Căng thẳng xã hội làm lão hóa sớm hệ thống miễn dịch
Căng thẳng xã hội như phân biệt đối xử và các vấn đề về gia đình, công việc và tiền bạc... có thể góp phần làm cho hệ thống miễn dịch của bạn bị lão hóa sớm.
Đây là kết quả của một nghiên cứu gần đây.
Lão hóa miễn dịch có thể dẫn đến ung thư, bệnh tim và các tình trạng sức khỏe khác liên quan đến tuổi tác và làm giảm hiệu quả của vaccine, chẳng hạn như vaccine COVID-19, tác giả chính Eric Klopack, một học giả sau tiến sĩ tại Trường Lão khoa Leonard Davis thuộc Đại học Nam California, cho biết.
Ông Klopack nói: "Những người có điểm số căng thẳng cao hơn có cấu hình miễn dịch trông già hơn, với tỷ lệ "chiến binh" chống bệnh mới thấp hơn và tỷ lệ tế bào T bị mòn cao hơn".
Tế bào T là "lực lượng bảo vệ" quan trọng nhất của cơ thể, thực hiện một số chức năng chính. Tế bào T "sát thủ" có thể loại bỏ trực tiếp các tế bào bị nhiễm virus và ung thư, đồng thời giúp loại bỏ cái gọi là "tế bào thây ma", tế bào già đi không còn phân tách nhưng không chết đi.
Tế bào hình lưỡi liềm gặp rắc rối vì chúng giải phóng nhiều loại protein ảnh hưởng đến các mô xung quanh chúng. Các tế bào như vậy đã được chứng minh là góp phần gây ra chứng viêm mãn tính. Khi ngày càng tích tụ nhiều hơn trong cơ thể, chúng thúc đẩy các tình trạng liên quan đến lão hóa, chẳng hạn như loãng xương, bệnh phổi tắc nghẽn và bệnh Alzheimer.
Ngoài việc phát hiện ra rằng những người báo cáo mức độ căng thẳng cao hơn có nhiều "tế bào thây ma" hơn, Klopack và các cộng sự nhận thấy, họ cũng có ít tế bào T "ngây thơ" hơn, là những tế bào tươi trẻ, cần thiết để chống lại những "kẻ xâm lược" mới.
Nghiên cứu, được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, đã phân tích các dấu ấn sinh học về máu của 5.744 người trưởng thành trên 50 tuổi, được thu thập như một phần của Nghiên cứu sức khỏe và hưu trí, một nghiên cứu quốc gia dài hạn về căng thẳng kinh tế, sức khỏe, hôn nhân và gia đình ở những người Mỹ lớn tuổi.
Tế bào T được kích hoạt bởi tế bào đuôi gai để tạo ra phản ứng miễn dịch. (Ảnh: CNN)
Ông Klopack cho biết, những người trong cuộc nghiên cứu được hỏi về mức độ căng thẳng xã hội của họ, bao gồm "các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống, căng thẳng mãn tính, kỳ thị hàng ngày và kỳ thị suốt đời".
Klopack cho biết: "Đây là lần đầu tiên thông tin chi tiết về tế bào miễn dịch được thu thập trong một cuộc khảo sát quốc gia lớn".
Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ mạnh mẽ giữa các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống và ít tế bào T "ngây thơ" hơn, ngay cả sau khi kiểm soát tình trạng giáo dục, hút thuốc, uống rượu, cân nặng và chủng tộc hoặc sắc tộc, ông Klopack nói.
Tuy nhiên, khi xét đến chế độ ăn uống nghèo nàn và ít tập thể dục, một phần trong mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng xã hội và hệ thống miễn dịch lão hóa đã không còn. Phát hiện đó chỉ ra rằng hệ thống miễn dịch của chúng ta già đi bao nhiêu khi chúng ta căng thẳng nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta, theo ông Klopack.
Theo các chuyên gia, khi các hormone căng thẳng tràn ngập cơ thể, mạch thần kinh trong não thay đổi, ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ và đưa ra quyết định của chúng ta. Lo lắng gia tăng và tâm trạng có thể thay đổi các hệ thống.
"Căng thẳng có thể khiến chúng ta lo lắng và trầm cảm, mất ngủ vào ban đêm, ăn uống vô độ và hấp thụ nhiều calo hơn nhu cầu cơ thể chúng ta cần, và hút thuốc hoặc uống rượu quá mức", nhà thần kinh học nổi tiếng Bruce McEwen đã viết trong một đánh giá vào năm 2017 về tác động của căng thẳng đối với não. Ông McEwen lag người vào năm 1968 đã phát hiện ra rằng vùng hải mã của não có thể bị thay đổi bởi các hormone căng thẳng như cortisol, đã qua đời vào năm 2020 sau 54 năm nghiên cứu về thần kinh học tại Đại học Rockefeller ở thành phố New York.
"Bị căng thẳng cũng có thể khiến chúng ta bỏ bê việc gặp gỡ bạn bè, nghỉ làm hoặc giảm mức độ tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên", ông McEwen viết.