BÀI GỐC Lấy chồng Tây tôi thấy sướng hơn lấy chồng ta

Lấy chồng Tây tôi thấy sướng hơn lấy chồng ta

May mắn gặp được anh và trở thành "dâu Tây", tôi thấy làm vợ, làm mẹ, làm dâu Tây sướng hơn hẳn làm vợ, làm mẹ, làm dâu ta các mẹ à.

8 Chia sẻ

Đàn ông Tây tuyệt vời hơn đàn ông ta (P.2)

,
Chia sẻ

Ở Tây, chỉ cần đàn ông tát phụ nữ một cái thì cô vợ có quyền gọi cảnh sát để tố cáo và anh ta sẽ bị bắt tống vào tù chờ sự phán quyết của tòa.

Tôi rất mừng khi nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều của các bạn. Tôi hi vọng, với những điều tâm sự tôi chia sẻ tiếp sau đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề này.

Đàn ông Tây lịch sự hơn đàn ông ta
 
Hẳn trong chúng ta ai cũng một lần trong đời được nghe câu nói "Không được đánh phụ nữ dù chỉ với một cành hoa". Câu nói được quy ước cho sự ga lăng, lịch sự của đàn ông Pháp nhưng trên thực tế đó còn là kim chỉ nam cho tất cả đàn ông Tây. Sau sự thành công của phong trào nữ quyền ở phương Tây, vai trò của phụ nữ được đặc biệt coi trọng.
 
Ngay trong nhà trường, giáo viên đã biết dạy các em nhỏ là hãy luôn đối xử tốt với phụ nữ. Phụ nữ được ví von như phái đẹp và là hiện thân của tình yêu, sự bao dung. Tôi còn nhớ một giáo viên của tôi đã nói rằng: "Nếu trên đời chỉ có toàn phụ nữ thì chắc chắn sẽ không tồn tại khái niệm chiến tranh, chém giết". Nói như vậy để thấy rằng xã hội phường Tây, văn hóa phương Tây thật sự coi trọng phụ nữ chứ không đơn thuần chỉ là câu khẩu hiệu hô hào suông như ở Việt Nam.
 
Đàn ông Tây, đúng như các bạn nói, không phải ai cũng hoàn hảo. Nhưng điều đáng qúy ở đây là họ biết phục thiện. Họ biết tiếp thu và cố gắng hoàn thiện mình nếu người bạn đời không hài lòng với những nét tính cách nào đó của họ. Không như các anh người Việt, khi bị vợ phàn nàn, các anh thường nổi nóng lên và chống chế là "đàn ông ai chẳng vậy, trên đời chẳng có ai là hoàn hảo cả". Và các anh mặc nhiên coi mình có quyền "được là chính mình, chẳng cần phải thay đổi", trong khi các anh thường phàn nàn về vợ mình và đòi hỏi họ phải hoàn thiện hơn nữa.
 
Trên các chuyến xe bus ở Việt nam, ta rất dễ dàng bắt gặp cảnh đàn ông ngồi chễm chệ ngay trên các dãy ghế trong khi xung quanh có rất nhiều người già, phụ nữ hay thậm chí các em nhỏ phải đứng chen chúc khổ sở. Tệ hơn nữa, các anh còn ngang nhiên hút thuốc dù tấm bảng cấm hút nằm ngay trước mặt. Hẳn các anh đều đã biết sự độc hại của khói thuốc đối với người hút và đối với người bị phơi nhiễm (không may hít phải khói thuốc). Các anh cũng nhận thấy sự khó chịu của một số chị em phụ nữ và em nhỏ xung quanh nhưng các anh lại lờ đi, coi như đó không phải việc của mình.
 
Có lần tôi vào bện viện thăm người ốm thấy một số thanh niên phì phèo điếu thuốc trên tay đứng nói chuyện với nhau. Tôi đã đến và đề nghị các anh không nên hút ở đây bởi như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến bệnh nhân xung quanh. Đáp lại lời đề nghị của tôi, họ không những không làm theo mà còn chửi thề bằng những câu tục tĩu.
 
 
Ở phương Tây, đàn ông trước khi muốn hút thuốc thường xin phép  những người xung quanh. Trong trường hợp có phụ nữ đi cùng, họ sẽ tự động đi vào khu vực dành riêng cho người hút thuốc để không làm phiền đến người khác. Ngoài ra chính phủ phương Tây cũng áp dụng một cách thức rất hiệu quả để giảm bớt tình trạng hút thuốc của người dân, đó là tăng giá bán thuốc lá lên cao ngất ngưởng. Theo đó, một người với mức thu nhập bình quân 1000 euro/tháng, có thói quen hút 1 bao/ngày thì tổng cộng anh ta phải chi ra đến 500 euro/tháng chỉ riêng cho thuốc lá. Nếu như ở Việt Nam, chúng ta cũng áp dụng cách thức trên thì tôi tin chẳng mấy chốc thuốc lá sẽ bị xóa sổ.

Đàn ông Tây rất hiếm khi đánh chửi vợ con
 
Sở dĩ tôi dùng từ "rất hiếm" bởi tôi không muốn làm đàn ông Việt tự ái. Các anh thường nói rằng ở đâu cũng có người này người nọ. Và có thể đâu đó ở xã hội phương Tây cũng có tình trạng bạo hành gia đình nhưng tôi tin tính chất và mức độ của nó thì không là gì nếu đem so sánh với tình trạng đó ở Việt Nam.
 
Ở phương Tây, chỉ cần đàn ông tát phụ nữ một cái thì cô ta có quyền gọi cảnh sát để tố cáo và anh ta sẽ bị bắt tống vào tù chờ sự phán quyết của tòa. Nếu một người có hành vi bạo hành với vợ con thì anh ta phải ngồi tù, đền bù thiệt hại cho nạn nhân và mãi mãi bị tước quyền thăm vợ con tuy nhiên vẫn phải nộp tiền nuôi dưỡng con cái đến năm chúng 18 tuổi. Luật pháp phương Tây rất nghiêm khắc cho những người phạm phải các hành vi trên bởi nó được xây dựng dựa trên việc bảo đảm rằng mọi công dân đều có quyền như nhau, không ai có quyền được xâm hại đến thân thể của người khác, ngay cả cha mẹ đối với con cái mình cũng vậy. Do vậy, đàn ông Tây không bao giờ muốn dùng vũ lực với phụ nữ và cho dù có muốn cũng không được.
 
Còn ở Việt nam thì sao? Xin nhường lời cho các bạn. Ở đây, tôi chỉ muốn nói lên một thực tế rất đáng buồn ở nước ta, đó là nhiều chị em chấp nhận tình trạng bạo hành gia đình như "một phần tất yếu của cuộc  sống". Ngay từ nhỏ, phụ nữ Việt đã được cha mẹ dạy phải biết yêu thương, chăm sóc chồng con, biết nhẫn nhịn khi chồng nóng giận. Đó là điều đáng quí, đáng trân trọng. Đó cũng là nét duyên rất riêng của người con gái Việt mà không phải phụ nữ của dân tộc nào cũng có.
 
Thế nhưng, tính cách ấy phần nào là nguyên nhân biến họ thành nạn nhân của tình trạng bạo hành gia đình. Họ không dám lên tiếng vì tư tưởng "xấu chàng hổ ai", "đóng cửa bảo nhau", "tốt khoe xấu che"... Ngay cả ba mẹ, nếu biết con gái bị bạo hành đôi khi cũng khuyên nhủ con mình rằng "Thôi, một sự nhịn là chín sự lành. Chồng con đang nóng giận rồi làm vậy thôi chứ thật tâm nó là người tốt". Nếu người vợ đi tố cáo chồng với cơ quan chức năng thì không những không được ủng hộ mà đôi khi còn bị mọi người dè bỉu rằng "Có làm việc gì xấu thì mới bị chồng đánh" hay bị chê trách rằng "Không biết giữ thể diện cho chồng, không biết nghĩ cho con. Con nó sẽ xấu hổ khi có người mẹ dám tố cáo ba mình".
 
Có muôn vàn lí do để trói chặt người phụ nữ vào cuộc sống cam chịu. Và tôi tin, nếu các chị em không thay đổi cách suy nghĩ, luôn chấp nhận "sống chung với lũ" như vậy thì nạn bạo hành không bao giờ chấm dứt được.

Chia sẻ