Cha mẹ thông minh không nói 5 điều này nếu muốn nuôi dưỡng tinh thần mạnh mẽ, bản lĩnh cho trẻ
Dù vô tình hay cố ý bắt trẻ che giấu đi cảm xúc thật của mình thì đó cũng không phải là cách làm của những cha mẹ thông thái!
Một người cha dắt đứa con 8 tuổi của mình vào phòng khám tâm lý và nói: "Tôi rất tự hào vì con tôi quá mạnh mẽ. Nó đã không khóc một lần nào khi bà qua đời."
Đó là một ví dụ về việc tinh thần mạnh mẽ bị hiểu sai và biến thành một thông điệp gây hại cho trẻ em. Mặc dù người cha không có ý xấu với con cái của mình nhưng những lời nói của ông có khả năng gây hại khá lớn.
"Không khóc" không phải là dấu hiệu của một tinh thần mạnh mẽ. Trong thực tế, thường có thể mất nhiều can đảm để rơi nước mắt hơn là giữ chúng lại. Sức mạnh tinh thần liên quan đến việc nhận thức sâu sắc về cảm xúc của bạn và biết cách thể hiện chúng theo những cách lành mạnh - chẳng hạn như khóc khi bạn buồn.
Những từ ngữ bạn sử dụng để nói với trẻ sẽ có tác động rất lớn. Nếu không cẩn thận, bạn có thể gửi một thông điệp thấm nhuần thói quen không lành mạnh và có thể khiến trẻ em mất đi sức mạnh tinh thần mà chúng cần trong có trong cuộc sống.
Dưới đây là 5 điều bạn nên ngừng nói với con trẻ nếu bạn muốn chúng mạnh mẽ về tinh thần.
1. "Không có vấn đề gì!"
Mỗi khi con bạn gặp phải những rắc rối như lo lắng về buổi độc tấu piano sắp tới hay lo lắng bị bạn thân giận dỗi, đừng giảm thiểu những lo lắng của trẻ bằng cách nói: "Không có vấn đề gì".
Với trẻ, đó là một vấn đề lớn. Trẻ chia sẻ những nỗi lo đó là đang cố nói với bạn rằng con cần giải quyết những cảm xúc của mình. Vì vậy, thay vì khăng khăng nói rằng con không nên quan tâm, hãy dạy cho trẻ những kỹ năng cần thiết để đối phó với cảm xúc của mình.
2. "Nín ngay!"
Không có gì sai khi khóc. Đó là một cách lành mạnh để thể hiện cảm xúc. Một trong những lý do rất nhiều người lớn có thể xin lỗi khi họ rơi nước mắt là vì họ được dạy rằng "khóc là xấu".
Tất nhiên, nếu con bạn la hét và lăn lộn giữa cửa hàng tạp hóa, những nơi công cộng, bạn sẽ cần phải giải quyết và ngăn chặn ngay hành vi này. Hãy giải thích rằng làm phiền những người khác trong cửa hàng là không ổn. Chỉ cần chắc chắn rằng bạn sửa chữa hành vi của con bạn, không phải là kìm nén cảm xúc một cách tiêu cực.
3. "Con là đứa trẻ thông minh nhất!"
Khi bạn nói với con rằng "con là cầu thủ bóng rổ giỏi nhất thế giới" hay bạn khẳng định "con là đứa trẻ thông minh nhất trường" thì lời khen quá mức như vậy có hại nhiều hơn lợi.
Hãy khen ngợi một cách chân thật và tập trung vào sự nỗ lực của con nhiều hơn thành tích.
Bạn nên nhấn mạnh sự thật rằng con đã học trong một thời gian dài hoặc con đã cố gắng hết sức để trẻ biết bạn coi trọng nỗ lực của chúng. Nếu bạn dành lời khen ngợi cho kết quả thành công, chúng có thể sẽ có hướng suy nghĩ rằng mình cần phải giành chiến thắng bằng mọi giá, ngay cả khi gian lận, làm tổn thương mọi người để đạt được điều đó.
Hơn nữa, trẻ có thể nghĩ rằng mình chỉ xứng đáng được khen ngợi khi hoàn thành xuất sắc - điều có thể khiến chúng không thể thử bất cứ điều gì mà có thể gây thất bại.
4. "Mọi thứ khác ổn!"
Điều thường làm của các cha mẹ khi muốn trấn an con cái của họ rằng "mọi thứ sẽ ổn thôi". Nhưng đôi khi, mọi thứ không ổn. Bạn không thể ngăn chúng gặp phải khó khăn hay những rắc rối.
Thay vì nói với con rằng "sẽ không có điều gì xấu xảy ra" hay "việc gì sẽ đâu vào đấy", hãy dạy con rằng chúng đủ mạnh mẽ để đối phó với bất cứ điều gì trong cuộc sống. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn cung cấp cho chúng các kỹ năng và công cụ đối phó mà trẻ cần để xử lý các thách thức không thể tránh khỏi trong cuộc sống.
5. "Bình tĩnh"
Khi bạn bảo con "bình tĩnh lại", chính xác không tạo ra cảm giác bình yên. Trên thực tế, hầu hết các bậc cha mẹ đều nói: "Bình tĩnh!" để không muốn con tiếp tục thể hiện cảm xúc của mình.
Nhưng con bạn đang nói rằng nó buồn. Vì vậy, điều quan trọng là đảm bảo rằng bạn cung cấp cho con những kỹ năng chúng cần để bình tĩnh lại - sau tất cả, bạn muốn con mình biết phải làm gì khi bạn không ở đó để giúp chúng điều chỉnh cảm xúc của mình.
Chủ động dạy con kỹ năng để tự giải quyết. Điều đó có thể là là hít một vài hơi thở sâu hoặc là đi dạo, trẻ em cần biết cách làm dịu tâm trí và cơ thể của chúng.
Sau đó, thay vì bảo trẻ bình tĩnh, bạn có thể nhắc nhở con mình về một kỹ năng cụ thể giúp chúng bình tĩnh. Cuối cùng, trẻ sẽ tự học cách rèn luyện những kỹ năng đó và tự trau dồi cho bản thân.
Mỗi ngày bạn có cơ hội để giúp trẻ tạo ra những thói quen tích cực. Nếu bạn đang sử dụng những cụm từ trên, hãy thay đổi chiến lược nuôi dạy con cái của bạn.
Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu dạy cho trẻ em các kỹ năng xã hội và cảm xúc mà chúng cần để thành công. Và một vài thay đổi đơn giản cho thói quen nuôi dạy con cái của bạn có thể là công cụ giúp chúng đạt được tiềm năng lớn nhất của mình.