Ngâm tỏi cùng với thứ "rẻ bèo" này, sau 7 ngày sẽ giúp cơ thể chống ung thư, giảm huyết áp, giúp xương chắc khỏe hơn
Giấm kết hợp với tỏi sẽ đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời, khiến tỏi bổ dưỡng hơn và dễ hấp thụ hơn.
Tất cả chúng ta đều biết rằng thói quen ăn tỏi mỗi ngày sẽ đem lại nhiều tác dụng đối với cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết: Giấm kết hợp với tỏi sẽ đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời.
Trong y học cổ truyền, tỏi có vị cay, tính ấm, có tác dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Tỏi là một loại kháng sinh tự nhiên, nó có khả năng chữa được một số căn bệnh nhiễm trùng và một số bệnh nghiêm trọng mới chớm.
Tỏi có vị hăng và cay cho nên khá khó ăn, do đó cách ngâm tỏi trong giấm sẽ làm giảm bớt vị cay nồng của củ tỏi, trở thành món gia vị ăn cùng bún phở sẽ ngon miệng hơn, đồng thời môi trường axit của giấm cũng sẽ kích thích các thành phần dược lý của tỏi, khiến tỏi trở nên bổ dưỡng hơn và dễ hấp thụ hơn.
Đều đặn sử dụng tỏi ngâm giấm, cơ thể sẽ có 6 thay đổi lớn
1. Tăng cảm giác thèm ăn, thúc đẩy tiêu hóa và hấp thụ
Giấm trắng rất giàu axit hữu cơ. Ăn thường xuyên có thể thúc đẩy cảm giác thèm ăn và giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
Hơn nữa, tỏi còn chứa một lượng allicin, có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu và tăng cường hoạt động của plasmin, từ đó ngăn ngừa xơ cứng động mạch, có tác dụng rất tích cực đối với sức khỏe tim mạch và mạch máu não.
2. Ngăn ngừa sự xuất hiện của các khối u đường tiêu hóa
Chất allicin có trong tỏi được nghiên cứu rằng có tác dụng tích cực trong việc ức chế sự sinh sôi của tế bào ung thư dạ dày, có tác dụng diệt khuẩn rất tốt.
3. Tăng cường sức khỏe xương khớp
Một nghiên cứu ở phụ nữ mãn kinh cho thấy, chỉ cần sử dụng khoảng 2g tỏi mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể dấu hiệu thiếu hụt estrogen. Từ đó có thể khẳng định việc bổ sung này rất có lợi cho sức khỏe xương ở phụ nữ. Ngoài ra, thực phẩm như tỏi và hành tây cũng có thể có tác dụng tốt đối với viêm xương khớp.
4. Giải độc kim loại nặng ra khỏi cơ thể
Thói quen ăn tỏi ngâm giấm mỗi ngày sẽ giúp các hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi bảo vệ nội tạng khỏi những tổn thương và thải kim loại nặng.
Một nghiên cứu kéo dài bốn tuần, được thực hiện từ các nhân viên của nhà máy xe hơi (tiếp xúc quá nhiều với chì) cho thấy tỏi làm giảm nồng độ chì trong máu tới 19%. Nó cũng làm giảm nhiều dấu hiệu lâm sàng về độc tính, bao gồm đau đầu và huyết áp.
5. Giảm huyết áp
Các bệnh tim mạch như đau tim và đột quỵ là "hung thủ giết người" lớn nhất thế giới. Trong đó, bệnh huyết áp cao là một trong những tác nhân chính, nếu như bạn đều đặn ăn tỏi ngâm giấm mỗi ngày thì sẽ có tác dụng ổn định huyết áp.
Nghiên cứu cho thấy, chất polysulfides và các phân tử lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng làm giãn cơ trơn, kích thích sản xuất các tế bào nội mạc và giãn mạch máu, từ đó kiểm soát huyết áp hiệu quả. Người cao huyết áp cũng thường được khuyên nên ăn vài tép tỏi mỗi sáng để hạ huyết áp.
6. Chống lại bệnh cảm lạnh
Đều đặn ăn tỏi ngâm giấm mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch. Một nghiên cứu lớn kéo dài 12 tuần đã chứng minh rằng việc bổ sung tỏi hàng ngày giúp bạn giảm 63% khả năng bị cảm lạnh so với việc sử dụng các loại giả dược.
Tỏi ngâm giấm rất tốt nhưng khi ăn nên lưu ý 2 điều quan trọng
1. Liều lượng sử dụng tỏi ngâm giấm mỗi ngày
Tỏi ngâm giấm tuy tốt nhưng không nên dùng quá nhiều, tránh gây ra gánh nặng cho cơ thể. Người khỏe mạnh không nên dùng quá 3 tép tỏi trắng ngâm giấm mỗi ngày. Cách tốt nhất là thái lát mỏng, để 10-15 phút rồi mới bắt đầu thưởng thức.
2. Đối tượng không nên ăn tỏi ngâm giấm
- Những người mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa
Tỏi sống rất dễ gây kích thích đường ruột, ăn ít có thể thúc đẩy tiêu hóa, nhưng nếu bạn mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm ruột, tiêu chảy và các vấn đề khác, nếu ăn tỏi sẽ gây kích thích mạnh và sẽ làm niêm mạc ruột xung huyết, phù nề nặng hơn.
- Người mắc bệnh về mắt
Nếu lạm dụng, tiêu thụ quá nhiều tỏi có thể khiến bạn bị tổn thương mắt. Ngoài ra, những bệnh nhân bị viêm kết mạc, đục thủy tinh thể… không nên ăn tỏi nhiều vì sẽ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
- Người đang đói
Nếu bạn ăn tỏi ngâm giấm khi đói, bạn sẽ khiến bụng cồn cào, kích thích ruột, dạ dày dẫn đến đau dạ dày, viêm dạ dày cấp tính.