Gửi những nhân viên thiện lành: “Đã đến lúc đứng lên từ điều nhỏ nhất để cải thiện cuộc sống của chính mình”

Quiry,
Chia sẻ

Đừng luôn luôn làm theo những gì người khác bảo một cách rập khuôn và ngốc nghếch nữa, bởi bạn xứng đáng có một môi trường làm việc tốt hơn.

Những người lao động, dù là trí óc hay tay chân, thì công việc của họ luôn phải được đảm bảo thật nhiều yếu tố. Bao gồm mức thù lao hợp lý với sức lao động bỏ ra, môi trường làm việc an toàn và được làm việc dưới quyền của những lãnh đạo có tâm. Thế nhưng đôi khi sự tham lam của doanh nghiệp đã đẩy người lao động vào một cuộc sống mưu sinh cực nhọc, nguy hiểm.

Mới đây, tại Hàn Quốc, người lao động ở các siêu thị đã cùng nhau đứng lên để yêu cầu thay đổi thiết kế thùng cartoon đựng sản phẩm. Theo đó, họ đã tổ chức một buổi họp báo với Văn phòng lao động Seoul đề nghị giảm trọng lượng các hộp đựng hàng cũng như thiết kế tay cầm cho hộp cartoon.

Gửi những nhân viên thiện lành: “Đã đến lúc đứng lên từ điều nhỏ nhất để cải thiện cuộc sống của chính mình” - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Câu chuyện đời thực về sự dũng cảm của những người lao động Hàn Quốc thực sự đã truyền cảm hứng tới người lao động khắp nơi, đồng thời cũng phơi bày nhiều sự thật cay đắng trong thế giới lao động chân tay.

Từ thực tế sẽ không có ai hiểu nỗi khổ của người lao động ngoài chính họ…

Quả thật, với người ngoài khi nhìn vào câu chuyện kia đã phải tự đặt ra câu hỏi "Chỉ là bê thùng hàng thôi mà, có cần làm mọi thứ cầu kỳ và lãng phí như vậy không?". Nhưng đi sâu vào trong công việc thật của họ, ta mới hiểu thêm rằng "Không có ai khóc nỗi đau này ngoài chính những người làm công việc đó hàng ngày!". Một nhân viên siêu thị trong ngày sẽ dỡ thùng hàng nặng khoảng 10.8kg với tần suất 403 lần/ngày. Thậm chí vào những dịp lễ Tết, họ còn phải bê thùng hàng nặng gấp 3-4 lần. Phải nói công việc này không "giết chết" người lao động ngay tức thì nhưng nó để lại hậu quả khó lường về lâu về dài.

Trong bất cứ công việc nào cũng vậy. Người ngoài nhìn vào họ sẽ chẳng thấy những "góc khuất" và gian khổ, thậm chí họ còn giữ suy nghĩ rằng công việc ấy dễ dàng, nhàn hạ. Khi nằm trong chăn ấm đệm êm những đêm đông, người ta nào có thấu cái lạnh buốt của những nhân viên vệ sinh môi trường ngoài kia. Khi ngồi trong một nhà hàng sang trọng lộng lẫy và thơm nức, được thưởng thức những món ăn ngon, người ta nào có biết tới cảnh hôi hám, bẩn thỉu và nguy hại với những kim tiêm, dao cạo, đinh gỉ... Cho đến bài học thức tỉnh về việc những người lao động "thiện lành" phải đứng lên bảo vệ quyền lợi chính đáng từ việc làm nhỏ nhất.

Gửi những nhân viên thiện lành: “Đã đến lúc đứng lên từ điều nhỏ nhất để cải thiện cuộc sống của chính mình” - Ảnh 2.

Chẳng mấy ai có thể thấu được nỗi khổ thực sự của người lao động chân tay

Những siêu thị ở Hàn Quốc kể trên cho biết họ không muốn sản xuất thùng cartoon có tay cầm vì như vậy sẽ làm tăng chi phí sản xuất. Chẳng riêng gì họ mà ông sếp nào mà chẳng muốn tối ưu hóa lợi nhuận! Khi bạn lao động dưới trướng của các sếp doanh nghiệp, họ sẽ muốn bạn phải làm việc cật lực, chăm chỉ và vẫn phải chấp nhận mức lương rẻ mạt, điều kiện làm việc thiếu thốn. Từ những việc tưởng chừng như rất nhỏ nhặt thôi nhưng dần dà thì các sếp được đà lấn tới, ngày càng thể hiện uy quyền lấn át người lao động.

Khi có sự đồng lòng của một bộ phận người lao động, vấn đề sẽ được làm bung ra để trở nên gay gắt và cấp thiết hơn. Tất nhiên, để đòi lại quyền lợi thì không phải điều dễ dàng. Các sếp đều khá dễ bắt thóp tâm lý người lao động, nên chớ có tin vào dăm ba lời dụ dỗ hứa hẹn ngon ngọt. Mọi chuyện phải được giải quyết trên giấy tờ, bằng giấy trắng mực đen và có chữ ký đàng hoàng.

Gửi những nhân viên thiện lành: “Đã đến lúc đứng lên từ điều nhỏ nhất để cải thiện cuộc sống của chính mình” - Ảnh 3.

Đã đến lúc để đứng lên vì quyền lợi của chính chúng ta

Các chị em thì sao, đã bao giờ bạn gặp một môi trường làm việc khiến bạn muốn đứng lên "chiến đấu" chưa? Đừng sợ hãi nhé, vì đây là quyền lợi của chính chúng ta mà!

Chia sẻ