Nam Phương Hoàng Hậu và Tống Mỹ Linh – hai người đàn bà quyền lực Châu Á có số phận giống nhau đến ngỡ ngàng

Trân Trân,
Chia sẻ

Một người là vợ vị vua cuối cùng của Việt Nam, người còn lại là vợ của vị tổng thống Trung Hoa dân quốc, nhưng tham chiếu số mệnh lại có nhiều đặc điểm giống nhau đến lạ kỳ.

Hai người phụ nữ sinh ra cùng một thời đại, cùng nổi tiếng về nhan sắc mỹ miều và là vợ của những người đàn ông quyền lực. Tuy không cùng một quốc gia nhưng số phận của hai “bà hoàng” nổi tiếng này có những điểm tương đồng khiến ta giật mình thảng thốt khi xem lại. 

1. Con chiên ngoan đạo nhưng lấy chồng ngoại đạo 

Cả Nam Phương hoàng hậu và Tống Mỹ Linh đều xuất thân từ gia đình cơ đốc giáo giàu có. Với bố mẹ là những người sùng bái đạo. 

nam-phuong-1
Nam Phương hoàng hậu và Tống Mỹ Linh (Ảnh: Internet)

Nếu như ông Pierre Nguyễn Hữu Hào – cha ruột của hoàng hậu Nam Phương không tiếc tiền để xây hàng loạt các nhà thờ, công trình kiến trúc cho Thiên chúa giáo kéo dài từ Đồng Tháp đến Sài Gòn thì ông Tống Giáo Nhân – phụ thân của Tống Mỹ Linh, cũng là một trong những người truyền đạo Cơ đốc đầu tiên tại Trung Quốc. 

Thế nhưng, cả hai người phụ nữ này lại đi ngược với giáo điều của đạo bằng hành động lấy người ngoại đạo – một điều đại kị của những người theo Cơ đốc giáo thời bấy giờ. 

2. Mối tình nhờ đến sự giúp sức của cả “đội quân”

Chính vì không cùng đạo mà tình cảm của cả Nam Phương hoàng hậu cũng như Tống Mỹ Linh đã phải nhờ cậy đến rất nhiều thế lực mới đến được điểm cuối cùng người đàn ông của đời mình. 


Thái Hậu Từ Cung – mẹ của Vua Bảo Đại là người tôn sùng Phật giáo vì thế không lý nào lại đồng ý cho con mình đi lấy người Công giáo. Không chỉ riêng Thái Hậu ngăn cản mà cả triều đình đều đồng thuận với ý kiến này. Đến mức, thượng thư Bộ hình thời bấy giờ là Tôn Thất Đàn còn có ý định thảo riêng một kiến nghị tập hợp đầy đủ chữ kí của các đại thần nhằm ép vua Bảo Đại phải từ hôn với Nam Phương. Mặc khác, ông còn tính đến việc ép Nam Phương bỏ công giáo để cải đạo phòng trường hợp vua Bảo Đại không thay đổi ý định của mình. 

Tất cả rào cản ngăn vua Bảo Đại và Nam Phương đến được với nhau đi đến hồi kết khi có sự can thiệp sâu sắc từ tòa thánh Vatican. Để cưới được Nam Phương, nhà vua đã cam kết để bà giữ đạo Thiên Chúa. Và để hoàng hậu không bị Vatican rút phép thông công vì lấy chồng ngoại đạo, ông cũng chấp nhận điều kiện của Tòa thánh: các con sinh ra sẽ rửa tội theo đạo của mẹ. 

nam-phuong-2
Nam Phương hoàng hậu trong ngày cưới (ảnh: Internet)

Vì sao lại có chuyện như thế, và vì sao Thái Hậu lại để yên cho việc này? Đó là do gia thế và vai vế quá lớn của gia đình Nam Phương trong xã hội bấy giờ, cộng với lịch sử ngoan đạo, tử vì đạo của cụ tổ bà mà Giáo hoàng đã đích thân ra sắc lệnh Nam Phương sẽ không bỏ đạo nếu lấy vua. Từ chiếu lệnh ấy, toàn quyền Đông Dương, đại sứ Pháp và các Bộ trưởng thuộc địa tại Pháp phải ráo riết vào cuộc, can thiệp cứng mềm trên mọi mặt trận để cuộc hôn nhân được diễn ra. Và chính vì tác động quá lớn từ Pháp mà triều đình đành chấp nhận thương lượng, chịu thiệt. Cuối cùng, hôn lễ của vua Bảo Đại cùng Hoàng hậu Nam Phương cũng chính thức được cử hành vào năm 1934.


Cũng như Nam Phương Hoàng hậu, cuộc hôn nhân của Tống Mỹ Linh và Tưởng Giới Thạch bị phản đối kịch liệt vì lí do ngoại đạo, hai là Tưởng đã có vợ và con riêng. 

nam-phuong-3
Tống Mỹ Linh trong ngày cưới (ảnh: Internet)

Nhưng không vì sự phản đối đó mà có thể làm khó Tưởng Giới Thạch, ông đã nhờ cậy đến chị cả Tống Ái Linh vun đắp cho cuộc tình này đến hồi kết đẹp. Vốn là người háo lợi. Tống Ái Linh ngửi được mùi phú quý từ Tưởng mà vun đắp vào cho em gái mình, cùng lúc làm tư tưởng với mẹ mình là Tống phu nhân. 

Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của chị cả mà Tống phu nhân dần cũng xiêu lòng. Tuy nhiên, để hôn sự được diễn ra, Tưởng Giới Thạch phải chứng minh đã bỏ vợ cũng như đồng ý theo đạo Cơ đốc giáo và nghiên cứu kinh thánh.

3. Hai người phụ nữ “cầm cương” con ngựa bất kham

Trước khi lấy vợ, vua Bảo Đại nổi tiếng là đào hoa, nhưng để cưới được Nam Phương hoàng hậu, nhà vua đã đồng ý với những điều kiện tưởng chừng hoang đường như giải tán tam cung lục viện, thực hiện chế độ một vợ một chồng. Và sau này, cũng có nhiều giai thoại về các mối tình khác của vua Bảo Đại nhưng tất cả chỉ là vui chơi qua đường kín kẽ và không có danh phận. 

Còn Tưởng Giới Thạch thì cũng ít điều tiếng hơn về việc trăng hoa, ghẹo nguyệt sau khi thành đôi cùng Tống Mỹ Linh. 

(Theo Wikipedia) 
Chia sẻ