BÀI GỐC Ế chồng, tôi muốn xin ai đó một đứa con... "ngoài giá thú"

Ế chồng, tôi muốn xin ai đó một đứa con... "ngoài giá thú"

(aFamily)- Một người bạn gái thân của tôi lại nói sẽ môi giới một anh có khả năng giúp tôi chuyện đó...

39 Chia sẻ

Làm mẹ đơn thân sao mà khổ thế này!

,
Chia sẻ

(aFamily)- Chỉ là những câu nói tưởng chừng đơn giản song sức nặng của nó không hề nhỏ chút nào. Đã bao giờ chúng ta tự hỏi tổn thất tinh thần có bù đắp nổi không?

Gửi tới những người phụ nữ quan tâm đến chủ đề “Ế chồng, tôi muốn xin ai đó một đứa con... "ngoài giá thú"’

Nếu các chị, các em có ý định làm mẹ đơn thân, xin hãy tham khảo bài viết của tôi. Sau khi đọc xong, mọi người hãy đưa ra quyết định.

Tôi đã từng nghĩ làm mẹ đơn thân thật đơn giản, tôi cũng từng ích kỷ nhưng đúng hơn là tôi ghét đàn ông. Chỉ vì dư âm của cuộc tình cũ nhiều éo le mà tôi là người bị phản bội, tôi đã đánh mất niềm tin vào người khác giới. Tôi loại họ khỏi tâm trí, không thiết tha một tấm chồng nhưng tôi vẫn có con bằng cách mất tiền đi xin giống. Tôi bất hiếu, mặc cha mẹ khuyên can, anh chị mắng nhiếc, quyết làm theo ý muốn của mình.

Rồi tôi cũng mang bầu, cũng sinh con, cũng vượt qua được các rào cản của gia đình. Hình như những người thân của tôi thương hại bỏ qua cho sự cố chấp của tôi, có lẽ họ thương đứa trẻ nhiều hơn nên cũng bao dung cho tôi thật nhiều. Nhưng người ngoài không phải là những người thân, chính họ đã tạo ra sự khác biệt, tạo ra nỗi khổ tâm không chỉ cho mình tôi mà còn cho cả đứa bé.

Tôi có thể bù đắp cho con tôi vật chất, tình cảm song tôi không thể bù đắp danh dự thậm chí nhân phẩm của cháu bị tổn thương. Ngay từ bé, những vết thương lòng mà người ta gieo vào trong đầu cháu đã đủ để cháu có một tuổi thơ dữ dội. Liệu sau này, khi cháu lớn lên, cháu sẽ sống ra sao?

Ngày đi khai sinh, ông cháu đi làm thay, nhìn tờ giấy khai sinh trống phần tên bố, người cán bộ nhìn ông dò hỏi: “sao bác không khai tên bố cháu bé”. Ông ấp úng chưa kịp lý giải, bà bên cạnh đã lên tiếng thay “chắc cháu nó không chồng mà chửa!”.

Tôi đã từng bối rối trước những câu hỏi của bà con họ hàng xa, những người năm thì mười họa ghé thăm gia đình tôi. Họ hỏi bố cháu đâu? Làm sao có thì giờ để trả lời tường tận cho họ (thanh minh ư?) nên thôi đành nhanh nhảu: Bố cháu đi công tác! Thế hả? Cậu ấy công tác ở đâu, lần nào đến cũng không gặp, bố cháu bận nhỉ rồi quay sang hỏi cháu: Bố con tên gì, làm nghề gì? Người lớn còn chưa biết trả lời sao với những câu hỏi ấy bảo sao trẻ con chẳng ngờ nghệch. Nhưng cái người khách kia đâu có hiểu lại buông câu: Cu con có vẻ “tồ” quá nhỉ!

Lớn lên một chút, cháu đi học cấp một. Trong bài học có miêu tả nghề nghiệp cha mẹ mình, trong khi những bạn khác tự hào đứng lên kể bố mình là kỹ sư, bác sỹ, giáo viên. Có đứa bố làm cửu vạn, đạp xích lô cũng đứng lên dõng dạc trong khi con mình không biết bố là ai nói gì đến kể đích danh nghề nghiệp.

Lên cấp hai, cũng chỉ vì nóng tính mà nó đánh đứa bạn cùng xóm chảy máu mũi. Mẹ thằng bé kia xót con, mồm năm miệng mười, bô bô khăp xóm. Có một câu có lẽ bà ấy tâm đắc nhất nên gặp ai cũng buông ra “khổ thế đấy, con nhà nó không có bố dạy dỗ nên mới thế”.

Chỉ là những câu nói tưởng chừng đơn giản song sức nặng của nó không hề nhỏ chút nào. Đã bao giờ chúng ta tự hỏi tổn thất tinh thần có bù đắp nổi không? Cho dù chúng ta, con chúng ta, những đứa trẻ ngoài giá thú ấy, vẫn là người tốt song trong con mắt nhiều người, chúng ta vẫn có những khiếm khuyết để họ khai thác, dèm pha.

Đến giờ, tôi đem lại sự sống cho con tôi nhưng danh dự của nó mất đi tôi không thể nào san lấp nổi. Đó là điều tôi thực sự ân hận và tiếc nuối. Liệu tôi có là bà mẹ tốt hay không? Có lẽ chẳng bao giờ tôi dám cho mình hưởng ân huệ đó.

Những năm tháng tiếp theo của con tôi sẽ như thế nào, tôi không hề biết. Tôi cũng đâu có thể theo nó cả cuộc đời để an ủi, động viên. Tôi mất đi là hết nhưng con tôi còn sống, nó vẫn chịu những lời dèm pha của người đời. Đạp lên dư luận khó lắm, mọi người ạ.

Nếu cho tôi được trở về quá khứ, tôi sẽ không bao giờ chọn con đường làm mẹ đơn thân và đẻ con ngoài giá thú.

Giá như

Chia sẻ