Chồng sĩ với thiên hạ, siêu "kẹt" với vợ
Chị nghĩ thầm, liệu có ai biết được đằng sau con người ga lăng, hào phóng kia là một ông chồng sĩ diện hão và luôn đối xử với vợ theo kiểu "đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành".
Ở nhà, hễ chị mua gì anh cũng tính toán, càm ràm nào là tiền phải để làm này làm kia, cái gì cần thì mua thôi. Đến cả gói xôi chị mua ăn sáng cũng bị anh làu nhàu là “rách việc, cơm nguội, mì tôm không ăn, chỉ phí phạm là nhanh”… Ấy vậy mà, bạn bè cần gì anh cũng giúp, vay bao nhiêu anh cũng cho mượn, thậm chí còn cả nể không đòi dù cho nhà hết tiền, con hết sữa…
Hồi mới quen nhau, biết anh hoàn cảnh khó khăn nên chị cũng không đòi hỏi nhiều. Hai đứa hẹn hò, dạo dạo vài vòng công viên rồi về chứ cũng không la cà quán xá, xem phim như những đôi tình nhân khác. Nhiều khi chị tủi thân khi bạn bè váy vóc xúng xính, người yêu sắm này sắm nọ cho, lại còn ăn ở nhà hàng sang trọng.
Hồi mới quen nhau, biết anh hoàn cảnh khó khăn nên chị cũng không đòi hỏi nhiều. Hai đứa hẹn hò, dạo dạo vài vòng công viên rồi về chứ cũng không la cà quán xá, xem phim như những đôi tình nhân khác. Nhiều khi chị tủi thân khi bạn bè váy vóc xúng xính, người yêu sắm này sắm nọ cho, lại còn ăn ở nhà hàng sang trọng.
Thậm chí, đứa bạn cùng phòng dù quen anh chàng nghèo, vậy mà vẫn được chàng mua cho chiếc điện thoại xịn để liên lạc bằng tiền làm thêm mấy tháng. Ai hỏi, chị cũng cố làm ngơ, rồi tự biện hộ: “Anh ấy nghèo, mình đòi hỏi là ích kỷ, sau này có tiền chắc chắn sẽ khác”.
Nhưng vấn đề không phải ở chỗ anh nghèo. Anh tiết kiệm với chị là thế, vậy mà đi chơi với bạn, đến đổ xăng anh cũng tranh đổ cho bạn, rời khỏi bàn nhậu là anh xung phong trả tiền rồi lại về nhà cười nhăn nhở: “Cho anh vay một ít, anh lỡ tay tiêu hết rồi…”. Lúc yêu thì ai chẳng tin, chẳng thương, chị nghĩ bụng: “Anh ấy hào phóng với bạn bè là tốt, giàu vì bạn mà”.
Những chuyện như thế, ngày đang yêu, chị chẳng cảm thấy buồn chút nào. Cưới về, hai đứa cũng được gần 2 năm, tích góp từ khi ra trường đến giờ cũng khá, công việc ổn định, vay mượn 2 bên họ hàng anh chị mua được căn nhà nhỏ hơi xa trung tâm.
Nhưng vấn đề không phải ở chỗ anh nghèo. Anh tiết kiệm với chị là thế, vậy mà đi chơi với bạn, đến đổ xăng anh cũng tranh đổ cho bạn, rời khỏi bàn nhậu là anh xung phong trả tiền rồi lại về nhà cười nhăn nhở: “Cho anh vay một ít, anh lỡ tay tiêu hết rồi…”. Lúc yêu thì ai chẳng tin, chẳng thương, chị nghĩ bụng: “Anh ấy hào phóng với bạn bè là tốt, giàu vì bạn mà”.
Những chuyện như thế, ngày đang yêu, chị chẳng cảm thấy buồn chút nào. Cưới về, hai đứa cũng được gần 2 năm, tích góp từ khi ra trường đến giờ cũng khá, công việc ổn định, vay mượn 2 bên họ hàng anh chị mua được căn nhà nhỏ hơi xa trung tâm.
Cuộc sống đã dần ổn định, chị muốn hưởng thụ chút ít những gì thiệt thòi khi yêu nhau thì anh ra sức ngăn cản: “Cơm thì ở nhà nấu lấy mà ăn, ra nhà hàng chỉ tổ chúng nó 'chém' cho, quần áo khôn ngoan thì chọn hàng giảm giá ấy. Mà mua vừa vừa thôi, mặc đến bao giờ mới rách. Một tuần 7 bộ đã là thừa thãi rồi, em có cả nửa tủ, còn mua gì nữa?”.
Chị nghĩ thầm, liệu có ai biết được đằng sau con người ga lăng, hào phóng kia là một ông chồng sĩ diện hão và luôn đối xử với vợ theo kiểu "đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành" (Ảnh minh họa).
Mấy năm yêu nhau chị chẳng được người yêu đưa đi chơi hay xem phim, du lịch, giờ chị gợi ý thì chồng húng hắng: “Xem ở nhà chết ai à mà phải đi, ra rạp vừa đông người vừa tốn kém. Sao em không lo kiếm tiền mà suốt ngày lo tiêu xài thế?”.
Chị giải thích thì anh cũng chỉ ầm ừ: “Người ta yêu đương mới thế, lấy nhau rồi quan tâm gì mấy cái đó”, rồi anh bỏ vào phòng nằm ôm tivi mặc chị ngân ngấn nước mắt vì tủi, vì bị hờ hững hay đơn giản vì chồng chỉ muốn có vợ mà không phải mất “hào” nào.
Với vợ là thế nhưng hễ ra đường anh luôn chỉn chu, ga lăng hơn người. Tiền hàng tháng anh chỉ đưa vợ đúng một nửa (anh coi đó là "thừa ăn tiêu rồi, còn dành dụm được nữa là khác"), còn một nửa anh nói giữ lại để có công việc còn tiện dùng. Mà công việc của anh cần dùng đến tiền chủ yếu là để nhậu nhẹt, cà phê. Bạn bè hô hào là anh có mặt, mặc vợ nhăn nhó kêu hết tiền. Dĩ nhiên tiền nhậu anh vẫn tranh trả như thời sinh viên và không cần quan tâm ở nhà vợ con thiếu đủ ra sao.
Có anh bạn cần gấp 10 triệu, anh hỏi qua loa vợ rồi lập tức gửi cho vay, trong khi đó là tiền chị dành dụm chuẩn bị đổi chiếc xe máy đã cọc cạch mấy năm nay. Anh đến nhà ai chơi cũng quà cáp đầy đủ, vậy mà anh chưa bao giờ mua cho vợ bất cứ một thứ gì dù chỉ là... bông hoa cuối ngày.
Có lần, một anh bạn cùng công ty ghé nhà chơi vui vẻ khen: “Anh Trung tốt tính và hào phóng lắm chị, cả phòng ai cũng quý”, chị chỉ cười gượng rồi gật gù. Hay như mấy cô em nhí nhảnh mới vào công ty cũng được anh nhiệt tình mời nước, mời chè. Đến nhà chơi thì anh hồ hởi mời ra nhà hàng mà chẳng cần ai giục. Mấy đứa nhấm nháy: “Chị Hòa sướng thật, có chồng thoáng thế này chắc được cưng chiều lắm, chứ chồng tụi em á, chả bao giờ đưa em đi nhà hàng đâu, nhiều khi cũng tủi”.
Nhìn chồng xởi lởi, quan hệ rộng rãi với mọi người, chị cảm giác mình như đang bị bỏ rơi. Chị nghĩ thầm, liệu có ai biết được đằng sau con người ga lăng, hào phóng kia là một ông chồng sĩ diện hão và luôn đối xử với vợ theo kiểu "đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành".
Đôi lần chị cũng lựa lời góp ý với ông chồng sĩ của mình, ngay lập tức anh biện hộ ngay: “Em là vợ thì phải khác, nhiều khi anh phải chi tiêu như vậy để tạo mối quan hệ tốt chứ anh đâu phải thằng chồng sĩ diện”. Vậy là anh chỉ cần tạo mối quan hệ tốt đẹp với thiên hạ, còn với chị thì như “đo ni, đóng sẵn” không cần phải quan tâm hay vun vén gì nữa!? Có lẽ mất một đồng vì vợ hẳn anh cũng xót ruột lắm!
Cho đến một hôm, đúng ngày Quốc tế phụ nữ, chị vừa về thấy nhà ngát hương hoa hồng, loài hoa chị rất thích. Niềm vui vừa nhen nhóm thì anh hốt hoảng: “Em đừng động vào nhé, hoa để tặng mấy chị em công ty anh đó. Em động vào hỏng hết thì chết anh”. Chị nghẹn lại rồi nói trong ấm ức: “Vậy… hoa của em đâu?”. Ông chồng sĩ nhăn nhở vừa xỏ giầy, vừa vội vã ôm hoa: “Người ngoài mới phải bày vẽ hoa hoét thế này chứ, em là vợ thì cần gì mấy thứ này cho tốn tiền”.
Làm vợ mà ngay cả ngày sinh nhật, kỉ niệm, ngày lễ cũng không nhận được lấy một bông hoa. Còn thiên hạ vẫn được một bó hoa rực rỡ, chị cảm giác như giá trị của mình chẳng là gì trong mắt anh.
Chị nghĩ thầm, liệu có ai biết được đằng sau con người ga lăng, hào phóng kia là một ông chồng sĩ diện hão và luôn đối xử với vợ theo kiểu "đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành" (Ảnh minh họa).
Mấy năm yêu nhau chị chẳng được người yêu đưa đi chơi hay xem phim, du lịch, giờ chị gợi ý thì chồng húng hắng: “Xem ở nhà chết ai à mà phải đi, ra rạp vừa đông người vừa tốn kém. Sao em không lo kiếm tiền mà suốt ngày lo tiêu xài thế?”.
Chị giải thích thì anh cũng chỉ ầm ừ: “Người ta yêu đương mới thế, lấy nhau rồi quan tâm gì mấy cái đó”, rồi anh bỏ vào phòng nằm ôm tivi mặc chị ngân ngấn nước mắt vì tủi, vì bị hờ hững hay đơn giản vì chồng chỉ muốn có vợ mà không phải mất “hào” nào.
Với vợ là thế nhưng hễ ra đường anh luôn chỉn chu, ga lăng hơn người. Tiền hàng tháng anh chỉ đưa vợ đúng một nửa (anh coi đó là "thừa ăn tiêu rồi, còn dành dụm được nữa là khác"), còn một nửa anh nói giữ lại để có công việc còn tiện dùng. Mà công việc của anh cần dùng đến tiền chủ yếu là để nhậu nhẹt, cà phê. Bạn bè hô hào là anh có mặt, mặc vợ nhăn nhó kêu hết tiền. Dĩ nhiên tiền nhậu anh vẫn tranh trả như thời sinh viên và không cần quan tâm ở nhà vợ con thiếu đủ ra sao.
Có anh bạn cần gấp 10 triệu, anh hỏi qua loa vợ rồi lập tức gửi cho vay, trong khi đó là tiền chị dành dụm chuẩn bị đổi chiếc xe máy đã cọc cạch mấy năm nay. Anh đến nhà ai chơi cũng quà cáp đầy đủ, vậy mà anh chưa bao giờ mua cho vợ bất cứ một thứ gì dù chỉ là... bông hoa cuối ngày.
Có lần, một anh bạn cùng công ty ghé nhà chơi vui vẻ khen: “Anh Trung tốt tính và hào phóng lắm chị, cả phòng ai cũng quý”, chị chỉ cười gượng rồi gật gù. Hay như mấy cô em nhí nhảnh mới vào công ty cũng được anh nhiệt tình mời nước, mời chè. Đến nhà chơi thì anh hồ hởi mời ra nhà hàng mà chẳng cần ai giục. Mấy đứa nhấm nháy: “Chị Hòa sướng thật, có chồng thoáng thế này chắc được cưng chiều lắm, chứ chồng tụi em á, chả bao giờ đưa em đi nhà hàng đâu, nhiều khi cũng tủi”.
Nhìn chồng xởi lởi, quan hệ rộng rãi với mọi người, chị cảm giác mình như đang bị bỏ rơi. Chị nghĩ thầm, liệu có ai biết được đằng sau con người ga lăng, hào phóng kia là một ông chồng sĩ diện hão và luôn đối xử với vợ theo kiểu "đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành".
Đôi lần chị cũng lựa lời góp ý với ông chồng sĩ của mình, ngay lập tức anh biện hộ ngay: “Em là vợ thì phải khác, nhiều khi anh phải chi tiêu như vậy để tạo mối quan hệ tốt chứ anh đâu phải thằng chồng sĩ diện”. Vậy là anh chỉ cần tạo mối quan hệ tốt đẹp với thiên hạ, còn với chị thì như “đo ni, đóng sẵn” không cần phải quan tâm hay vun vén gì nữa!? Có lẽ mất một đồng vì vợ hẳn anh cũng xót ruột lắm!
Cho đến một hôm, đúng ngày Quốc tế phụ nữ, chị vừa về thấy nhà ngát hương hoa hồng, loài hoa chị rất thích. Niềm vui vừa nhen nhóm thì anh hốt hoảng: “Em đừng động vào nhé, hoa để tặng mấy chị em công ty anh đó. Em động vào hỏng hết thì chết anh”. Chị nghẹn lại rồi nói trong ấm ức: “Vậy… hoa của em đâu?”. Ông chồng sĩ nhăn nhở vừa xỏ giầy, vừa vội vã ôm hoa: “Người ngoài mới phải bày vẽ hoa hoét thế này chứ, em là vợ thì cần gì mấy thứ này cho tốn tiền”.
Làm vợ mà ngay cả ngày sinh nhật, kỉ niệm, ngày lễ cũng không nhận được lấy một bông hoa. Còn thiên hạ vẫn được một bó hoa rực rỡ, chị cảm giác như giá trị của mình chẳng là gì trong mắt anh.
Tủi thân và uất ức khiến chị nói mà như hét: “Một bông hoa mua cho em khiến anh tốn kém đến cả triệu à? Hay để em đưa tiền cho anh mua để anh đỡ tiếc. Em không cần một người chồng suốt ngày lo 'làm đẹp' mình trước mặt thiên hạ mà vợ con ở nhà chẳng bao giờ nhận được một sự hào phóng nào. Nếu anh coi thiên hạ là tất cả để phải chiều, phải chuộng, còn em chẳng là gì thì chúng ta li dị”.
Vừa nói, nước mắt chị vừa chảy dài rồi chị bỏ vào nhà để mặc anh ngơ ngác. Chị đóng cửa phòng, tiếng kêu đủ mạnh để anh giật mình. Dù mọi chuyện sẽ căng thẳng hay cuộc hôn nhân của chị có mờ mịt thế nào đi nữa, nhưng chị tin mình đã làm đúng. Bởi chị là vợ, là người phụ nữ của anh, chị cũng cần được yêu thương và quan tâm như bất cứ người bình thường nào khác.
Vừa nói, nước mắt chị vừa chảy dài rồi chị bỏ vào nhà để mặc anh ngơ ngác. Chị đóng cửa phòng, tiếng kêu đủ mạnh để anh giật mình. Dù mọi chuyện sẽ căng thẳng hay cuộc hôn nhân của chị có mờ mịt thế nào đi nữa, nhưng chị tin mình đã làm đúng. Bởi chị là vợ, là người phụ nữ của anh, chị cũng cần được yêu thương và quan tâm như bất cứ người bình thường nào khác.
Anh lúc nào cũng nói: “Giữa sĩ diện của chồng và tiền bạc thì em chọn cái gì?”