Giai quê lấy được “vợ vàng”
Đám cưới anh Cải, trẻ con người già kéo nhau ra tận đầu làng để đón chờ xem cô dâu.
Vì ai cũng tò mò, muốn được nhìn tận mặt cô dâu thành phố, lại mới đi Tây về…
Cải mồ côi bố, mẹ Cải là bà Ký ở vậy thờ chồng nuôi con từ đận tuổi mới ngoài 30. Cải từ nhỏ đã biết thương mẹ lên luôn chăm chỉ học hành. Cả làng Chùa, từ trước tới nay, Cải là người đầu tiên thi đỗ Đại học.
Học xong Đại học, Cải đi du học hơn 2 năm rồi mới về nước. Hồi học ở nước ngoài, Cải yêu một cô gái người Hà Nội cùng theo học bên đó. Lần Cải viết thư và gửi ảnh người yêu về “ra mắt” mẹ, chỉ mới nhìn ảnh thôi bà Ký đã tỏ ý phản đối gay gắt lắm.
Bà viết thư khuyên con trai chia tay cô gái thành phố để tìm một cô gái phù hợp với hoàn cảnh gia đình mình hơn. Bà chỉ có thể khuyên chung chung vậy thôi, chứ bà đâu dám nói thật những điều mình nghĩ.
Bà vốn quê mùa cục mịch, cả đời quen chân nấm tay bùn, Hà Nội bà còn chưa một lần đặt chân đến, tự dưng con trai bà lại rước về cho bà một cô con dâu khác nguồn gốc xuất thân, khác thói quen sinh hoạt, nếp sống và môi trường giao tiếp hàng ngày, bà cứ cảm thấy mối quan hệ này trở lên xa lạ, khập khiễng làm sao ấy.
Với lại, cô gái kia rất xinh đẹp, hiện đại, sắc sảo mà thằng Cải con trai bà thì tính tình lại hiền lành, giản dị, chân quê. Hai đứa lấy nhau, có mà thằng Cải lép vế vợ. Trải qua cuộc sống hôn nhân rồi bà biết lắm, phụ nữ đẹp, giỏi giang thì đàn ông cứ chỉ lo mà giữ vợ cả đời.
Nhận được thư mẹ, Cải viết thư về, tâm trạng buồn lắm. Cu cậu tha thiết mong mẹ tác thành, yêu thương và chấp nhận Huyền Hương là con dâu của bà. Cải nói với mẹ rằng, cậu yêu Huyền Hương vì cô là người phụ nữ nhân từ, đôn hậu giống mẹ.
Học xong Đại học, Cải đi du học hơn 2 năm rồi mới về nước. Hồi học ở nước ngoài, Cải yêu một cô gái người Hà Nội cùng theo học bên đó. Lần Cải viết thư và gửi ảnh người yêu về “ra mắt” mẹ, chỉ mới nhìn ảnh thôi bà Ký đã tỏ ý phản đối gay gắt lắm.
Bà viết thư khuyên con trai chia tay cô gái thành phố để tìm một cô gái phù hợp với hoàn cảnh gia đình mình hơn. Bà chỉ có thể khuyên chung chung vậy thôi, chứ bà đâu dám nói thật những điều mình nghĩ.
Bà vốn quê mùa cục mịch, cả đời quen chân nấm tay bùn, Hà Nội bà còn chưa một lần đặt chân đến, tự dưng con trai bà lại rước về cho bà một cô con dâu khác nguồn gốc xuất thân, khác thói quen sinh hoạt, nếp sống và môi trường giao tiếp hàng ngày, bà cứ cảm thấy mối quan hệ này trở lên xa lạ, khập khiễng làm sao ấy.
Với lại, cô gái kia rất xinh đẹp, hiện đại, sắc sảo mà thằng Cải con trai bà thì tính tình lại hiền lành, giản dị, chân quê. Hai đứa lấy nhau, có mà thằng Cải lép vế vợ. Trải qua cuộc sống hôn nhân rồi bà biết lắm, phụ nữ đẹp, giỏi giang thì đàn ông cứ chỉ lo mà giữ vợ cả đời.
Nhận được thư mẹ, Cải viết thư về, tâm trạng buồn lắm. Cu cậu tha thiết mong mẹ tác thành, yêu thương và chấp nhận Huyền Hương là con dâu của bà. Cải nói với mẹ rằng, cậu yêu Huyền Hương vì cô là người phụ nữ nhân từ, đôn hậu giống mẹ.
Bà Ký chép miệng: “Khi yêu ai mà chả thấy người yêu của mình dịu dàng, tuyệt vời nhất”. Trong thâm tâm, bà vẫn cảm thấy cấn cá, không hài lòng khi con trai kết duyên cùng một cô gái thành phố xinh đẹp, hiện đại.
“Đến cái tên của chúng khi đọc lên còn cảm thấy khập khiễng nữa là… Một đứa thì tên cha mẹ đặt cho cục mịch, chân phương như củ khoai, củ sắn: Trần Văn Cải. Còn đứa thì yêu kiều, yểu điệu, sang trọng: Nguyễn Ngọc Huyền Hương"…
“Đến cái tên của chúng khi đọc lên còn cảm thấy khập khiễng nữa là… Một đứa thì tên cha mẹ đặt cho cục mịch, chân phương như củ khoai, củ sắn: Trần Văn Cải. Còn đứa thì yêu kiều, yểu điệu, sang trọng: Nguyễn Ngọc Huyền Hương"…
Bà không hài lòng nhưng cũng không nỡ để con trai đau khổ. Bà nhờ thằng cháu họ “meo” sang cho con với nội dung: “Mẹ không can thiệp sâu vào chuyện riêng của con. Mẹ tôn trọng quyết định của con trai mình. Điều mẹ mong nhất là con của mẹ được hạnh phúc”.
Kết thúc khóa học, Cải về nước được 5 tháng thì cô gái cũng trở về. Hôm Huyền Hương về quê ra mắt bà Ký và họ hàng, cô ăn mặc rất giản dị với quần bò, áo sơ mi. Không hề trang điểm nhưng nhìn Huyền Hương vẫn vô cùng xinh đẹp, quyến rũ.
Lúc Huyền Hương ngồi rửa rau ngoài giếng, từ trong buồng, bà Ký lặng lẽ ghé mắt qua khe cửa quan sát mọi cử chỉ của cô con dâu tương lai.
Huyền Hương xắn cao gấu quần, đi đôi dép lê của bà Ký, để lộ đôi cổ chân trắng ngấn trắng ngần. Bà Ký gật gù: “Con gái Thủ đô nhưng xem ra cũng đảm đang, tháo vát, biết ăn biết làm chứ không nhõng nhẽo tiểu thư, lá ngọc cành vàng”.
Vừa lúc Cải định vào buồng thì bắt gặp hành động mẹ đang dò xét con dâu tương lai, anh tủm tỉm cười, nhẹ nhàng quay trở ra. “Chỉ sợ rồi mẹ lại quý con dâu hơn cả con trai ấy chứ”, Cải nghĩ thầm trong bụng…
Hôm đám cưới Cải, cô dâu mặc bộ váy cưới trắng muốt lộ vai trần, tóc uốn cao như các cô công chúa trong phim nước ngoài. Ai ai cũng xuýt xoa khen cô dâu chẳng khác gì diễn viên điện ảnh, người mẫu chân dài ở trên ti vi.
Nhìn con dâu lộng lẫy nhất làng từ trước đến nay, bà Ký cũng lấy làm tự hào lắm, song vẫn luôn cảm thấy điều đó không được trọn vẹn. Bà vẫn thầm ước, giá như Huyền Hương chỉ là cô gái được sinh ra trong gia đình nông thôn bình dân như nhà bà thì hơn…
Cưới con dâu được 2 tuần thì bà Ký chẳng may bị cảm, tai biến liệt một bên cánh tay phải vào điều trị lâu dài trong bệnh viện huyện. Con trai thì vừa đi công tác tỉnh xa, chỉ còn mình Huyền Hương tất tả từ thành phố về chăm lo cho mẹ chồng.
Bà Ký thật chẳng ngờ, con dâu ở tận thành phố mà sao quen biết cả lãnh đạo bệnh viện huyện nhà.
Lúc bác sĩ trưởng khoa vào thăm khám sức khỏe cho bà, ông ấy bảo: “Bà đúng là tốt phúc, có cô con dâu trẻ tuổi mà đã là tiến sĩ, lại xinh đẹp, tốt bụng”.
Nhìn con dâu lộng lẫy nhất làng từ trước đến nay, bà Ký cũng lấy làm tự hào lắm, song vẫn luôn cảm thấy điều đó không được trọn vẹn. Bà vẫn thầm ước, giá như Huyền Hương chỉ là cô gái được sinh ra trong gia đình nông thôn bình dân như nhà bà thì hơn…
Cưới con dâu được 2 tuần thì bà Ký chẳng may bị cảm, tai biến liệt một bên cánh tay phải vào điều trị lâu dài trong bệnh viện huyện. Con trai thì vừa đi công tác tỉnh xa, chỉ còn mình Huyền Hương tất tả từ thành phố về chăm lo cho mẹ chồng.
Bà Ký thật chẳng ngờ, con dâu ở tận thành phố mà sao quen biết cả lãnh đạo bệnh viện huyện nhà.
Lúc bác sĩ trưởng khoa vào thăm khám sức khỏe cho bà, ông ấy bảo: “Bà đúng là tốt phúc, có cô con dâu trẻ tuổi mà đã là tiến sĩ, lại xinh đẹp, tốt bụng”.
Ông ấy còn cho bà biết, chính con dâu bà là “ân nhân” của bệnh viện vì cách đây 2 năm, cô đã có công kêu gọi một tổ chức phi chính phủ nước ngoài tài trợ cho bệnh viện một số trang thiết bị y tế hiện đại.
Bà Ký không hiểu tiến sĩ là gì. Bà tò mò hỏi lại và được vị bác sĩ giải thích cho. Hiểu ra bà lại đâm lo. Vì con dâu bà đã học lên tiến sĩ mà con trai bà thì mới nhận được bằng thạc sĩ.
Học vấn chênh lệch thế, liệu con trai bà có bị vợ coi thường không. Bà cứ suy nghĩ vẩn vơ, hết điều nọ lại đến chuyện kia.
Ngày thứ 3 nằm viện, con trai bà Ký mới kịp về thăm mẹ. Lúc thiu thiu ngủ, bà nghe thấy tiếng con dâu thì thầm với chồng:
“Mẹ giờ có tuổi, ở một mình sớm hôm trái gió trở giời nguy hiểm lắm. Cả đời mẹ vất vả nhiều rồi. Giờ đừng để mẹ phải sống cô liêu nữa anh ạ.
Thôi thì, nếu mẹ không đồng ý lên thành phố sống cùng chúng mình, thì trước mắt, em sẽ thuyết phục ban lãnh đạo cơ quan chuyển vùng dự án về huyện nhà.
Em sẽ có điều kiện ở gần để chăm sóc mẹ hơn. Còn anh, chịu khó đi lại, nếu không đi công tác xa nhà thì cuối tuần anh về…”.
Nghe giọng nói dịu dàng của cô con dâu, bà Ký nghẹn ngào, bờ mi đẫm nước: Thằng Cải lấy được cô “vợ vàng”, cũng bõ công bà tần tảo hy sinh cả đời vì con, vì cháu!