Cách xử lý xước măng rô không gây hại mà bất kì ai cũng phải biết nếu không sẽ rất hối tiếc

Hoàng Ngân,
Chia sẻ

Những mảnh xước măng rô tuy nhỏ nhưng rất nguy hiểm và dễ gây tổn thương nếu không biết cách xử lý đúng. Vậy xử lý xước măng rô thế nào mới là đúng?

Xước măng rô khiến không chỉ khiến trẻ con khó chịu vì đau mà người lớn cũng vậy. Xước măng rô thực sự đáng sợ vì chúng có thể gây tổn thương nặng.

Benjamin J. Jacobs, bác sỹ phẫu thuật tay tại Rebound Orthopedics và Neurosurgery ở Portland, Oregon (Mỹ) cho biết: "Hầu hết mọi người không chú ý đến một vết xước măng rô cho đến khi nó phát triển hoàn toàn và cảm thấy xù xì xung quanh móng tay hoặc đau do bị viêm. Xước măng rô xảy ra với tất cả mọi người và đặc biệt phát triển nhiều trong những tháng mùa đông".

Cách xử lý xước măng rô không gây hại mà bất kì ai cũng phải biết nếu không sẽ rất hối tiếc - Ảnh 1.

Hầu hết mọi người không chú ý đến một vết xước măng rô cho đến khi nó phát triển hoàn toàn và cảm thấy xù xì xung quanh móng tay hoặc đau do bị viêm.

Xước măng rô là gì?

Theo Dawn Davis, bác sỹ da liễu tại Mayo Clinic, trước hết, xước măng rô không phải là một phần của móng tay - chúng thực ra là các tế bào da dạng nhỏ, mọc ra gần móng tay. Xước măng rô xuất hiện khi da tách khỏi bề mặt nhưng chân vẫn bám lại.

Những người có da khô dường như bị xước măng rô thường xuyên hơn - Tiến sỹ Jacobs nói. Đó là vì da khô dễ bị tổn thương do các yếu tố như thời tiết lạnh hoặc tiếp xúc với nước lạnh, có thể khiến da bị kích thích và nứt, tách ra khỏi bề mặt.

"Xước măng rô thường ở gần vị trí cuối móng tay. Những khu vực này có rất nhiều dây thần kinh và mạch máu" - tiến sỹ Davis cho biết.

Xước măng rô cũng gây viêm nhiễm, vết viêm nhiễm sưng tấy có thể tác động vào các dây thần kinh và kích thích chúng, dẫn đến đau đớn nhiều hơn. Nếu vết xước măng rô bị viêm, không chỉ là vết xù xì đơn thuần mà nó sẽ đỏ lên và sưng to.

Cách xử lý xước măng rô không gây hại mà bất kì ai cũng phải biết nếu không sẽ rất hối tiếc - Ảnh 2.

Xước măng rô cũng gây viêm nhiễm, vết viêm nhiễm sưng tấy có thể tác động vào các dây thần kinh và kích thích chúng.

Cách xử lý xước măng rô

Không dùng răng cắn loại bỏ các vết xước măng rô, hành động này không những sẽ làm cho các mô bị viêm mà còn làm cho những ngón tay dễ bị nhiễm trùng.

Tiến sỹ Jacobs chỉ ra: "Khi dứt những vết xước măng rô ra có nghĩa là bạn sẽ xé một số lớp da mỏng trên bề mặt da mà có nhiệm vụ bảo vệ da khỏi vi khuẩn. Dứt mảnh xước măng rô có thể gây nhiễm trùng sang cả khu vực da xung quanh.

Vì vậy, điều tối kỵ khi xử lý xước măng rô là không được dùng răng cắn những mảnh xước măng rô. Khu vực miệng, nước bọt cũng có thể chứa đầy vi khuẩn, tiếp đến là khu vực bàn tay cũng có vi khuẩn, vì vậy, nếu dùng răng cắn mảnh xước măng rô thì vô tình bạn tự đặt mình vào nguy cơ nhiễm trùng cao hơn".

Thay vào đó, nếu phát hiện thấy vết xước măng rô, hãy làm theo các bước sau để chăm sóc chúng:

"Đầu tiên, tắm nước ấm để làm mềm da. Làm vệ sinh móng tay, móng chân và dùng kéo hoặc kìm bấm được khử trùng bằng cồn để cắt bỏ các mảnh xước măng rô" - Jacobs khuyến nghị.

"Bôi kem dưỡng da có hàm lượng cồn và nước thấp để giữ ẩm cho da. Giữ ẩm khu vực này rất quan trọng vì nó bảo vệ làn da khỏi bị khô, làm giảm khả năng xước măng rô xuất hiện.

Nếu vết xước măng rô đã gây đau và đỏ thì nó có thể đã bị viêm. Một vết xước măng rô bị viêm không nhất thiết là một vết xước măng rô bị nhiễm bệnh nhưng vẫn cần theo dõi và điều trị.

Trong trường hợp này, điều trị vết xước măng rô bằng cách băng lại, uống thuốc giảm đau và bôi thuốc mỡ kháng sinh vào vết xước theo danh sách thuốc bác sỹ kê đơn. Thuốc mỡ kháng sinh có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng phát triển" - Bác sỹ Jacobs nói.

Nhưng nếu vết xước đã bị viêm và nhiễm trùng? Trong trường hợp này vết xước sẽ gây đau đớn trầm trọng hơn và sưng tấy có thể lan rộng trên một khu vực lớn hơn. Một khả năng khác nghiêm trọng nữa là vết xước măng rô chảy nước và mưng mủ.

Nếu lo ngại có thể gây nhiễm trùng, hãy đi khám để được chẩn đoán và kê thuốc kháng sinh phù hợp.

Cách xử lý xước măng rô không gây hại mà bất kì ai cũng phải biết nếu không sẽ rất hối tiếc - Ảnh 3.

Nếu lo ngại có thể gây nhiễm trùng, hãy đi khám để được chẩn đoán và kê thuốc kháng sinh phù hợp.

Cách ngăn chặn xước măng rô

Theo Tiến sỹ Jacobs - Có một vài điều có thể làm để bảo vệ tay khỏi bị xước măng rô. Việc đầu tiên, giữ ẩm cho làn da để ngăn chặn da khỏi bị khô, vì da khô dễ bị xước măng rô hơn.

"Sử dụng kem dưỡng da tay thường xuyên sẽ giúp da mềm mại hơn và tránh khô da. Đặc biệt trong những tháng mùa đông vì thời gian này da cần thoa kem dưỡng da thường xuyên, sau khi tắm và sau khi rửa tay.

Và khi ở ngoài trời lạnh hay lúc rửa bát bằng xà phòng và nước nóng cần đeo găng tay tránh cho da bị khô. Những người làm việc trong thời tiết lạnh và những người tiếp xúc nhiều với hóa chất hoặc tiếp xúc nhiều với nước dễ bị xước măng rô nên càng cần phải cẩn thận hơn" - Jacobs khuyến nghị

Theo Womenshealthmag

Chia sẻ