Mẹ Nuôi
Tôi biết, trong thế giới cô đơn của tôi, tôi vẫn hạnh phúc hơn rất nhiều, rất nhiều người, bởi tôi có một người mẹ sinh ra tôi để tôi có cơ hội được gặp một người mẹ nữa cũng yêu thương và lo lắng cho tôi, người duy nhất ở chốn phồn hoa đô thị dừng lại giữa đường để nhặt tôi về...
Nói là mẹ nuôi nhưng mẹ chưa nuôi tôi một ngày nào và tôi cũng chẳng có gì để cho mẹ như một đứa con. Nhưng, mẹ và tôi, tôi nghĩ chắc chắn có một cái duyên, hay giữa tôi và mẹ có một sợi dây vô hình gắn kết tình cảm.
Ở cái tuổi 40 mẹ đi làm "lẽ" cho một người đàn ông 60, cuộc đời mẹ mở sang một trang mới đầy những hỉ nộ ái ố, và tất nhiên tôi nghĩ vui ít nhưng buồn sẽ nhiều.
Tôi gặp mẹ lần đầu tiên cách đây 5 năm, khi đó tôi không khác một con cún lang thang trong mưa phùn lạnh giá những ngày đầu xuân. Đấy là cái nghiệp của sinh viên tỉnh lẻ - tôi đi tìm phòng trọ. Người phụ nữ thân hình nhỏ bé, nhỏ tới mức nếu mặc đồng phục học sinh tiểu học chắc chắn sẽ bị nhận nhầm, khuôn mặt sạm đen, nhưng lại có giọng nói lanh lảnh và nụ cười xua tan băng giá, đã đưa tôi về nhà, cho tôi uống cốc nước vối ấm áp và tôi đã ở lì luôn nhà người phụ nữ ấy suốt từ năm 2008 đến nay với tư cách là người thuê trọ và con nuôi của mẹ.
Mẹ quê gốc ở Thường Tín - Hà Tây và bây giờ là Hà Nội II, mẹ theo chồng về Hà Đông cũng là Hà Nội II nhưng Hà Nội hóa một cách rõ nét. Không được nhờ cậy nhiều ở người chồng, không có một công việc ổn định để có một khoản tiền ổn định. Nghề của mẹ - trồng rau. Nói là nghề nhưng cũng không hẳn là nghề, không có thu nhập ổn định, không có giờ giấc công sở. Mẹ chỉ có hơn 1 sào rau muống để chi phí cho sinh hoạt hàng ngày, cho thuốc men lúc ốm đau và phụ thêm tiền học phí cho đứa con trai mới học lớp 9 của mẹ.
56 tuổi, dù trời tạnh hay mưa, ấm áp hay lạnh giá 4 -5 độ C, cứ 1 rưỡi đến 2 giờ sáng, tiếng cửa sắt trên phòng mẹ lại soạt xẹt, chiếc nón lá đã mủn mốc bởi mưa nắng, chiếc xe đạp mini "hàng nhật xịn" phải cong mông mới đạp chạy được, mẹ "hành nghề" từ đấy cho tới 9 - 10 giờ sáng. Gặp trai thì được vài trăm, còn không được trăm, thậm chí vài chục. Nhiều hôm mẹ đạp xe về, mệt phờ ngồi ngay bực cửa, ăn vài thìa cơm nguội rồi mới đi chuẩn bị bữa trưa cho chồng, con đã cười khi tôi hỏi "hôm nay rau đắt không mẹ". Đã 5 năm tôi nhìn hình ảnh ấy. Tôi nghĩ đấy là ân huệ ông trời dành tặng một đứa vốn bi quan trước cuộc đời như tôi có một niềm tin "phải cười ngay cả khi cuộc đời rất dở".
Nhiều khi ngồi tâm sự với mẹ, được nghe mẹ kể lại hành trình cuộc đời mẹ. Dù không phải con ruột của mẹ nhưng tôi thấy cuộc đời của tôi bây giờ đang tái hiện lại cuộc đời mẹ. Gia cảnh khó khăn, người anh mà tôi yêu thương nhất lại ra đi oan ức ở cái tuổi đẹp nhất, sung sức nhất của một đời người. Tôi "khép cửa" với mọi thứ xung quanh. Tối sống cuộc đời cô độc và đắm mình trong những tháng ngày đau khổ. Mẹ đẻ ở quê xa, những ngày tháng ấy - nơi đất khách quê người, nơi mà tôi thấy chỉ có lừa lọc, nước mắt và máu của anh trai chính mẹ - mẹ nuôi của tôi là người luôn động viên tôi. Những đêm giật mình khi trong mơ thấy anh máu đẫm người, uất ức gọi tên tôi gào khóc thảm thiết, mẹ chạy xuống vỗ về tôi "bà biết, bà biết con khổ, bà biết". Gần một năm trời từ sau cái chết của anh, tôi điên điên dở dở như thế thì cũng ngần ấy giờ phút, ngần ấy ngày tháng mẹ bên tôi, khóc cùng tôi, yêu thương tôi, vỗ về tôi. Chẳng cần gì nhiều, chỉ cần có thế những tủi hờn, những ai oán, những ám ảnh tôi đã có thể xả hết bằng nước mắt và chìm vào giấc ngủ. Tâm sự với mẹ, nói chuyện với mẹ đã trở thành thói quen sinh hoạt của tôi. Dường như mẹ cũng vậy, không nào không bận bịu với đám rau muống sinh tồn của gia đình mẹ lại chạy lại phòng tôi, kể những câu chuyện khi mẹ còn thanh niên, những ngày tham gia dân công, những mối tình không hoa lá cành với các anh bộ đội và cuộc đời mẹ khi về làm vợ, làm mẹ. bao năm rồi, những câu chuyện mẹ kể cũng chỉ vậy, nhưng tôi vẫn yêu mẹ ở đó có nụ cười mẹ.
Tôi nhớ có một lần đã chót dại phát biểu: "số con lận đận lắm, cuộc đời lại na ná mẹ, nhưng để tránh đi vào vết xe đổ lấy chồng già con sẽ sống độc thân, chứ lấy chồng già như mẹ cũng khổ lắm". Khỏi nói gì sau đấy, tôi bị mẹ "chửi yêu" cho một trận tơi bời. Mẹ nói hết chuyện này đến khuyên điều nọ, cứ như tôi không đi lấy chồng thật vậy. Rồi mẹ đưa ra một nhân chứng sống - mẹ 40 tuổi vẫn phải lấy chồng sau nhiều lần quyết tâm làm "bà cô" già rồi cũng lấy một ông già không lương bổng, không tiền bạc, không cho mẹ gì ngoài một đứa con trai. Biết khổ ngay từ ngày đầu ông xuống đi lại, nhưng vẫn đồng ý lấy ông ấy. Buồn cũng nhiều, khó khăn cũng lắm, chồng có tuổi, con thì nhỏ, nay ốm mai đau, cuộc sống có lúc tưởng chừng như không có lối thoát.
Nhưng rồi mọi thứ vẫn ổn cả đấy thôi. Mỗi người sinh ra đều có một số phận, phải biết "chấp phận" thì mới vui vẻ sống được.Và ông trời luôn dành cho mỗi người một thứ để hy vọng, với mẹ đó là đứa con trai 9 năm liền học sinh giỏi. Những cuộc nói chuyện không có hồi kết, những niềm vui nhỏ nhỏ, những nụ cười có màu sắc của hạnh phúc, có màu sắc của đau khổ, có màu sắc của những suy tư đã theo tôi suốt 5 năm nay. 5 năm mẹ đã nhẹ nhàng quan tâm tôi, dõi theo tôi, động viên, cùng khóc cùng cười với đứa con gái chẳng máu mủ gì với mẹ như thế. Tôi biết, trong thế giới cô đơn của tôi, tôi vẫn hạnh phúc hơn rất nhiều, rất nhiều người, bởi tôi có một người mẹ sinh ra tôi để tôi có cơ hội được gặp một người mẹ nữa cũng yêu thương và lo lắng cho tôi, người duy nhất ở chốn phồn hoa đô thị dừng lại giữa đường để nhặt tôi về, cho tôi một chỗ ngủ, một cốc nước vối ủ ấm giữa ngày mưa phùn giá rét để tôi biết tình yêu của người mẹ đối với con là bao la.
Ở cái tuổi 40 mẹ đi làm "lẽ" cho một người đàn ông 60, cuộc đời mẹ mở sang một trang mới đầy những hỉ nộ ái ố, và tất nhiên tôi nghĩ vui ít nhưng buồn sẽ nhiều.
Tôi gặp mẹ lần đầu tiên cách đây 5 năm, khi đó tôi không khác một con cún lang thang trong mưa phùn lạnh giá những ngày đầu xuân. Đấy là cái nghiệp của sinh viên tỉnh lẻ - tôi đi tìm phòng trọ. Người phụ nữ thân hình nhỏ bé, nhỏ tới mức nếu mặc đồng phục học sinh tiểu học chắc chắn sẽ bị nhận nhầm, khuôn mặt sạm đen, nhưng lại có giọng nói lanh lảnh và nụ cười xua tan băng giá, đã đưa tôi về nhà, cho tôi uống cốc nước vối ấm áp và tôi đã ở lì luôn nhà người phụ nữ ấy suốt từ năm 2008 đến nay với tư cách là người thuê trọ và con nuôi của mẹ.
Mẹ quê gốc ở Thường Tín - Hà Tây và bây giờ là Hà Nội II, mẹ theo chồng về Hà Đông cũng là Hà Nội II nhưng Hà Nội hóa một cách rõ nét. Không được nhờ cậy nhiều ở người chồng, không có một công việc ổn định để có một khoản tiền ổn định. Nghề của mẹ - trồng rau. Nói là nghề nhưng cũng không hẳn là nghề, không có thu nhập ổn định, không có giờ giấc công sở. Mẹ chỉ có hơn 1 sào rau muống để chi phí cho sinh hoạt hàng ngày, cho thuốc men lúc ốm đau và phụ thêm tiền học phí cho đứa con trai mới học lớp 9 của mẹ.
56 tuổi, dù trời tạnh hay mưa, ấm áp hay lạnh giá 4 -5 độ C, cứ 1 rưỡi đến 2 giờ sáng, tiếng cửa sắt trên phòng mẹ lại soạt xẹt, chiếc nón lá đã mủn mốc bởi mưa nắng, chiếc xe đạp mini "hàng nhật xịn" phải cong mông mới đạp chạy được, mẹ "hành nghề" từ đấy cho tới 9 - 10 giờ sáng. Gặp trai thì được vài trăm, còn không được trăm, thậm chí vài chục. Nhiều hôm mẹ đạp xe về, mệt phờ ngồi ngay bực cửa, ăn vài thìa cơm nguội rồi mới đi chuẩn bị bữa trưa cho chồng, con đã cười khi tôi hỏi "hôm nay rau đắt không mẹ". Đã 5 năm tôi nhìn hình ảnh ấy. Tôi nghĩ đấy là ân huệ ông trời dành tặng một đứa vốn bi quan trước cuộc đời như tôi có một niềm tin "phải cười ngay cả khi cuộc đời rất dở".
Nhiều khi ngồi tâm sự với mẹ, được nghe mẹ kể lại hành trình cuộc đời mẹ. Dù không phải con ruột của mẹ nhưng tôi thấy cuộc đời của tôi bây giờ đang tái hiện lại cuộc đời mẹ. Gia cảnh khó khăn, người anh mà tôi yêu thương nhất lại ra đi oan ức ở cái tuổi đẹp nhất, sung sức nhất của một đời người. Tôi "khép cửa" với mọi thứ xung quanh. Tối sống cuộc đời cô độc và đắm mình trong những tháng ngày đau khổ. Mẹ đẻ ở quê xa, những ngày tháng ấy - nơi đất khách quê người, nơi mà tôi thấy chỉ có lừa lọc, nước mắt và máu của anh trai chính mẹ - mẹ nuôi của tôi là người luôn động viên tôi. Những đêm giật mình khi trong mơ thấy anh máu đẫm người, uất ức gọi tên tôi gào khóc thảm thiết, mẹ chạy xuống vỗ về tôi "bà biết, bà biết con khổ, bà biết". Gần một năm trời từ sau cái chết của anh, tôi điên điên dở dở như thế thì cũng ngần ấy giờ phút, ngần ấy ngày tháng mẹ bên tôi, khóc cùng tôi, yêu thương tôi, vỗ về tôi. Chẳng cần gì nhiều, chỉ cần có thế những tủi hờn, những ai oán, những ám ảnh tôi đã có thể xả hết bằng nước mắt và chìm vào giấc ngủ. Tâm sự với mẹ, nói chuyện với mẹ đã trở thành thói quen sinh hoạt của tôi. Dường như mẹ cũng vậy, không nào không bận bịu với đám rau muống sinh tồn của gia đình mẹ lại chạy lại phòng tôi, kể những câu chuyện khi mẹ còn thanh niên, những ngày tham gia dân công, những mối tình không hoa lá cành với các anh bộ đội và cuộc đời mẹ khi về làm vợ, làm mẹ. bao năm rồi, những câu chuyện mẹ kể cũng chỉ vậy, nhưng tôi vẫn yêu mẹ ở đó có nụ cười mẹ.
Tôi nhớ có một lần đã chót dại phát biểu: "số con lận đận lắm, cuộc đời lại na ná mẹ, nhưng để tránh đi vào vết xe đổ lấy chồng già con sẽ sống độc thân, chứ lấy chồng già như mẹ cũng khổ lắm". Khỏi nói gì sau đấy, tôi bị mẹ "chửi yêu" cho một trận tơi bời. Mẹ nói hết chuyện này đến khuyên điều nọ, cứ như tôi không đi lấy chồng thật vậy. Rồi mẹ đưa ra một nhân chứng sống - mẹ 40 tuổi vẫn phải lấy chồng sau nhiều lần quyết tâm làm "bà cô" già rồi cũng lấy một ông già không lương bổng, không tiền bạc, không cho mẹ gì ngoài một đứa con trai. Biết khổ ngay từ ngày đầu ông xuống đi lại, nhưng vẫn đồng ý lấy ông ấy. Buồn cũng nhiều, khó khăn cũng lắm, chồng có tuổi, con thì nhỏ, nay ốm mai đau, cuộc sống có lúc tưởng chừng như không có lối thoát.
Nhưng rồi mọi thứ vẫn ổn cả đấy thôi. Mỗi người sinh ra đều có một số phận, phải biết "chấp phận" thì mới vui vẻ sống được.Và ông trời luôn dành cho mỗi người một thứ để hy vọng, với mẹ đó là đứa con trai 9 năm liền học sinh giỏi. Những cuộc nói chuyện không có hồi kết, những niềm vui nhỏ nhỏ, những nụ cười có màu sắc của hạnh phúc, có màu sắc của đau khổ, có màu sắc của những suy tư đã theo tôi suốt 5 năm nay. 5 năm mẹ đã nhẹ nhàng quan tâm tôi, dõi theo tôi, động viên, cùng khóc cùng cười với đứa con gái chẳng máu mủ gì với mẹ như thế. Tôi biết, trong thế giới cô đơn của tôi, tôi vẫn hạnh phúc hơn rất nhiều, rất nhiều người, bởi tôi có một người mẹ sinh ra tôi để tôi có cơ hội được gặp một người mẹ nữa cũng yêu thương và lo lắng cho tôi, người duy nhất ở chốn phồn hoa đô thị dừng lại giữa đường để nhặt tôi về, cho tôi một chỗ ngủ, một cốc nước vối ủ ấm giữa ngày mưa phùn giá rét để tôi biết tình yêu của người mẹ đối với con là bao la.