"Sư tử" Kim Loan - học trò của cố nghệ sĩ Trần Lập qua đời vì ung thư gan: Dấu hiệu nhận biết căn bệnh gây tử vong cao này

X.T,
Chia sẻ

Ngày nay, căn bệnh ung thư gan không còn là hiếm gặp, kể cả với những người trẻ tuổi.

Sau sự ra đi của nghệ sĩ hài Anh Vũ vào sáng 2/4, ngày 3/4, công chúng lại phải đón nhận thêm 1 tin buồn, đó là "sư tử" Kim Loan - nữ thí sinh lớn tuổi nhất Giọng hát Việt mùa đầu tiên, học trò của cố nghệ sĩ Trần Lập đã qua đời vì căn bệnh ung thư gan.

Sư tử Kim Loan - học trò của cố nghệ sĩ Trần Lập qua đời vì ung thư gan: Dấu hiệu nhận biết căn bệnh gây tử vong cao này - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Kim Loan - nữ thí sinh lớn tuổi nhất Giọng hát Việt mùa đầu tiênđã qua đời vì căn bệnh ung thư gan.

Thông tin "Sư tử" Kim Loan qua đời khiến nhiều người vô cùng bàng hoàng bất ngờ. Được biết, cô phát hiện bệnh ung thư gan vào cuối năm 2015. Sau mấy năm chống chọi với căn bệnh, "sư tử" Kim Loan đã ra đi trong sự thương tiếc của gia đình, bạn bè cũng như những khán giả yêu mến giọng hát của cô.

Ngày nay, căn bệnh ung thư gan không còn là hiếm gặp, kể cả với những người trẻ tuổi. Cách đây không lâu, trên mạng xã hội Facebook đang truyền tay nhau những dòng chia sẻ của cô gái tên Hải Yến (24 tuổi) bị mắc ung thư gan mà giai đoạn 3 mà không có dấu hiệu nhận biết khiến nhiều người phải rùng mình. Theo chia sẻ thì Hải Yến không đau, không mệt, không chán ăn hay có dấu hiệu khác lạ gì. Chỉ đến khi đi khám thì cô được bác sĩ thông báo bị ung thư gan.

Sư tử Kim Loan - học trò của cố nghệ sĩ Trần Lập qua đời vì ung thư gan: Dấu hiệu nhận biết căn bệnh gây tử vong cao này - Ảnh 3.

Cô gái tên Hải Yến (24 tuổi) bị mắc ung thư gan mà giai đoạn 3 mà không có dấu hiệu nhận biết.

Ung thư gan - căn bệnh đứng đầu trong nhóm ung thư mắc cao và gây tử vong nhiều

Nhắc đến bệnh ung thư gan, chắc hẳn ai cũng có thể mường tượng về sự nguy hiểm của nó. Tại Việt Nam, ung thư gan được coi là căn bệnh đứng đầu trong nhóm ung thư mắc cao và gây tử vong nhiều. Việt Nam cũng là nươc nằm trong nhóm những nước có tỉ lệ người bị ung thư gan cao nhất thế giới với tỷ lệ mắc bệnh là 23,2/100.000 người ở cả hai giới.

Theo Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) năm 2018 cho thấy toàn thế giới có 841.080 trường hợp mắc ung thư gan và chiếm 4,7% các bệnh ung thư.

Còn theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2018, ung thư gan là bệnh ung thư gây tử vong đứng hàng thứ ba trên thế giới, ước tính 782.000 ca tử vong mỗi năm. Bệnh gây tử vong nhanh chóng, đa số các bệnh nhân tử vong trong vòng 1 năm sau chẩn đoán.

Những dấu hiệu nhận biết ung thư gan

Thực tế, ung thư gan là bệnh khó phát hiện sớm do tiến triển thầm lặng. Ở giai đoạn sớm, bệnh không có triệu chứng cụ thể nên bệnh nhân dễ nhầm lẫn, khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn nặng.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng cảnh báo mọi người nên đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu sau vì nó có thể là triệu chứng cảnh báo của bệnh ung thư gan:

- Đau ở bụng trên bên phải, vị trí của gan

- Có một khối u hay cảm giác nặng bụng trên

- Báng bụng

- Đầy bụng hay chán ăn

- Giảm cân

- Yếu hay cảm thấy rất mệt mỏi

- Buồn nôn hay nôn

- Vàng da và mắt, phân bạc màu, tiểu vàng sậm

- Sốt

Sư tử Kim Loan - học trò của cố nghệ sĩ Trần Lập qua đời vì ung thư gan: Dấu hiệu nhận biết căn bệnh gây tử vong cao này - Ảnh 5.

Những người có nguy cơ bị ung thư gan cao

Cũng giống như tất cả các bệnh ung thư khác, bất kì ai cũng có thể bị ung thư gan. Tuy nhiên, cũng có những đối tượng được coi là có nguy cơ bị bệnh cao hơn những nhóm còn lại. Với bệnh ung thư gan, những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

- Người cao tuổi

- Người mắc các bệnh lý về gan: Những người có viêm gan siêu vi B (HBV) hay viêm gan siêu vi C (HCV) có nguy cơ ung thư gan cao nhất.

- Người béo phì: Dễ mắc bệnh xơ gan, về lâu dài dẫn đến ung thư gan.

- Người mắc các bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường.

- Người uống rượu nhiều và hút thuốc lá.

- Người sử dụng thuốc chứa steroid để làm tăng sức mạnh và khối cơ.

- Người tiếp xúc lâu dài với các hóa chất như arsenic, aflatoxin, vinyl chloride, và thorium dioxide.

Sư tử Kim Loan - học trò của cố nghệ sĩ Trần Lập qua đời vì ung thư gan: Dấu hiệu nhận biết căn bệnh gây tử vong cao này - Ảnh 6.

Phòng tránh ung thư gan ngay từ bây giờ

Việc phòng tránh ung thư gan không phải quá khó, điều quan trọng là chúng ta thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống, có lối sống lành mạnh.

BS Nguyễn Lê (Bệnh viện Quân y 103) cho biết, bản thân bác sĩ cũng từng bị phát hiện ung thư gan từ năm 2008. May mắn là nhờ thay đổi chế độ ăn uống và rèn luyện nên vẫn sống khỏe mạnh đến bây giờ. Từ kinh nghiệm của cá nhân, bác sĩ Lê khuyên mọi người, nhất là người trẻ mắc ung thư gan cần nắm rõ những nguyên tắc phòng tránh cũng như hạn chế tối đa sự tiến triển của khối u. Đó là:

- Hạn chế ăn thực phẩm có chất độc hại, không ăn đồ chế biến sẵn.

- Hạn chế những chất kích thích như rượu bia…

- Tăng cường ăn rau củ, quả, trái cây, thay đạm từ thịt bằng cách ăn nhiều cá, hải sản.

- Hạn chế đường, mỡ, thịt đỏ, sữa đặc.

- Không thức đêm, tránh lo nghĩ, căng thẳng.

- Ăn uống điều độ, đúng mực hơn.

- Không chơi thể thao mạnh, tập nặng. Thay vào đó duy trì tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng để duy trì sức khỏe như tập yoga, luyện khí công…

Chia sẻ