Loại cỏ “siêu quyền lực” mọc hoang ở Việt Nam: Giúp cai nghiện thuốc lá, ức chế tế bào ung thư và nhiều bệnh khác

ĐỖ ĐỖ,
Chia sẻ

Mọc hoang và có sẵn ngoài thiên nhiên nên ít ai ngờ loại cỏ quen thuộc này lại có tác dụng trị ung thư, cai nghiện thuốc lá hiệu quả.

Với người dân sống ở các vùng quê Việt Nam, có lẽ chẳng ai xa lạ với loại cỏ có tên cỏ mã đề. Nó vốn là loại cây mọc dại nhưng có thể tận dụng làm rau ăn, có thể ăn sống, xào hay nấu cũng đều có vị ngon riêng. Không chỉ nước ta, ở các nước khác trên thế giới như Nhật Bản, Nam Mỹ... cũng sử dụng mã đề làm thực phẩm.

Loại cỏ “siêu quyền lực” mọc hoang ở Việt Nam: Giúp cai nghiện thuốc lá, tận diệt tế bào ung thư và nhiều bệnh khác - Ảnh 1.

Thành phần dinh dưỡng của cỏ mã đề:

100g lá mã đề chứa một lượng vitamin A tương đương với củ cà rốt. Toàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin còn gọi là aucubozit. Trong lá có chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C, vitamin K...

Đặc biệt, một nghiên cứu trên tạp chí Ethnopharmacology (Anh) đã chỉ ra rằng chất hóa học flavonoids trong cỏ mã đề có tác dụng ức chế sự gia tăng các dòng tế bào ung thư cực kỳ mạnh mẽ trong cơ thể người. Ngoài ra, uống nước cây mã đề cũng là phương pháp vừa đơn giản vừa hiệu quả có thể cải thiện được tình trạng nghiện thuốc lá chỉ trong một thời gian ngắn.

Loại cỏ “siêu quyền lực” mọc hoang ở Việt Nam: Giúp cai nghiện thuốc lá, tận diệt tế bào ung thư và nhiều bệnh khác - Ảnh 2.

Uống nước cây mã đề cũng là phương pháp vừa đơn giản vừa hiệu quả có thể cải thiện được tình trạng nghiện thuốc lá chỉ trong một thời gian ngắn.

Bàn giải về cỏ mã đề, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết: Trong Đông y, mã đề có vị ngọt, tính lạnh, đi vào các kinh, can, thận và bàng quang; tác dụng chữa đái rắt, ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, lợi tiểu...

Trong y học cổ truyền Việt Nam, mã đề được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa một số bệnh về tiết niệu, cầm máu, phù thũng, ho lâu ngày, tiêu chảy, chảy máu cam...

Một số bài thuốc từ cỏ mã đề được lương y Bùi Đắc Sáng chia sẻ:

1. Trị tiêu chảy: 1-2 nắm mã đề tươi, 1 nắm rau má tươi, 1 nắm cỏ nhọ nồi tươi. Mỗi ngày 1 thang sắc đặc uống.

2. Trị ho, tiêu đờm: Mã đề 10g, cát cánh 2g và cam thảo 2g. Mỗi ngày sắc uống một thang.

3. Trị viêm phế quản: Dùng 6 - 12g hạt mã đề sắc uống nhiều lần trong ngày (có thể kết hợp với thân mã đề).

4. Trị viêm cầu thận cấp tính: Mã đề 16g, ma hoàng 12g, sinh thạch cao làm thuốc 20g, mộc thông 8g, bạch truật 12g, gừng 6g, đại táo 12g, quế chi 6g và cam thảo 6g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.

5. Trị đi tiểu ra máu: Lá mã đề 12g và ích mẫu thảo 12g. Mang giã nát, vắt lấy nước cốt uống.

ma-de

Cây mã đề.

6. Trị chứng nóng gan mật và người nổi mụn: Một nắm lá mã đề tươi và một miếng gan lợn tầm bàn tay. Cả 2 thứ mang thái nhỏ xào hoặc nấu canh, nêm mắm muối vừa ăn để dùng trong buổi cơm trưa từ 6 - 7 ngày sẽ khỏi. Có thể dùng một ít rau mã đề tươi giã nhuyễn đắp vào chỗ bị mụn, dán băng dính lại. Lưu ý dùng thức ăn này phải kiêng đồ cay nóng, không cà phê hay uống rượu.

7. Trị chảy máu cam: Rau mã đề tươi mang rửa sạch và giã nát, tẩm vào ít nước, vắt lấy nước cốt uống. Người chảy máu cam nằm yên trên giường để gối cao đầu, bã mã đề thì đắp lên trán, nếu chảy nhiều cần dùng bông sạch nút bên mũi chảy, uống khoảng vài ngày sẽ khỏi.

8. Trị cao huyết áp: 30g mã đề tươi, 20g hạ khô thảo, 12g ich mẫu thảo, 12g hạt mồng (sao đen). Sắc nước uống trong ngày.

9. Trị đau mắt đỏ: 15g mã đề tươi, 15g kinh giới, 20g lá dâu, và 10g cúc hoa. Sắc nước uống 3 lần trong ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.

10. Trị chứng sốt xuất huyết: 50g mã đề tươi, 30g củ sắn dây, 1000ml nước sắc đến khi còn 500ml uống thành 2 lần trong ngày lúc đói (uống 3 ngày), từ ngày thứ 4 mỗi ngày uống 1 lần.

made4

Lưu ý:

Theo lương y Sáng, khi sử dụng bài thuốc từ cỏ mã đề cần chú ý kiêng dùng các chất kích thích, gây nóng như rượu, bia, cà phê… kẻo gây ra tác dụng phụ. Ngoài ra, trước khi áp dụng những bài thuốc trên cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để được kê liều lượng phù hợp với bệnh trạng và thể chất của mỗi người.

Phụ nữ mang thai, người già có thận kém phải thận trọng khi dùng lá mần trầu.

Chia sẻ