế, rất khó để một người có thể hiểu và nói trôi chảy, đúng ý nghĩa ngôn ngữ Tuyuca.

Những kiểu ngôn ngữ kỳ lạ nhất trên thế giới 3
Bộ lạc thiểu số tại vùng rừng Amazon vẫn đang dùng ngôn ngữ Tuyuca.

Silbo Gomero: Ngôn ngữ huýt sáo

Được sử dụng bởi người dân quần đảo Canary, Tây Ban Nha, Silbo Gomero là một ngôn ngữ chỉ có hai nguyên âm và bốn phụ âm, và chúng được liên kết với nhau bởi… tiếng huýt sáo. Mỗi nguyên âm hay phụ âm được thể hiện bằng một tiếng sáo, khác nhau bởi âm ban đầu cũng như độ dài tiếng huýt.

Tuy nhiên, ngôn ngữ Silbo Gomera cũng rất khó để tìm hiểu. Nó đòi hỏi phải có độ chính xác cao, thể lực tốt để có thể giao tiếp bằng tiếng sao liên tục trong nhiều giờ. Tuy nhiên, ngôn ngữ này cho phép những người sử dụng giao tiếp với nhau ở khoảng cách lên đến 5km trong điều kiện chuẩn.

Những kiểu ngôn ngữ kỳ lạ nhất trên thế giới 4
Huýt sáo cũng được coi là một ngôn ngữ ở Canary, Tây Ban Nha.

(Nguồn: Oddee)
Chia sẻ