Ngộ độc nắng và cách giảm thiểu những cơn đau do tình trạng này gây nên

Hồng Quân,
Chia sẻ

Da đỏ, tróc da và đau rát đều là những dấu hiệu của tình trạng cháy nắng. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này đi kèm với hiện tượng mọc mụn nước và sốt, bạn rất có thể đang bị ngộ độc nắng.

Đây là tình trạng sức khỏe có liên quan trực tiếp tới tình trạng cháy nắng nghiêm trọng. Trên thực tế, rất nhiều người nhầm lẫn và không biết cách phân biệt ngộ độc nắng với bỏng nắng thông thường. Dưới đây là một số lời tư vấn của các chuyên gia da liễu về bệnh này:

Ngộ độc nắng là gì?

Ngộ độc nắng là thuật ngữ được sử dụng nhằm mô tả những vết cháy nắng nghiêm trọng trên da khi người bệnh tiếp xúc lâu dài với cực tím. John Zampella, bác sĩ kiêm chuyên gia da liễu tại Tổ chức NYU Langone, trong sách giáo khoa dạy về bệnh da liễu không đề cập tới tình trạng ngộ độc ánh nắng mặt trời.

Ngộ độc nắng và cách giảm thiểu những cơn đau do tình trạng này gây nên - Ảnh 1.

Ngộ độc nắng là thuật ngữ được sử dụng nhằm mô tả những vết cháy nắng nghiêm trọng trên da khi người bệnh tiếp xúc lâu dài với cực tím.

Ngộ độc nắng chỉ xuất hiện khi mọi người tiếp xúc quá nhiều hoặc nhạy cảm với tia cực tím. Tình trạng này còn có thể gây ra một số triệu chứng giống như cúm.

Trên thực tế, mọi người khó thể biết bản thân có mắc bệnh này hay không vì các dấu hiệu đầu tiên thường xuất hiện sau 72 giờ kể từ khi bị cháy nắng. Để thực sự hiểu và phân biệt ngộ độc ánh nắng với cháy nắng, theo bác sĩ Zampella, bạn cần phải làm quen với các triệu chứng của cả hai tình trạng này. Ngộ độc ánh nắng mặt trời chỉ xảy ra khi bạn đã bị cháy nắng.

Các dấu hiệu cháy nắng như da đỏ, viêm xuất hiện sau 30 phút đến 24 giờ kể từ khi tiếp xúc với ánh mặt trời. Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này cũng sẽ gây phồng rộp da.

Không chỉ gây nên các triệu chứng giống cháy nắng, ngộ độc ánh nắng mặt trời còn ảnh hưởng tới toàn thân người bệnh, gây sốt, ớn lạnh, đau khớp, nhức cơ, đau đầu, mệt mỏi và mất nước.

Ngộ độc ánh nắng có gây phát ban không?

Trên thực tế, ngộ độc nắng thường tấn công một số nhóm người nhất định. Brian Brosnan, bác sĩ kiêm trưởng khoa da liễu tại Trung tâm y tế Kaiser Permanente Panorama, Nam California cho biết, những người sở hữu làn da trắng, có tiền sử gia đình mắc ung thư da hoặc đang dùng thuốc kháng sinh và thuốc tránh thai dễ bị nhạy cảm với tia cực tím. Dưới đây là một số dạng ngộ độc nắng hiện nay:

Ngộ độc nắng và cách giảm thiểu những cơn đau do tình trạng này gây nên - Ảnh 2.

Trên thực tế, ngộ độc nắng thường tấn công một số nhóm người nhất định.

Phát ban ánh sáng đa dạng (PMLE)

Tình trạng này gây ngứa và phát ban ở khu vực da tiếp xúc với ánh mặt trời của người nhạy cảm với ánh sáng. Bệnh da liễu này thường phổ biến ở phụ nữ và những người có tiền sử mắc PMLE. Thông thường, phát ban ánh sáng đa dạng có xu hướng trở nên nghiêm trọng vào mùa hè. Phát ban thường giảm dần sau 2-3 tuần kể từ thời điểm triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

Nổi mề đay do nắng (SU)

Đây là tình trạng sức khỏe liên quan đến hiện tượng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Mề đay do nắng thường xuất hiện trong vòng vài phút sau khi bạn tiếp xúc với tia cực tím. Chuyên gia Zampella giải thích, tình trạng này ít xảy ra hơn so với phát ban ánh sáng đa dạng.

Không ít người coi phát ban ánh sáng đa dạng và nổi mề đay do ánh nắng mặt trời là một. Theo chuyên gia Zampella, đây là quan niệm sai lầm. Mọi người hãy nghĩ ngộ độc ánh nắng mặt trời là một triệu chứng để phân biệt hai tình trạng này. Bạn có thể tránh nổi mề đay nếu hạn chế tiếp xúc với tia cực tím. Tuy nhiên phát ban ánh sáng đa dạng vẫn sẽ xuất hiện dù bạn không ra ngoài nắng quá lâu.

Ngộ độc nắng và cách giảm thiểu những cơn đau do tình trạng này gây nên - Ảnh 3.

Không ít người coi phát ban ánh sáng đa dạng và nổi mề đay do ánh nắng mặt trời là một.

Biện pháp điều trị ngộ độc nắng

Hầu hết các triệu chứng ngộ độc ánh nắng mặt trời đều có thể thuyên giảm nhờ các biện pháp khắc phục tại nhà:

Ngâm mình trong nước mát hoặc sử dụng gạc lạnh.

Bôi nha đam hoặc kem dưỡng ẩm nhằm làm dịu da và duy trì độ ẩm.

Uống nhiều nước để bổ sung chất lỏng cho cơ thể.

Dùng thuốc chống viêm như Ibuprofen để giảm đau.

Nếu các triệu chứng ngộ độc nắng dần trở nên nghiêm trọng và xuất hiện các dấu hiệu như tụt huyết áp, tim đập nhanh hay chóng mặt và ngất xỉu, bạn cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Họ sẽ kê thuốc nhằm tránh da phồng rộp do nhiễm trùng và áp dụng liệu pháp truyền tĩnh mạch để cân bằng chất điện giải trong cơ thể người bệnh.

Ngộ độc nắng và cách giảm thiểu những cơn đau do tình trạng này gây nên - Ảnh 4.

Nếu các triệu chứng ngộ độc nắng dần trở nên nghiêm trọng và xuất hiện các dấu hiệu như tụt huyết áp, tim đập nhanh hay chóng mặt và ngất xỉu, bạn cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Phòng chống ngộ độc nắng

Hiển nhiên, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là việc làm vô cùng cần thiết trong quá trình điều trị ngộ độc nắng. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đặc biệt khuyến nghị, mọi người chỉ nên ra ngoài trước 10 giờ sáng và sau 2 giờ chiều để bảo vệ sức khỏe da. Đây là hai thời điểm ánh nắng mặt trời chiếu nhẹ nhất.

Hơn nữa, chuyên gia Zampella nhấn mạnh, dùng kem dưỡng da và kem chống nắng sẽ tạo một lớp bảo vệ giúp ngăn ngừa tia cực tím tấn công da.

(Nguồn: Pre)

Chia sẻ