Người đàn ông 34 tuổi bị nhồi máu cơ tim vì làm việc đơn giản này sau khi uống rượu
Sau khi uống rượu say, làm 2 việc này có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, thậm chí là mất mạng, trường hợp người đàn ông 34 tuổi phải vào viện cấp cứu sau khi uống rượu là một minh chứng.
Anh Hứa, 34 tuổi (ở An Huy, Trung Quốc), từ khi làm công việc tiêu thụ hàng hóa, như thường lệ, anh cùng vài người bạn đi ăn tối. Trong bữa ăn, mọi người đều nói chuyện vui vẻ, uống vài chai rượu trắng. Đến buổi tối muộn, anh Hứa sau khi về đến nhà thì cảm thấy khó chịu, và nôn ói trong nhà vệ sinh. Vợ anh Hứa vô cùng tức giận còn nói: "Sau này anh còn uống rượu thì đừng bước chân về nhà".
Sau khi nghe vợ phàn nàn, anh Hứa cảm thấy khá bực tức, vì vậy 2 vợ chồng anh Hứa đã cãi nhau. Sau sự việc, anh Hứa quyết định đi tắm, để thời gian cho vợ nguôi giận, nhưng qua 1 tiếng đồng hồ, người vợ không thấy anh Hứa bước ra, khi mở cửa phòng tắm phát hiện anh Hứa đang nằm gục trên sàn nhà tắm, người vợ lập tức gọi xe cấp cứu đến Bệnh viện liên kết thứ tư Đại học Y khoa An Huy.
Đến bệnh viện, qua kiểm tra bác sĩ phát hiện, anh Hứa bị nhồi máu cơ tim đột ngột, cần phải phẫu thuật ngay lập tức, may mắn được cấp cứu kịp thời, anh Hứa đã không còn nguy hiểm đến tính mạng, nhưng vẫn phải ở lại bệnh viện để quan sát điều trị.
Bác sĩ nhắc nhở: Làm 2 điều này sau khi uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim
1. Đi tắm sau khi uống rượu
Sau khi uống, cơ thể vì phát tán rượu nên sẽ làm giãn mạch máu. Nếu tắm vào thời điểm này, các mạch máu một lần nữa bị giãn nở, sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ bị đột quỵ. Mặc dù, có tắm bằng nước nóng, việc làm này cũng có thể khiến hạ đường huyết và rất dễ bị ngất.
Nếu những người bị huyết cao và bệnh tim mạch vành, thì tắm sau khi uống rượu rất dễ khiến máu cung cấp cho tim không đủ, gây nhồi máu cơ tim, nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, kiến nghị những người uống rượu, sau 2- 3 tiếng mới được tắm, nhiệt độ nước khoảng 38 độ C, cần phải duy trì thông gió.
2. Không nên vận động thể chất quá mạnh
Sau khi uống rượu, các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên vận động thể chất quá nhanh và mạnh. Bởi khi ấy, cơ thể chúng ta rất dễ hạ đường huyết, tăng nguy cơ tiêu cơ vân cấp tính.
Tiêu cơ vân cấp tính là một bệnh rất nghiêm trọng, đặc biệt phức tạp khi trở thành suy thận cấp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây tử vong. Ngoài ra, vấn đề đường huyết và huyết áp có thể ảnh hưởng trực tiếp tới não và tim mạch, gây ra nhiều nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột tử.
Một số loại thực phẩm giúp giải rượu
Trà gừng: Thay vì dùng gừng trực tiếp, bạn có thể sử dụng trà gừng giấm lên men. Do trong loại trà này có gừng sẽ làm dịu dạ dày, chất chống co thắt, làm thư giãn hệ tiêu hóa, giảm thiểu đầy hơi và chống lại sự buồn nôn) đồng thời giúp bổ sung vitamin B và giảm tác dụng bất lợi của rượu trên niêm mạc ruột.
Nước tinh khiết: Khi say rượu sau khi uống quá nhiều, lượng cồn trong cơ thể cao làm thận tăng cường hoạt động khiến bạn đi tiểu nhiều và cồn còn có tính khử nước mạnh khiến cơ thể mất nhiều nước gây triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.
Do vậy, khi say cần uống thật nhiều nước ngay khi đó và suốt cả ngày hôm sau để giữ đủ lượng nước trong cơ thể, giúp cơ thể nhanh tỉnh táo, hỗ trợ tiêu hóa, chống đầy hơi và ợ nóng.
Chuối: Trong chuối chứa nhiều kali, một chất bị mất đi khi uống rượu nên khi say bạn nên ăn loại trái cây này để bổ sung. Ngoài ra, đây cũng là trái cây tốt cho dạ dày và có thể cung cấp cho cơ thể những chất điện giải quan trọng đã bị mất do say rượu.
Trái cây nhiều nước: Các loại trái cây chứa nhiều nước như cam, bưởi, dưa hấu… cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất cần thiết sẽ giúp người say làm ẩm, phục hồi đường ruột và làm dịu dạ dày. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho quá trình tiêu hóa.
(Nguồn: Sohu)