Dân làng thi nhau chỉ trích người phụ nữ này "điên rồ" cho đến khi...

Linh Lan,
Chia sẻ

Chứng kiến hành động này của người phụ nữ, người dân trong làng, thậm chí là cả con trai và con dâu, đều nói cô gàn dở cho đến khi kết quả khiến họ phải nín lặng.

Katsuri, một phụ nữ người dân tộc thiểu số Bundelkhand ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ đã gần như một mình đào giếng nước ăn cho 40 hộ gia đình sau khi bị những người giàu có trong làng cấm không cho sử dụng máy bơm tay.

Trước kia, Katsuri sống cùng gia đình ở làng Duddhi. Bơm tay trong làng đều do những người có giàu có hơn quản lý. Sau khi bị cấm sử dụng bơm, việc kiếm đầy một bình nước dùng cho sinh hoạt mỗi ngày là một cuộc chiến dai dẳng, nhưng cũng là nhiệm vụ sống còn.

nguoi-phu-nu-mot-minh-dao-gieng
Quyết không chịu áp bức, Katsuri quyến định rời làng và tự đào giếng cho riêng mình.

Cách đây một năm, cô không còn chịu được sự bức bách và quyết chuyển đến sống ở nơi khác. Dân làng đều cho rằng cô hành động như vậy là điên rồ. Ngay cả các con cô cũng chỉ trích cô về quyết định này, nhưng cô vẫn dựng một túp lều ven rừng và dọn tới đó.

Cô Katsuri chia sẻ: “Dù hạnh phúc và tự do hơn với cuộc sống mới nhưng thiếu nước uống vẫn là vấn đề tôi phải đối mặt hằng ngày”. Nguồn nước duy nhất của cô là một mạch nước nhỏ giọt từ khe đá. Mạch nước này thường không cố định và phải mất cả ngày mới lấy được đầy bình.
 
Sau nhiều gian khổ, quyết tâm của cô đã thu hút được nhiều người cùng tham gia - Ảnh minh họa.

Sau khi trải qua hai ngày mất nước và chịu khát, cô quyết định tự mình đào một cái giếng. Cô bắt đầu đào giếng ở nhiều vị trí khác nhau nhưng không thành công. “Mỗi lần thất bại, tôi đều nghĩ tới việc từ bỏ nhưng rồi lại không có lựa chọn nào khác”, cô chia sẻ.

Vào tháng 1, cô tiếp tục công việc và nhận được thêm sự giúp đỡ từ con trai, con gái và con dâu. Đến giữa tháng 6, giếng đã sâu gần 8 mét nhưng vẫn chưa có nước. Không bỏ cuộc, cô quyết định đào sâu hơn để giếng có thể trữ nước trong mùa mưa. Một tuần sau đó, khi một tảng đá lớn được lật tung lên thì bất ngờ mạch nước trào ra trong niềm vui sướng của mọi người. 

Sau bao nhiêu cố gắng, vậy là công sức của người phụ nữ mạnh mẽ này đã không uổng phí. Những người nghèo trong làng đã có nước để dùng mà không phải chịu bất kỳ áp bức nào nữa.

(Nguồn: Indian Times)
Chia sẻ