Được xem là cứu cánh trong mùa dịch, liệu thiết bị công nghệ có trở thành “kẻ thù” của các mối quan hệ trong tương lai?

Pia,
Chia sẻ

Khi chỉ dồn sự chú tâm vào “thế giới” trong chiếc điện thoại rồi bỏ quên những người trong cuộc sống thực tế của bản thân, mà rất có thể, bạn đang phá hoại sự gắn kết những người xung quanh.

Công nghệ kỹ thuật số đã khẳng định vai trò trở thành giải pháp quan trọng và thiết yếu trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Tuy nhiên, phàm thứ gì cũng có hai mặt cả. Công nghệ cho phép chúng ta làm việc và kết nối ở nhiều lĩnh vực, nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân ảnh hưởng, quấy rầy và “ăn mòn” các mối hệ gần gũi trực tiếp.

Nhiều cuộc khảo sát về tác hại của công nghệ đối với sức khỏe con người đã gây tranh cãi trong giới khoa học. Không ít nhà nghiên cứu tuyên bố điện thoại thông minh (smartphones) có thể phá hủy cả một thế hệ, trong khi số khác cho rằng việc này chưa có bất kỳ bằng chứng tiêu cực cụ thể nào đến giờ.

Được xem là "cứu cánh" trong mùa dịch, nhưng liệu các thiết bị công nghệ có biến thành “kẻ thù” của các mối quan hệ ở tương lai? - Ảnh 1.

Ngày nay, điện thoại thông minh, thậm chí còn nguy hiểm hơn tivi, khi được thiết kế mạnh mẽ để thu hút sự chú ý và kiểm soát con người suốt cả ngày. Cảm giác trượt các ngón tay thật nhẹ nhàng trên điện thoại, mắt chúng ta gần như chỉ tập trung vào một ô màn hình và bỏ quên những thứ xung quanh.

Rất dễ để nhận thấy rằng, càng dành thời gian chú tâm trên màn hình điện thoại thì càng dễ phá vỡ điều cơ bản trong trải nghiệm của con người chúng ta - nhu cầu giao tiếp quan hệ.

Khi giao tiếp bằng ánh mắt bị... "tuyệt chủng"

Con người là sinh vật duy nhất trong số các động vật có khả năng chia sẻ suy nghĩ và truyền tải thông điệp chỉ bằng ánh mắt.

Được xem là "cứu cánh" trong mùa dịch, nhưng liệu các thiết bị công nghệ có biến thành “kẻ thù” của các mối quan hệ ở tương lai? - Ảnh 2.

Những tháng năm đầu đời, các em bé một cách bản năng đã có thể cảm nhận ánh mắt của người chăm sóc mình để tìm sự yên tâm và giải mã nhiều cảm xúc hơn. Ta dần được phát triển mạnh mẽ kỹ năng này theo sự lớn lên, như là biết cách "khóa mắt" với ai đó để truyền tín hiệu giao tiếp.

Một điểm lợi thế khác, với khoảng trống lòng trắng xung quanh mắt rất lớn, con người rất dễ nhận biết sự hoạt động của ánh mắt đối phương. Ví dụ ta có thể dõi theo hướng nhìn của bạn mình với độ chính xác tốt.

Vậy nên, nếu trong tương lai, thay vì mắt chạm mắt nhìn nhau nói chuyện với bạn bè hay giao tiếp với con cái, bạn lại dán mắt vào màn hình laptop, điện thoại,... rất có khả năng, sự đổ vỡ sẽ xảy ra và các thông điệp bạn muốn truyền tải bị hiểu sai hướng.

Thí nghiệm “Gương mặt tĩnh”

Ngày nay, sự phổ biến của công nghệ di động đã giúp chúng ta bớt đi việc phải gặp mặt trực tiếp với nhau. Nhưng điều này có khiến cho con người trở nên xa lạ hơn?

Một thí nghiệm được phát triển hơn 40 năm trước có tên là “Gương mặt tĩnh” bằng việc tổ chức trò chơi với sự tham gia của phụ huynh và con của họ. Gồm ba phần:

Được xem là "cứu cánh" trong mùa dịch, nhưng liệu các thiết bị công nghệ có biến thành “kẻ thù” của các mối quan hệ ở tương lai? - Ảnh 3.

1. Chơi: Phụ huynh được tự do chơi với con của mình.

2. Gương mặt tĩnh: Phụ huynh được hướng dẫn là không phản ứng bằng cách giữ khuôn mặt đứng yên và không cảm xúc trong vài phút.

3. Đoàn tụ: Phụ huynh phản ứng bình thường trở lại với con ngay sau giai đoạn “gương mặt tĩnh”.

Các nhà nghiên cứu đánh giá thí nghiệm này đã tạo ra một mô hình thu nhỏ biểu thị sự tác động đáng kể của việc thiếu kết nối từ cha mẹ, đồng thời cho thấy tầm quan trọng của sửa chữa hàn gắn lại ở giai đoạn 3.

Dựa trên thí nghiệm trong quá khứ này, các chuyên gia đã áp dụng nó theo một cách mới, phụ huynh với gương mặt không cảm xúc và đôi mắt nhìn xuống màn hình trước mắt bọn trẻ trong 2 phút.

Được xem là "cứu cánh" trong mùa dịch, nhưng liệu các thiết bị công nghệ có biến thành “kẻ thù” của các mối quan hệ ở tương lai? - Ảnh 4.

Tương tự trên, sẽ có một “gương mặt tĩnh” xuất hiện khi bản thân chúng ta đang “lướt” điện thoại. Lũ trẻ cảm thấy chật vật và stress khi không thể kết nối với ba mẹ, thậm chí mang ý nghĩ tuyệt vọng vì khó phục hồi cảm xúc cho giai đoạn “đoàn tụ” khi thời gian 2 phút kết thúc mà phụ huynh vẫn chưa thể rời mắt khỏi màn hình.

Thí nghiệm này lại một lần nữa củng cố việc giao tiếp bằng ánh mắt, bằng thái độ cảm xúc trực tiếp có tác động tốt như thế nào so với khi mặt lạnh như tiền "cắm" vào điện thoại và ơ hờ đôi ba câu trao đổi với nhau.

Rõ ràng, khi lạm dụng thiết bị công nghệ, thí nghiệm "gương mặt tĩnh" sẽ xuất hiện thường xuyên trong đời sống ở tương lai gần và gây nên không biết bao nhiêu là sự tan vỡ, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa bố mẹ - con cái.

"Phubbing" = phone (điện thoại) + snubbing (phớt lờ)

Phubbing là một từ mới ám chỉ hành vi tập trung chú ý hơn mức cần thiết cho các thiết bị di động mà phớt lờ những người xung quanh.

Trong một nghiên cứu mới đây chưa được công bố về sức mạnh của ánh mắt trong bối cảnh giải quyết vấn đề của người trưởng thành, có hai nhóm cặp tham gia làm nhiệm vụ giải cùng câu đố hóc búa:

Được xem là "cứu cánh" trong mùa dịch, nhưng liệu các thiết bị công nghệ có biến thành “kẻ thù” của các mối quan hệ ở tương lai? - Ảnh 5.

Nhóm A sẽ có trợ lý đóng giả người tham gia được cài vào thành cặp với một người khác. Họ sẽ liên tục nhắn tin và nói chuyện trên điện thoại để gây xao lãng ánh mắt và giao tiếp, dẫn đến gián đoạn trong công việc nhìn chung.

Nhóm B là hai người tham gia bình thường không được phép sử dụng bất kỳ thiết bị công nghệ nào trong suốt quá trình. Kết quả là cặp đôi đã làm việc cùng nhau hoàn thành đáp án câu đố mà không hề bị gián đoạn.

Như vậy, tương tự như nghiên cứu với các mối quan hệ khác, bạn bè, cha mẹ con cái, vợ chồng,... những tác động của việc phá vỡ các tín hiệu và sự kết nối thông qua giao tiếp trực tiếp là không hề nhỏ.

Người tham gia trong nhóm A không chỉ cảm thấy bị “phubbing” (phớt lờ bởi điện thoại) một cách thô lỗ bởi hành động của người chơi giả, mà họ còn biểu hiện trạng thái tinh thần ít hạnh phúc hơn, lo lắng hơn và nhạy cảm chú ý đến tiêu cực hơn ngay sau buổi đánh giá của thí nghiệm.

Được xem là "cứu cánh" trong mùa dịch, nhưng liệu các thiết bị công nghệ có biến thành “kẻ thù” của các mối quan hệ ở tương lai? - Ảnh 6.

Đặt công nghệ vào đúng vị trí của nó

Các màn hình điện thoại dĩ nhiên không phải là chất độc, nhưng cũng cần nhìn nhận nó rất dễ biến thành “người thứ ba” hoặc “kẻ phá bĩnh” trong các mối quan hệ. Hãy đặt điện thoại xuống giữa các cuộc trò chuyện, bữa ăn uống, buổi họp hành hoặc những lúc sinh hoạt chung.

Con người đã học cách tiến hóa giao tiếp bằng ánh mắt để kết nối với nhau từ lúc còn là bản năng. Do vậy, hãy tiếp tục khám phá và phát huy việc giao tiếp hiệu quả trong suốt cuộc đời của chúng ta. Điện thoại di động, mặc dù là công cụ thiết yếu trong thời gian giãn cách xã hội này, nhưng cũng chỉ hãy sử dụng chúng đúng mục đích và có ý thức thôi nhé.

Được xem là "cứu cánh" trong mùa dịch, nhưng liệu các thiết bị công nghệ có biến thành “kẻ thù” của các mối quan hệ ở tương lai? - Ảnh 7.

Chia sẻ