Chuyên gia 30 năm nghiên cứu bệnh tiểu đường chỉ rõ 4 món ăn khiến đường huyết "tăng không phanh", toàn món người Việt hay dùng

Đậu Đậu,
Chia sẻ

Có không ít món ăn chúng ta tiêu thụ mỗi ngày lại khiến cho đường huyết tăng vọt mà không biết.

Tiểu đường là một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất trong xã hội ngày nay. Khi đã mắc bệnh, người bệnh chỉ có thể chịu chung sống với nó cả đời bằng thuốc chứ chưa có cách điều trị dứt điểm. Đáng nói, bệnh tiểu đường dễ gây ra biến chứng nghiêm trọng đến thận, mắt, thần kinh... nếu như không được kiểm soát kỹ.

Viện sĩ Ning Guang (Trung Quốc) đã có 30 năm nghiên cứu về lĩnh vực tiểu đường chia sẻ: Sự phát triển của bệnh tiểu đường thường đi kèm với mất cân bằng của hệ thống miễn dịch, cơ thể gặp vấn đề trong việc sản xuất và sử dụng insulin.

Chuyên gia 30 năm nghiên cứu bệnh tiểu đường chỉ rõ 4 món ăn khiến đường huyết "tăng không phanh", toàn món mà người Việt hay dùng - Ảnh 1.

Thực phẩm là nguyên nhân chính tác động đến lượng đường huyết trong cơ thể. Có không ít món ăn khiến cho đường huyết tăng vọt mà không biết.

1. Thực phẩm chứa lượng đường cao

Thực phẩm chứa lượng đường cao bao gồm kẹo, đồ ngọt, đồ uống có ga... Những món ăn này chứa lượng đường đơn - loại đường được hấp thụ rất nhanh vào máu, gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh.

Khi chúng ta tiêu thụ thực phẩm chứa đường, nhu cầu về insulin sẽ tăng lên, gây áp lực lên chức năng của tuyến tụy.

Chuyên gia 30 năm nghiên cứu bệnh tiểu đường chỉ rõ 4 món ăn khiến đường huyết "tăng không phanh", toàn món mà người Việt hay dùng - Ảnh 2.

Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều đường cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe gan, mức độ nguy hiểm tương tự như thói quen uống rượu. Bên cạnh đó, tiêu thụ quá nhiều đường được xem là nguyên nhân hình thành bệnh trầm cảm, tiểu đường, ung thư… Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi ngày người lớn chỉ nên tiêu thụ 25gr đường.

2. Thức ăn giàu chất béo

Thức ăn giàu chất béo bao gồm đồ chiên, thịt mỡ... Những món này chứa lượng lớn axit béo bão hòa và cholesterol. Nếu tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến rối loạn lipid máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường.

Chuyên gia 30 năm nghiên cứu bệnh tiểu đường chỉ rõ 4 món ăn khiến đường huyết "tăng không phanh", toàn món mà người Việt hay dùng - Ảnh 3.

Ngoài ra, thức ăn giàu chất béo còn có thể gây ra béo phì, gan nhiễm mỡ và các vấn đề sức khỏe khác. Viện sĩ Ning Guang khuyên chúng ta nên hạn chế tiêu thụ thức ăn giàu chất béo, tốt nhất hãy chọn các sản phẩm thay thế ít chất béo hoặc không có.

3. Thực phẩm chứa nhiều muối

Thực phẩm chứa nhiều muối cũng là điều mà người mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý. Việc nạp quá nhiều muối có thể dẫn đến tình trạng cao huyết áp và bệnh tim mạch - đây cũng là các yếu tố phổ biến gây ra bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều muối, như các sản phẩm ướp muối, cá muối, dưa muối...

Chuyên gia 30 năm nghiên cứu bệnh tiểu đường chỉ rõ 4 món ăn khiến đường huyết "tăng không phanh", toàn món mà người Việt hay dùng - Ảnh 4.

4. Thực phẩm có hàm lượng purin cao

Thực phẩm có hàm lượng purin cao bao gồm nội tạng động vật, hải sản, đậu và các loại hạt... Những thực phẩm này không chỉ có thể gây ra bệnh gout, mà còn ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết của bệnh nhân tiểu đường. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn. Hãy bổ sung nguồn thực phẩm có chứa lượng chất béo thấp như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt...

3 loại thực phẩm này có thể giúp kiểm soát hiệu quả đường huyết, ăn một ít mỗi ngày sẽ giúp bạn phòng bệnh

1. Mộc nhĩ

Mộc nhĩ là một loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh tiểu đường vì chúng chứa các thành phần như polysaccharid, vitamin, protein, caroten, kali, natri, canxi, sắt và nhiều khoáng chất có lợi. Đặc biệt, polysaccharid trong mộc nhĩ có hiệu quả trong việc giảm đường huyết.

Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng polysaccharid có trong nấm có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những con chuột bị tiểu đường.

2. Mướp đắng

Mướp đắng có chứa một hợp chất giống insulin gọi là Polypeptide-p hoặc p-insulin, chất này đã được chứng minh là có thể kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên. Bạn có thể phơi khô mướp đắng và pha nước uống, cách này giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ hơn.

uong-nuoc-muop-dang-hang-ngay-co-tot-khong-3.png

3. Cần tây

Cần tây chứa nhiều chất xơ, trong khi thức ăn giàu chất xơ có thể tăng cảm giác no, giảm lượng calo nạp vào. Đồng thời có thể làm chậm quá trình cơ thể hấp thụ carbohydrate, điều này làm chậm tốc độ tăng đường nhiều hơn.

Nếu bạn muốn ngăn chặn sự tăng đường huyết nhanh chóng, bạn nên chú ý đến việc ăn uống hợp lý, thường xuyên ăn cần tây một cách thích hợp.

Viện sĩ Ning Guang cũng khuyến cáo thêm rằng: Sau khi phát hiện ra bệnh tiểu đường, ngoài việc bạn chú trọng đến sức khỏe dinh dưỡng thì cũng cần thay đổi thói quen sống, tăng cường tập luyện, ngủ đủ giấc để kiểm soát đường huyết.

Chia sẻ