Giáo viên dạy Văn khẳng định "không có lửa làm sao có khói", học sinh lớp Hóa hùng hồn chứng minh ngược khiến cô cũng câm nín
Khi học sinh chuyên Hóa dùng toàn kiến thức chuyên ngành để giải thích hiện tượng tự nhiên thì cô giáo dạy Văn đúng là ú ớ không nói nên lời.
Câu nói "Không có lửa làm sao có khói" có lẽ chẳng còn xa lạ gì với mọi người. Thành ngữ này muốn nói rằng, phàm là việc gì ở trên đời đều xuất phát từ một nguyên nhân nào đó, không có chuyện tự dưng mà thế này hay tự dưng thế nọ.
Trong văn chương thì tầng tầng lớp lớp ý nghĩa như thế, nhưng đôi khi dùng kiến thức khoa học để giải thích thì thành ngữ này lại có vẻ cũng sai sai. Chính vì thế, cô giáo dạy Văn mới được phen không nói lên lời khi học sinh lớp Hóa chứng minh điều ngược lại: Không cần lửa vẫn có khói!
Cụ thể, đó là trường hợp của cô dạy Văn khi giảng dạy lớp chuyên Hóa. Giáo viên thì hùng hồn khẳng định "không có lửa làm sao có khói", thế nhưng học sinh lại chứng minh ngược khiến cô cũng câm nín: "NH3 + HCl -> NH4Cl - phản ứng tạo hiện tượng khói trắng bay ra mà không cần tới lửa".
Ngay sau khi đoạn hội thoại trên được đăng tải trong các group và fanpage đã thu hút sự chú ý của đông đảo dân mạng. Nhiều người hài hước đưa ra bình luận:
- Nếu là giáo viên Văn giỏi Hóa thì sẽ đáp: "Nhưng khói cô nói là CO hòa lẫn CO2".
- Ha ha, thật quỳ.
- Cái phản ứng này vừa hôm trước học nè.
- Đúng kiểu giáo viên môn Văn dạy lớp ban tự nhiên ý nhỉ.
- Dùng Hóa Học để giải thích ca dao tục ngữ "be like".
- Lo học Hóa đi, còn cà khịa cô Văn nữa hả?
- Trong Văn Học thì mọi thứ vô lý nhất cũng trở nên hợp lý hóa nhé, đó là sự uyển chuyển của bộ môn này nhé!
- Vì Văn còn có nhân hóa, ẩn dụ, hóa dụ, so sánh... thì mọi thứ đều có thể nhé. Thế mới gọi là "Văn vở" a hi hi.
- "Không có lửa thì làm sao có khói", câu này được hiểu là không có nguyên nhân thì làm sao có kết quả. Nếu tính cả trong phản ứng hóa học trên thì phản ứng là nguyên nhân và tạo khói là kết quả. Và nói chung "Văn vở" kiểu gì thì cũng vẫn đúng được nhé he he.
- Lấy Hóa giải thích thành ngữ thì chịu rồi.
Tuy nhiên, không ít dân Hóa lại lên tiếng bênh vực cô Văn khi chỉ ra "khói trắng" trong phản ứng trên bản chất không phải khói mà chỉ là giống khói thôi:
- Thực chất thì NH4Cl không phải là khói mà là các phân tủ nhỏ lơ lửng giống khói thôi.
- NH4Cl tồn tại ở dạng tinh thể, phản ứng này làm người ta tưởng tạo ra khói thôi chứ thật ra là không phải. Nói chung là cô Văn vẫn đúng nhé!
- NH4Cl là tinh thể màu trắng bay ra đó, có phải khói đâu!
- Ủa, tinh thể trắng có thế là hơi chất lỏng bay lên giống mây mà, còn khói là hỗn hợp của bụi vô vàn chất hữu cơ nữa. Thích dùng Hóa giải thích thành ngữ thì dùng luôn kiến thức Hóa khịa lại luôn nè.
Dù vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề trên nhưng dù sao cũng khá khen cho các cô cậu học trò thông minh, nhanh trí, biết ứng dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng thực tế!