Im lặng không phải giải pháp, đây mới là cách trả lời những câu hỏi "xoắn não" của trẻ mà phụ huynh thông minh thường áp dụng

B.T,
Chia sẻ

Vì sao con ốc sên có thể bò được lên tường? Ông già Noel có thật hay không? Sao người ta lại chết... Phụ huynh thông minh sẽ không bao giờ "lờ" đi những câu hỏi này của trẻ.

Có vẻ như mọi thứ trên đời này đều khơi gợi trí tò mò của trẻ con. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng trẻ em có thể hỏi 73 câu hỏi mỗi ngày. Và càng không có gì ngạc nhiên khi có rất nhiều câu hỏi đưa cha mẹ vào tình thế "dở khóc dở cười", trả lời không được mà từ chối cũng không yên với trẻ.

Theo một nghiên cứu của Jackie Donnelly, Giám đốc thương hiệu Tots Town tại Argos, hợp tác với nhà tâm lý học trẻ em Tiến sĩ Sam Wass, trong số 1.500 phụ huynh thì có đến 500 các ông bố bà mẹ than phiền về việc trẻ hỏi suốt từ 6 giờ sáng, và nó chỉ kết thúc khi bé lên giường đi ngủ vào lúc 8 giờ tối. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các ông bố phải chịu nhiều câu hỏi hơn các bà mẹ, họ đã trả lời 413 câu hỏi hàng tuần. Khoảng 46% cha mẹ cảm thấy dường như trẻ học những câu hỏi này từ những đứa trẻ khác.

Tuy rằng việc nghe và trả lời các câu hỏi thì vô cùng mệt mỏi, nhưng 4/10 phụ huynh nằm trong số 500 người bị "tra tấn" từ sáng đến tối lại cảm thấy tự hào về con của họ bởi sự tò mò về thế giới.

phu-nu-8-lam-sao-khuyen-khich-tre-dat-cau-hoi

Trong số 1.500 phụ huynh thì có đến 500 các ông bố bà mẹ than phiền về việc trẻ hỏi suốt từ 6 giờ sáng, và nó chỉ kết thúc khi bé lên giường đi ngủ vào lúc 8 giờ tối (Ảnh minh hoạ).

Trong số 73 câu mà trẻ thường hỏi cha mẹ, thì có 22 câu được xem là khó trả lời nhất, nhiều lần khiến cha mẹ phải "xoắn não", bao gồm:

1. Em bé được tạo ra như thế nào?

2. Tại sao người ta lại chết?

3. Thế giới rộng lớn như thế nào?

4. Tại sao mẹ và bố lại đánh nhau?

5. Tại sao con không được chơi cả ngày?

6. Tại sao con phải đi học?

7. Tại sao bạn đó lại có màu da khác với con?

8. Chúa là ai?

9. Ông già Noel có thật không?

10. Tại sao con không thể thức khuya như bố mẹ?

11. Tại sao bầu trời màu xanh?

12. Nước từ đâu đến?

13. Vì sao biển mặn?

14. Tại sao lại có một năm nhuận?

15. Con chim bay như thế nào?

16. Mấy giờ rồi?

17. "Chúng ta không có khả năng" nghĩa là gì?

18. Khi bố mẹ chết con sẽ sống với ai?

19. Số nguyên là gì?

20. Cái gì tạo nên sấm sét?

21. Tại sao người này lại có ý nghĩa với người kia?

22. Lỗ đen là gì?

Vậy cha mẹ nên làm gì khi gặp những câu hỏi khó của trẻ?

dat cau hoi

Dường như trẻ không bao giờ thoả mãn với mọi câu trả lời. Trẻ sẽ hỏi tiếp những vấn đề phát sinh mà chúng cảm thấy khó hiểu trong câu trả lời của cha mẹ (Ảnh minh hoạ).

Cha mẹ không phải là một cuốn bách khoa toàn thư nên việc bạn không biết là chuyện rất bình thường. Và trong trí tò mò của trẻ, cũng không có câu trả lời nào thực sự tốt cho tất cả mọi câu hỏi.

Thế nên cha mẹ cứ thành thực mà trả lời, và đừng cố lấp liếm một cách vụng về như "mẹ đang bận, lúc khác mẹ trả lời" hay "ra kia chơi đi, con nít con nôi biết gì mà hỏi". Cha mẹ hãy khuyến khích, nuôi dưỡng trí tò mò và khéo léo thỏa mãn cơn khát kiến thức của trẻ bằng những cách sau, theo gợi ý của các phụ huynh thông minh:

Đừng im lặng

Nếu trẻ đặt ra câu hỏi mà cha mẹ chưa biết, thì hãy cùng bé tìm hiểu vấn đề đó và thảo luận. Cha mẹ không nên im lặng trong khi con bạn đang cố gắng tìm ra câu trả lời hoàn hảo. Bởi việc giữ im lặng ám chỉ với trẻ rằng chúng đã hỏi một câu hỏi tồi. Thay vào đó, hãy coi những câu hỏi này là cơ hội để hiểu những gì diễn ra trong tâm trí của trẻ. Cha mẹ sẽ biết con mình đang suy nghĩ gì, quan tâm đến vấn đề gì để tự nhắc mình rằng con đã lớn rồi.

child-mum-talking

Cha mẹ không nên im lặng khi đang suy nghĩ tìm câu trả lời, bởi việc giữ im lặng ám chỉ với trẻ rằng chúng đã hỏi một câu hỏi tồi (Ảnh minh hoạ).

Đọc sách

Mặc dù cha mẹ có thể biết rất nhiều thứ nhưng không thể khẳng định là mình biết tất cả. Có rất nhiều chủ đề nhạy cảm như tình dục, các mối quan hệ, cái chết, bản sắc dân tộc, giới tính, chiến tranh và nhiều thứ khác nữa. Thế nên, cha mẹ hãy đọc nhiều sách về các chủ đề khác nhau hoặc xem qua các tư liệu để hiểu rõ hơn. Khi trẻ hỏi thì cha mẹ đã chuẩn bị sẵn sàng và biết cách trả lời với những lời giải thích đơn giản dễ hiểu đối với trẻ.

Đây không chỉ là cơ hội cho bạn thêm kiến thức mà còn đảm bảo trẻ không cảm thấy xấu hổ vì thông tin sai lệch nếu chúng trao đổi với bạn bè hoặc với một ai khác.

Hãy cho trẻ biết là mình luôn được yêu thương

Khi trẻ đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề tử vong, nghĩa là trẻ đang quan tâm đến cha mẹ và lo lắng nếu có điều gì bất trắc xảy ra với cha mẹ. Các câu hỏi về bệnh tật có lẽ cũng đã khiến trẻ lo lắng khi trẻ xem xét đến các thảm hoạ thiên nhiên có thể ảnh hưởng đến gia đình.

Trong trường hợp này, cha mẹ nên nhìn vào thực tế mà trả lời trẻ. Rằng sẽ rất buồn nếu cái chết đến với một ai đó trong gia đình chúng ta, và thiên tai là thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của tất cả mọi người. Tuy nhiên, trong bất kỳ tình huống nào thì trẻ vẫn sẽ luôn được yêu thương và chăm sóc.

Tình hình tài chính của gia đình

Sẽ rất khó khăn để giải thích cho trẻ hiểu về tình hình tài chính của gia đình. Trẻ luôn thắc mắc tại sao bạn được mua món đồ chơi đó còn con thì không, hay tại sao con không bao giờ được đi du lịch? Cha mẹ đừng lo lắng và đừng lo trẻ buồn lâu, chúng rất dễ bị phân tán sự chú ý. Chỉ sau 15 phút là trẻ sẽ đi tìm một thứ gì đó thú vị, mới mẻ và kích thích tâm trí của chúng hơn.

asian-mum-daughter-drawing-paper-garden_42193-133

Nếu thời gian và không gian cho phép, cha mẹ hãy sử dụng đồ chơi hoặc hình vẽ để giải thích những ý tưởng lớn và phức tạp cho trẻ dễ hình dung và dễ hiểu (Ảnh minh hoạ).

Tuy nhiên, đây có thể được xem là một cơ hội tốt để cha mẹ dạy trẻ về tiền. Cha mẹ có thể giải thích rằng bạn chọn dành thời gian và tiền bạc cho những thứ quan trọng hơn. Hãy giảm thiểu các câu trả lời làm tăng sự bất an như "chúng ta không có tiền" vì những câu trả lời này có thể gieo rắc sự nghi ngờ vào tâm trí trẻ về việc gia đình mình có an toàn về tài chính hay không. Sau này, dù đã trưởng thành và đi làm thì trẻ vẫn sẽ mang tâm lý nghi ngờ và lo lắng.

Hãy luôn giữ bình tĩnh

Trẻ có thể hỏi cha mẹ bất cứ vấn đề gì mà trẻ quan tâm dù đôi khi vấn đề đó tương đối khó giải thích như tình dục, bạo lực, ma túy hoặc rượu. Cha mẹ hãy nhớ giữ bình tĩnh để trả lời, đừng vội chất vấn trẻ tại sao lại hỏi điều đó, bởi nhiều khi bản thân trẻ cũng không biết ý nghĩa của nó, chỉ đơn giản là trẻ đọc thấy nó ở đâu đó.

Nếu chủ đề quá nhạy cảm đối với bạn, hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ chồng hoặc vợ của bạn nói chuyện tiếp với trẻ hoặc thỏa hiệp và giải thích rằng đó sẽ là một chủ đề để thảo luận vào một lúc khác.

Sử dụng phương tiện trực quan và giáo dục

Nếu thời gian và không gian cho phép, cha mẹ hãy sử dụng đồ chơi hoặc hình vẽ để giải thích những ý tưởng lớn và phức tạp. Việc sử dụng những vật dụng quen thuộc giúp trẻ nắm bắt một cách nhanh chóng khi thảo luận về những vấn đề khó. Nó cũng kích thích trí tưởng tượng của trẻ và phép trẻ sáng tạo theo cách riêng của mình.

Nguồn: Parent

Chia sẻ