Đức Tiến và nhiều người trẻ ra đi vì đột quỵ: Liệu bạn có nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc bệnh?

Tuấn Minh,
Chia sẻ

Dù nam hay nữ, sau độ tuổi 40 đều cần cẩn trọng với nguy cơ đột quỵ.

Mới đây, thông tin người mẫu, diễn viên Đức Tiến qua đời ở tuổi 44 do đột quỵ khiến nhiều người thương tiếc. Đây là chuyện không ai lường trước bởi anh đang trong độ tuổi phong độ, khỏe mạnh.

Đột quỵ dẫn đến tử vong ở người trẻ hiện nay ngày càng phổ biến. Ca sĩ Vân Quang Long tử vong do đột quỵ ở tuổi 41, diễn viên hài Anh Vũ mất ở tuổi 47 do đột quỵ vì tắm khuya. Nghệ sĩ Chí Tài, ca sĩ Lê Dung, Thanh Phương đều ra đi vì đột quỵ. Thậm chí có những nghệ sĩ mới hơn 30 tuổi cũng ra đi vì đột quỵ như ca sĩ Huy Bảo, Lương Ngọc Diệp...

Đức Tiến cùng nhiều sao trẻ ra đi vì đột quỵ: Kiểm tra xem liệu bạn có nằm trong nhóm nguy cơ cao hay không - Ảnh 1.

Liệu bạn có nguy cơ cao bị đột quỵ?

Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt (Hội Tim mạch Việt Nam), gần 90% đột quỵ xảy ra ở những người trên 40 tuổi và nguy cơ đột quỵ cao hơn ở những người trên 60 tuổi. Đột quỵ trong nhiều năm trở lại đây đang có xu hướng trẻ hóa. Những người có nguy cơ cao bị đột quỵ bao gồm:

1. Người bị tăng huyết áp

Hơn 70% số ca đột quỵ có liên quan đến huyết áp cao, vì vậy huyết áp cần được giữ ổn định và ở mức bình thường.

Kiểm soát huyết áp cao là mắt xích cốt lõi trong việc ngăn ngừa đột quỵ, giảm huyết áp phải đạt mục tiêu. Cụ thể:

- Huyết áp của bệnh nhân cao tuổi bị tăng huyết áp phải được kiểm soát dưới 150/90mmHg.

- Huyết áp của bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành nên hạ xuống dưới 140/90mmHg.

- Huyết áp của bệnh nhân tiểu đường hoặc bệnh thận phải được kiểm soát dưới 130/80mmHg.

Đức Tiến cùng nhiều sao trẻ ra đi vì đột quỵ: Kiểm tra xem liệu bạn có nằm trong nhóm nguy cơ cao hay không - Ảnh 3.

- Huyết áp tâm trương không được thấp hơn 70mmHg, nếu không có thể xuất hiện các triệu chứng giảm lưu thông máu, như mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ và cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua.

- Đối với bệnh nhân đái tháo đường và bệnh tim thiếu máu cục bộ, huyết áp nên hạ xuống dưới 130/80mmHg.

2. Người bị tiểu đường

Rối loạn chuyển hóa glucose và chuyển hóa chất béo ở bệnh nhân đái tháo đường có thể gây tổn thương tim mạch, mạch máu não. Đặc biệt là tổn thương vi mạch, làm tăng nguy cơ đông máu và bệnh mạch máu não.

Người bệnh tiểu đường cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Nên ăn nhiều trái cây họ cam quýt, rau lá xanh và yến mạch có chứa chất xơ, có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường trong đường tiêu hóa. Đồng thời, bạn nên tránh xa các loại thực phẩm giàu protein động vật, nhiều chất béo và đồ ngọt.

3. Người bị tăng lipid máu

Thông thường, những bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid thường đi kèm với các bệnh lý cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường… Những người như vậy có nguy cơ cao bị đột quỵ.

Khi lipid máu tăng nhẹ, không cần phải dùng thuốc khẩn cấp mà nên can thiệp vào cuộc sống như kiểm soát lượng thức ăn nhiều chất béo, cholesterol, muối và ăn nhiều đậu, yến mạch hoặc hành tây.

Duy trì tập thể dục vừa phải để kiểm soát cân nặng, đảm bảo bạn ngủ đủ giấc và điều chỉnh tâm trạng. Nếu không cải thiện mới cần can thiệp bởi thuốc có sự tư vấn của bác sĩ.

Đức Tiến cùng nhiều sao trẻ ra đi vì đột quỵ: Kiểm tra xem liệu bạn có nằm trong nhóm nguy cơ cao hay không - Ảnh 4.

4. Người hút thuốc

Thuốc lá không chỉ làm tổn thương phổi và niêm mạc dạ dày mà còn là yếu tố nguy cơ cao gây đột quỵ.

Các chất độc hại trong thuốc lá có thể làm tổn thương tế bào nội mô mạch máu, thúc đẩy sự lắng đọng lipid ở thành trong động mạch, từ đó gây nguy cơ đột quỵ.

Tỷ lệ đột quỵ ở người hút thuốc cao gấp 2 - 3 lần so với người không hút thuốc. Nếu bạn ngừng hút thuốc, nguy cơ sẽ giảm đáng kể.

5. Người bị hẹp động mạch cảnh

Hẹp động mạch cảnh là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh thiếu máu não cục bộ, chủ yếu do xơ cứng động mạch. Đối với những bệnh nhân có mức độ hẹp trên 70%, tỷ lệ đột quỵ hàng năm khoảng 3 - 4%.

6. Người thừa cân, béo phì

Bạn càng béo phì thì nguy cơ đột quỵ càng cao. Hãy điều chỉnh chế độ ăn uống, tránh xa các thực phẩm giàu chất béo và nhiều đường, ăn 7 - 8 phút mỗi bữa để nhanh no, no lâu. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 lần một tuần.

Đức Tiến cùng nhiều sao trẻ ra đi vì đột quỵ: Kiểm tra xem liệu bạn có nằm trong nhóm nguy cơ cao hay không - Ảnh 5.

7. Người bị bệnh tim mạch

Bệnh tim, chẳng hạn như bệnh tim mạch vành, tim to, rối loạn nhịp tim, rung tâm nhĩ và suy tim, đều làm giảm lưu lượng máu não ở các mức độ khác nhau. Nó tạo điều kiện dễ hình thành vi huyết khối ở tim, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu não.

Đặc biệt, rung nhĩ có thể khiến cục máu đông vỡ ra và gây tắc mạch não. Tỷ lệ tử vong vì đột quỵ do rung tâm nhĩ cao hơn.

8. Người nghiện rượu, chất kích thích

Những người nghiện rượu nặng trong thời gian dài có nguy cơ bị đột quỵ do xuất huyết cao gấp 3 lần so với những người không uống. Việc lạm dụng một số loại thuốc cũng có thể gây đột quỵ, đặc biệt là cocaine và các loại thuốc khác.

9. Tiền sử gia đình

Giống như tăng huyết áp, bệnh mạch máu não có xu hướng di truyền. Đặc biệt nếu người thân trực hệ như cha mẹ, anh chị em có tiền sử bệnh mạch máu não thì khả năng mắc các bệnh này cao hơn người bình thường.

Chia sẻ