Lý giải vì sao cùng 1 cái váy lại nhìn ra thành nhiều màu
Cùng đi tìm sự thật đằng sau việc một chiếc váy mà đôi lúc bạn nhìn thấy nó có màu xanh và đen, lúc khác lại thấy có màu trắng và vàng.
Như đã đưa tin, chiếc váy của cô nàng mang nickname BradTheLadLong đang gây ra sự tranh cãi lớn chưa từng thấy trên khắp các mạng xã hội chỉ với câu hỏi duy nhất: Chiếc váy dưới đây của cô có màu xanh và đen hay vàng và trắng?
Chủ nhân của chiếc váy kì lạ gây tranh cãi này đã lên tiếng tiết lộ màu sắc thực sự của chiếc váy là vàng và trắng. Nhưng điều này lại khiến cuộc tranh cãi trở nên "nóng" hơn bao giờ hết bởi có người nhìn lúc đầu chiếc váy có màu trắng và vàng nhưng lúc khác lại thấy chiếc váy có màu xanh và đen.
Nhưng tại sao lại có sự việc kỳ lạ như vậy? - Câu trả lời chính là một dạng ảo ảnh thị giác đánh lừa não bộ.
Chúng ta biết rằng, có hàng triệu tế bào nhạy cảm ánh sáng bao lấy trong võng mạc. Chúng có hai loại khác nhau: tế bào hình que và tế bào hình nón. Tế bào hình que cho phép nhìn sự vật trong điều kiện thiếu ánh sáng trong khi đó tế bào hình nón được dùng phân biệt các màu sắc.
Con người có 3 loại tế bào nón giúp phân biệt và nhận thức được nhiều màu sắc khác nhau, nhìn rõ nhất ở màu đỏ, xanh lá và xanh dương. Nhưng tỷ lệ nhìn nhận sắc thái màu ở mỗi người là khác nhau.
Cedar Riener - giáo sư tâm lý học tại trường Cao đẳng Randolph-Macon (Mỹ) cho biết: "Mỗi người có độ nhạy cảm màu sắc giữa các màu khác nhau nhưng độ nhạy lại tương tự nhau. Với tôi, tỷ lệ nhận biết sắc thái màu đỏ và xanh lá cây là 5:1 nhưng với bạn có thể chỉ là 2:1 mà thôi".
Tuy nhiên, sự nhận biết màu sắc còn phụ thuộc nhiều vào độ sáng. Điều này đã được nhắc đến nhiều trong những thí nghiệm ảo ảnh thị giác.
Nhìn vào hình ảnh dưới đây, bạn có thấy rằng những hình chữ nhật màu xám nằm giữa các thanh đen có màu tối hơn hình nằm giữa thanh trắng không?
Hay như ở hình khối dưới, khối màu sắc ở ô hình vuông B có vẻ nhạt màu hơn ô A do cái bóng của hình trụ?
Nhưng thực chất, chúng có màu giống nhau. Lý do là bởi độ tương phản màu của ngoại cảnh xung quanh càng lớn thì độ tương phản của vật thể càng nhỏ. Điều này đã khiến mắt chúng ta cảm giác đó là những hình chữ nhật có màu sắc tương phản nhau.
Điều này tương tự như việc bạn nhìn thấy chiếc váy có màu sắc khác nhau vậy. Nhà nghiên cứu đến từ Đại học Washington ở Seattle đưa ra lời lý giải rằng, nhãn cầu mắt của bạn có thể thay đổi trong suốt tuổi thọ của một người.
Càng lớn tuổi, bạn càng ít nhạy cảm với ánh sáng màu xanh hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc, bạn sẽ nhìn thấy nhiều màu trắng và vàng hơn. Tuy nhiên, ánh sáng xung quanh cũng tác động không lớn đến màu sắc mà võng mạc tiếp nhận được,
Theo Science Daily có đưa ra một nghiên cứu cho thấy, thành phần bước sóng ánh sáng phản xạ từ một đối tượng có thể thay đổi đáng kể trong điều kiện ánh sáng khác nhau.
Vì vậy, nếu được chụp trong ánh sáng xanh, nó có thể khiến mắt bạn nhận thấy, trang phục hay cụ thể ở đây là chiếc váy phản ánh một màu trắng. Trong khi thực tế, chiếc váy có màu xanh và đen. Và ở điều kiện ánh sáng hơi tối, với một số người xem, chiếc váy sẽ được nhìn nhận là có màu trắng và vàng.
Chủ nhân của chiếc váy kì lạ gây tranh cãi này đã lên tiếng tiết lộ màu sắc thực sự của chiếc váy là vàng và trắng. Nhưng điều này lại khiến cuộc tranh cãi trở nên "nóng" hơn bao giờ hết bởi có người nhìn lúc đầu chiếc váy có màu trắng và vàng nhưng lúc khác lại thấy chiếc váy có màu xanh và đen.
Nhưng tại sao lại có sự việc kỳ lạ như vậy? - Câu trả lời chính là một dạng ảo ảnh thị giác đánh lừa não bộ.
Chúng ta biết rằng, có hàng triệu tế bào nhạy cảm ánh sáng bao lấy trong võng mạc. Chúng có hai loại khác nhau: tế bào hình que và tế bào hình nón. Tế bào hình que cho phép nhìn sự vật trong điều kiện thiếu ánh sáng trong khi đó tế bào hình nón được dùng phân biệt các màu sắc.
Con người có 3 loại tế bào nón giúp phân biệt và nhận thức được nhiều màu sắc khác nhau, nhìn rõ nhất ở màu đỏ, xanh lá và xanh dương. Nhưng tỷ lệ nhìn nhận sắc thái màu ở mỗi người là khác nhau.
Cedar Riener - giáo sư tâm lý học tại trường Cao đẳng Randolph-Macon (Mỹ) cho biết: "Mỗi người có độ nhạy cảm màu sắc giữa các màu khác nhau nhưng độ nhạy lại tương tự nhau. Với tôi, tỷ lệ nhận biết sắc thái màu đỏ và xanh lá cây là 5:1 nhưng với bạn có thể chỉ là 2:1 mà thôi".
Tuy nhiên, sự nhận biết màu sắc còn phụ thuộc nhiều vào độ sáng. Điều này đã được nhắc đến nhiều trong những thí nghiệm ảo ảnh thị giác.
Nhìn vào hình ảnh dưới đây, bạn có thấy rằng những hình chữ nhật màu xám nằm giữa các thanh đen có màu tối hơn hình nằm giữa thanh trắng không?
Hay như ở hình khối dưới, khối màu sắc ở ô hình vuông B có vẻ nhạt màu hơn ô A do cái bóng của hình trụ?
Nghiên cứu ảo ảnh bóng của Edward H. Adelson.
Nhưng thực chất, chúng có màu giống nhau. Lý do là bởi độ tương phản màu của ngoại cảnh xung quanh càng lớn thì độ tương phản của vật thể càng nhỏ. Điều này đã khiến mắt chúng ta cảm giác đó là những hình chữ nhật có màu sắc tương phản nhau.
Điều này tương tự như việc bạn nhìn thấy chiếc váy có màu sắc khác nhau vậy. Nhà nghiên cứu đến từ Đại học Washington ở Seattle đưa ra lời lý giải rằng, nhãn cầu mắt của bạn có thể thay đổi trong suốt tuổi thọ của một người.
Càng lớn tuổi, bạn càng ít nhạy cảm với ánh sáng màu xanh hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc, bạn sẽ nhìn thấy nhiều màu trắng và vàng hơn. Tuy nhiên, ánh sáng xung quanh cũng tác động không lớn đến màu sắc mà võng mạc tiếp nhận được,
Theo Science Daily có đưa ra một nghiên cứu cho thấy, thành phần bước sóng ánh sáng phản xạ từ một đối tượng có thể thay đổi đáng kể trong điều kiện ánh sáng khác nhau.
Hình ảnh chuyển động cho thấy mỗi người nhìn ra một màu khác nhau của chiếc váy
Vì vậy, nếu được chụp trong ánh sáng xanh, nó có thể khiến mắt bạn nhận thấy, trang phục hay cụ thể ở đây là chiếc váy phản ánh một màu trắng. Trong khi thực tế, chiếc váy có màu xanh và đen. Và ở điều kiện ánh sáng hơi tối, với một số người xem, chiếc váy sẽ được nhìn nhận là có màu trắng và vàng.