Duy trì thói quen uống nước trong 4 thời điểm vàng này còn tốt hơn cả "dùng thuốc bổ", vừa ngừa bệnh vừa giúp kéo dài tuổi thọ rất tốt

Đậu Đậu,
Chia sẻ

Chúng ta thường uống nước như một bản năng mà không biết rằng uống nước cũng cần tuân thủ theo nhiều quy tắc. Nếu bạn uống nước theo phương pháp 3D tức là "đủ, đúng và đều" bạn có thể phòng ngừa được rất nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Nước có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nó chính là dung môi của tất cả phản ứng ở trong cơ thể của chúng ta. Đồng thời, nước còn có vai trò vận chuyển những chất dinh dưỡng, giúp đào thải những độc tố ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu, qua đường mồ hôi hay qua đường hơi thở. Nước cũng giúp cơ thể chúng ta điều hòa thân nhiệt qua hiện tượng bốc hơi mồ hôi trên da.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hoàng (Bệnh viện Quân Y 110), có 2 loại nước tốt nhất với cơ thể đó là nước lọc và các loại nước thảo mộc, thảo dược để giúp kiềm hóa cơ thể, giúp đào thải các độc tố tốt hơn.

Nước dù có vai trò rất quan trọng nhưng ngày nay có nhiều người chỉ uống nước khi cảm thấy khát, nhưng lúc này thì cơ thể đã chuyển qua giai đoạn thiếu nước trầm trọng rồi. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hoàng, mỗi người nên thực hiện việc uống nước theo 3D “uống đúng, uống đủ, uống đều”. Trong ngày có 4 "thời điểm vàng" mà chúng ta nên thực hiện việc uống nước.

272920764_366635028291912_5210111373385599273_n.png

Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàng (Bệnh viện Quân Y 110)

4 thời điểm trong ngày mà cơ thể rất cần bổ sung nước

1. Khi mới ngủ dậy

Theo lời khuyên của bác sĩ Hoàng, ngay sau khi thức dậy, chưa cần đánh răng rửa mặt gì cả chúng ta nên uống luôn 300 - 500ml nước ấm (với điều kiện bạn cần đánh răng trước khi đi ngủ tối hôm trước để đảm bảo khoang miệng giờ đây có nhiều lợi khuẩn).

"Sau một đêm ngủ dài, enzym amylase ở nước bọt tiết ra, kháng thể IgA trong nước bọt sẽ giúp cho đường tiêu hóa của chúng ta khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, lúc này nước bọt sẽ có môi trường kiềm cùng lợi khuẩn, giúp dạ dày của chúng ta được trung hòa bớt 1 phần axit", BS Hoàng nói.

8-thoi-diem-vang-uongnuoc-trong-ngay-tot-nhat-cho-suc-khoe-2.jpg

BS Hoàng lưu ý, uống nước khi vừa ngủ dậy chúng ta nên uống ở tư thế đứng và có thể uống nhanh hơn bình thường. Thực tế, đây cũng là phương pháp uống nước được người Nhật áp dụng, gọi là phương pháp làm sạch đường tiêu hóa hàng ngày.

Ngoài ra, sau khi uống nước mọi người nên kết hợp với vận động nhẹ, cách này sẽ giúp làm sạch đường tiêu hóa, kích thích nhu cầu đi vệ sinh vào buổi sáng.

"Trong lúc đi đại tiện buổi sáng, mọi người nên dùng tay phải xoa bụng theo chiều kim đồng hồ - đây là chiều thuận theo nhu động ruột, nó sẽ giúp cho đại tràng của chúng ta hoạt động thuận chiều hơn và việc đi vệ sinh dễ dàng hơn. Thói quen này áp dụng rất tốt cho những người đang gặp vấn đề táo bón", BS Hoàng chia sẻ.

2. Trước các bữa ăn

Trước bữa ăn 15-30 phút, bác sĩ khuyên chị em nên uống khoảng 150ml nước.

"Chúng ta nên uống nước vào thời điểm này để hệ tiêu hoá có thời gian chuẩn bị, cũng như giúp cơ thể giảm bớt cảm giác thèm ăn. Như vậy sẽ giúp hạn chế việc đưa quá nhiều lượng thức ăn, calo vào cơ thể, thông qua đó cũng sẽ phòng tránh được các căn bệnh như béo phì, thừa cân", BS Hoàng phân tích.

3. Trước khi tắm

Một thời điểm vàng mà mọi người nên bổ sung nước kịp thời đó là trước khi tắm. Khi chúng ta đi tắm, chúng ta kỳ cọ thì các lỗ chân lông ở da sẽ được giãn nở và bốc hơi nước. Lượng nước mất đi rơi vào khoảng 150ml, do đó chúng ta cần uống nước trước khi tắm để tránh cho việc mất nước quá nhanh dẫn đến cô máu, dễ hình thành các cục máu đông. Đó là lý do vì sao có nhiều trường hợp thường bị đột quỵ trong nhà tắm.

dau-da-day-co-nen-uong-nhieu-nuoc-khong2.jpg

4. Trước khi đi ngủ 30 phút

Thời điểm này mỗi người nên uống 150 - 200ml nước.

"Trong 6-8 tiếng ngủ, ruột, cơ quan hô hấp, cơ quan tiết niệu của chúng ta vẫn đang hoạt động, vẫn tiếp tục đào thải nước, nếu để thiếu nước thì đến khoảng 4-5 giờ sáng cơ thể có thể rơi vào trạng thái cô máu. Đó là lý do vì sao mà các cụ già hay bị đột quỵ, tai biến vào lúc 4-5 giờ sáng".

Để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ vào sáng sớm, bác sĩ Hoàng khuyên nên uống nước trước khi ngủ, nhất là vào thời điểm ban đêm, chất NO (oxit nitric) giảm xuống thấp nhất và cũng dễ hình thành các cục máu đông hơn.

4 thời điểm trên là những thời điểm vàng mà mọi người nên bổ sung nước vào cơ thể, có thể nhớ nhanh là “1 sau 3 trước”. Ngay sau khi thức dậy, trước bữa ăn, trước khi đi tắm và trước khi đi ngủ.

2 chi tiết nhỏ giúp lợi ích uống nước nhân lên "gấp bội"

Trong khuyến cáo uống nước đúng, bác sĩ Hoàng nhấn mạnh có 2 điều rất quan trọng đó là: Tư thế uống nước và cách hấp thụ nước vào cơ thể.

- Cách hấp thụ nước:

Khi chúng ta uống nước nên uống từng ngụm nhỏ, trước khi nuốt nên thực hiện động tác súc qua súc lại ở trong má 2-3 lần để cho nước kích thích lên hai bên má, kích thích lên các đầu mút dây thần kinh ở bên má nhằm báo hiệu lên não rằng cơ thể đang uống nước, để cho hệ tiêu hóa có sự chuẩn bị.

"Như vậy, các vi nhung mao ở đường tiêu hóa sẽ mở ra, sẽ tua tủa như các ngón tay đón nước. Việc đó giúp cơ thể hấp thụ nước rất tốt", bác sĩ Hoàng nói.

Duy trì thói quen uống nước trong 4 thời điểm vàng này còn tốt hơn cả "dùng thuốc bổ", vừa ngừa bệnh vừa giúp kéo dài tuổi thọ rất tốt - Ảnh 4.

- Tư thế uống nước:

Tư thế chuẩn nhất là ngồi uống, duy chỉ có một thời điểm nên uống đứng là uống ngay sau khi thức dậy, đó là “cú đấm nước” buổi sáng để làm sạch hệ tiêu hóa. Và chỉ có đúng một lúc được uống đứng là ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng.

Mỗi người nên uống đủ mỗi ngày bao nhiêu lít nước?

Câu nói "mỗi người nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày" cũng chưa thực sự chuẩn. Theo bác sĩ, chúng ta phải uống đủ theo công thức, tối thiểu 0,4 lít nước/10kg cân nặng. Ví dụ 1 người 50kg thì sẽ phải uống 2 lít nước mỗi ngày. Hoặc người 60kg thì phải 2.4 lít nước. Những trường hợp là những người lao động nặng, những người lao động chân tay nhiều mà mất nước nhiều thì lượng nước sẽ phải tăng lên. Nhưng tối thiểu dành cho 1 người, kể cả mùa đông hay mùa hè thì là 0,4 lít nước cho 10kg cân nặng.

untitled-2.jpg

Ngoài uống đủ, ta còn phải uống đều. Uống đều là phải uống chủ động, trước khi khát. Cứ 1-2 tiếng thì ta nên uống 1 cốc nước hoặc 1-2 cốc nước nhỏ để bổ sung nước vào cơ thể, tránh trường hợp khát rồi mới uống. Khi cơ thể cảm thấy khát nghĩa là lúc đó cơ thể và tế bào đang thiếu khoảng 20% nước rồi.

Ngoài ra, khi uống nước mọi người nên uống từ từ, không nên uống 1 cách ào ào, uống quá nhiều một lúc.

"Giống như mình đi tưới cây, mình hắt 1 xô nước to vào gốc cây thì nó sẽ trôi ào đi mất, nó không thấm và hấp thu được mấy. Cơ thể chúng ta cũng như vậy, khi chúng ta uống 1 cốc nước to mà uống nhanh thì chỉ có tác dụng lợi tiểu là đi tiểu nhiều thôi chứ các tế bào thực sự hấp thu nước rất ít", bác sĩ Nguyễn Văn Hoàng phân tích.

Lưu ý:

Cách uống nước này không áp dụng cho người bệnh suy tim, suy thận. 

Chia sẻ