Hiền Thục U50 nhưng vẫn "trẻ như thiếu nữ đôi mươi", bí quyết vừa đơn giản lại còn miễn phí

Đậu Đậu,
Chia sẻ

Bí quyết trẻ lâu của Hiền Thục đó là không bao giờ ngồi quá lâu một chỗ. Nữ ca sĩ yêu thích các hoạt động ngoài trời, thường xuyên ra ngoài vận động, đi bộ để cơ thể không tích tụ mỡ thừa.

Dù đã bước sang tuổi 43, nhưng Hiền Thục được đánh giá "trẻ như thiếu nữ đôi mươi"

Ca sĩ Hiền Thục sinh năm 1981, cô nổi tiếng cùng thời với loạt ca sĩ: Mỹ Tâm, Quang Vinh, Quang Lê, Lệ Quyên... Nữ ca sĩ ghi dấu ấn trong lòng khán giản với những bài hit: Nhật ký của mẹ, Hồn quê, Điều em lo sợ...

Dù đã bước sang tuổi 43, nhưng Hiền Thục vẫn được khán giả đánh giá rằng "trẻ như thiếu nữ đôi mươi". Từ thần thái đến nụ cười rạng rỡ, làn da căng bóng, suối tóc đen nhánh đều khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Hiền Thục U50 nhưng vẫn "trẻ như thiếu nữ đôi mươi", bí quyết chống lão hóa vừa đơn giản lại còn miễn phí - Ảnh 1.

Nhan sắc thời trẻ của ca sĩ Hiền Thục.

Để chăm sóc sắc đẹp, Hiền Thục tiết lộ bản thân thường dành ra 4 giờ mỗi ngày, từ 10h30 đến 2h30 chiều, cho các hoạt động như uống nước ấm, tắm, tẩy da chết, gội đầu với dầu gội thiên nhiên, xông hơi, đắp mặt nạ, và dùng dầu dưỡng thể. Cô cũng chú trọng đến việc chăm sóc các vùng da nhạy cảm như mắt, cổ và môi, và chỉ sấy tóc khô 70% trước khi dưỡng ngọn. Qua lời kể của nữ ca sĩ, có thể thấy rằng Hiền Thục đã đầu tư khá nhiều thời gian và công sức vào việc giữ gìn nhan sắc của mình.

Ngoài ra, bí quyết trẻ lâu của Hiền Thục đó là không bao giờ ngồi quá lâu một chỗ. Nữ ca sĩ yêu thích các hoạt động ngoài trời, thường xuyên ra ngoài vận động, đi bộ để cơ thể không tích tụ mỡ thừa. Hiền Thục từng nói: "Tôi ít khi ngồi lâu và hay đi bộ. Đứng thường xuyên cũng là thói quen giúp toàn bộ cơ thể của bạn được săn chắc".

Tuổi 43 xinh đẹp, giàu sức sống của Hiền Thục.

Thực tế, việc ngồi quá nhiều có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe của phụ nữ, bao gồm:

- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Do hoạt động ít, lượng máu lưu thông không hiệu quả, có thể dẫn đến các vấn đề về tim.

- Rối loạn chuyển hóa: Ngồi lâu có thể làm tăng cân và gây rối loạn chuyển hóa, dẫn đến nguy cơ béo phì và tiểu đường loại 2.

- Đau lưng và cột sống: Tư thế ngồi xấu và ngồi lâu không đổi có thể gây đau lưng và ảnh hưởng đến cấu trúc xương.

- Suy giảm sức khỏe xương khớp: Ít vận động cũng làm giảm sức khỏe xương và có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.

- Giảm tuần hoàn máu: Việc ngồi lâu có thể gây suy giảm tuần hoàn máu, dẫn đến tình trạng phù nề và suy giãn tĩnh mạch.

- Yếu cơ: Ngồi lâu không vận động cơ bắp có thể dẫn đến yếu cơ, nhất là cơ ở chân và hông.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần: Ngồi nhiều có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm và lo âu do sự thiếu hụt của hoạt động thể chất và tương tác xã hội.

Phụ nữ chăm chỉ đi bộ, cơ thể nhận được những lợi ích nào?

Sau tuổi 40, nhiều phụ nữ thường "lười biếng" tập thể dục. Tuy nhiên chính sai lầm này lại là thủ phạm dẫn đến "ba cao" đó là đường huyết cao, mỡ máu cao và axit trong nước tiểu cao.

Chị em dù ở độ tuổi nào thì vẫn phải tập thể dục và chọn các môn thể thao phù hợp với tuổi mình như đi bộ, yoga, đi xe đạp, bơi lội... Bằng cách này, bạn có thể gia tăng sức khỏe và làm chậm lão hóa. Trong đó, đi bộ là bài tập được chuyên gia khuyến khích chị em thực hiện nhất.

Theo nhà sinh lý học Steven Hawkins, khối lượng xương của mỗi người sẽ đạt đỉnh vào năm 30 tuổi, sau đó mỗi năm một người sẽ mất khoảng 1-2% mật độ xương. Để ngăn ngừa quá trình mất xương và giữ được độ linh hoạt cho các cơ khớp, ông Steven khuyên mọi người nên thường xuyên đi bộ hoặc chạy bộ vào buổi sáng vì thói quen này "tốt cho cơ thể bạn đến tận xương tủy". Chuyên gia cho biết mỗi người chỉ cần đi bộ 20-30 phút mỗi sáng là đủ rồi.

di-bo-1000-buoc-co-tot-khong-bao-nhieu-buoc-moi-tot-cho-suc-khoe-202103271523099256.jpg

Đi bộ đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể phụ nữ, bao gồm:

- Cải thiện sức khỏe tim mạch: Đi bộ giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

- Kiểm soát cân nặng: Đi bộ đốt cháy calo và hỗ trợ quá trình giảm cân hoặc duy trì cân nặng hợp lý.

- Tăng cường sức khỏe xương: Hoạt động này cũng hỗ trợ sức khỏe xương, có thể giảm nguy cơ loãng xương.

- Giảm stress và cải thiện tâm trạng: Đi bộ giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng nhờ việc sản sinh các hormone hạnh phúc như endorphin.

- Tăng cường cơ bắp: Đi bộ đều đặn giúp tăng cường và săn chắc cơ bắp ở chân, hông và phần dưới của cơ thể.

- Nâng cao sức khỏe tinh thần: Đi bộ có thể cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và mất trí nhớ ở phụ nữ cao tuổi.

- Cải thiện khả năng tiêu hóa: Việc đi bộ thường xuyên giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm nguy cơ táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác.

Chia sẻ