8 triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu tất cả phụ nữ cần biết để xử lý kịp thời
Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, hãy theo dõi 8 triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp nhất để kịp thời ngăn ngừa và chữa bệnh bạn nhé!
Rất có thể bạn sẽ bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Nhờ giải phẫu, chúng tôi biết được mỗi phụ nữ có nhiều hơn 50% nguy cơ nhiễm trùng UTI trong suốt cuộc đời của mình.
Rất có thể bạn sẽ bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời.
Nếu bạn đang trong thời kỳ hậu mãn kinh, khả năng mắc UTI càng tăng. "Ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, trung bình 1 năm nhiễm UTI 1 lần là khá phổ biến", Kavita Mishra, MD, một bác sĩ tiết niệu tại Đại học California, San Francisco cho biết. Những thay đổi về độ pH của âm đạo có thể làm thay đổi sự cân bằng của vi khuẩn và nấm men ở phụ nữ sau mãn kinh, khiến vi khuẩn dễ dàng đi vào niệu đạo hơn.
"Các bệnh nhiễm trùng đường tiểu cũng khá phổ biến đối với phụ nữ thường xuyên hoạt động tình dục", Mishra nói thêm, mặc dù bạn đã đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục có thể giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của vi khuẩn có hại. Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cũng dễ nhiễm UTI hơn do tác động của tình trạng bệnh lên hệ miễn dịch.
Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, hãy theo dõi 8 triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp nhất để kịp thời ngăn ngừa và chữa bệnh bạn nhé!
Đau, rát và buốt khi đi tiểu
Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu là dấu hiệu đầu tiên của UTI.
Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu là dấu hiệu đầu tiên của UTI. Tuy nhiên nó không có nghĩa là bạn đã hoàn toàn nhiễm UTI, ngoài trừ khi nó thường xuyên xuất hiện trong suốt thời gian dài. Nếu bạn chỉ đau rát 1 lần trong ngày và không hề có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác, có thể cơ thể bạn đã tự động loại bỏ vi khuẩn, và bạn không phải lo lắng nhiều về nó nữa.
Tốt nhất hãy uống thêm nước để giúp cơ thể loại bỏ tốt hơn lượng vi khuẩn và giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm phát triển, Lisa Dabney, MD, một bác sĩ tiết niệu tại Sinai West and Mount Sinai St. Luke’s cho biết.
Bạn thường xuyên phải đi tiểu gấp
Vi khuẩn đang kích thích niệu đạo và niêm mạc bàng quang, khiến bạn cảm thấy vô cùng tuyệt vọng mà chạy ra chạy vào nhà vệ sinh liên tục.
Nếu tất cả những gì bạn có thể nghĩ đến là đi tiểu, cần tiểu nhiều đến mức không có thời gian lo lắng về những thứ khác, đặc biệt là khi bạn vừa mới "giải quyết", hẳn là bạn đang có dấu hiệu của UTI. Vi khuẩn đang kích thích niệu đạo và niêm mạc bàng quang, khiến bạn cảm thấy vô cùng tuyệt vọng mà chạy ra chạy vào nhà vệ sinh liên tục.
Đi tiểu nhưng không mang lại sự nhẹ nhõm
Đi tiểu thường xuyên là một dấu hiệu đỏ của việc nhiễm trùng.
Đi tiểu thường xuyên là một dấu hiệu đỏ của việc nhiễm trùng. Ngoài ra, việc cảm thấy nặng nề, khó chịu ngay khi đã đi tiểu xong cũng là dấu hiệu dễ nhận ra của chứng bệnh này. Bí tiểu, khó tiểu chính là 1 trong những triệu chứng thường gặp khi nhiễm trùng dễ khiến bạn khó chịu nhất.
Nước tiểu có bọt, đỏ sẫm hoặc đổi màu
Màu sắc của nước tiểu có thể cho biết bạn có đang bị nhiễm trùng tiết niệu hay không.
Màu sắc của nước tiểu có thể cho bạn biết rất nhiều thứ về sức khỏe hiện tại của cơ thể, bao gồm cả việc bạn có đang bị nhiễm trùng tiết niệu hay không. Bất cứ màu sắc nào nằm ngoài quang phổ màu vàng đều là nguyên nhân gây ra lo lắng. Nước tiểu có bọt, màu đỏ sẫm như máu hoặc nâu đều là dấu hiệu đang nhiễm trùng.
Trước khi hoảng sợ, hãy kiểm tra lại những gì bạn đã ăn trong vòng 24h qua. Củ cải đường và các loại thực phẩm đặc biệt có thể khiến nước tiểu đổi thành màu hồng, cam hoặc đỏ, nhưng nếu bạn có triệu chứng đau rát, màu sắc không đổi qua nhiều lần đi tiểu, bạn có lẽ cần một buổi tư vấn từ bác sĩ ngay đấy!
Nước tiểu có mùi
Một số loại thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân nước tiểu "bốc mùi", chẳng hạn như cà phê và măng tây.
Bạn không cần phải ra sức "đánh hơi" mỗi khi đi tiểu, nhưng nếu nước tiểu có mùi mạnh mẽ, hăng xộc lên mũi thì hãy cẩn thận, bởi nó cũng là 1 trong những triệu chứng thường gặp của chứng UTI. Mặc dù vậy, một số loại thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân của việc nước tiểu "bốc mùi", chẳng hạn như cà phê và măng tây.
Nếu nước tiểu vẫn nặng mùi trong thời gian dài, hoặc nó kết hợp mới việc nổi bọt và đổi màu nâu, đỏ sẫm, bạn có lẽ cần phải lo lắng hơn và đừng quên tìm đến phòng khám để tìm hiểu rõ hơn.
Chuột rút hoặc đau xung quanh bàng quang, xương chậu
Phụ nữ khi gặp chứng UTI thường xuất hiện triệu chứng đau cơ bụng, đau xung quanh vùng xương chậu...
Theo Viện quốc gia về Bệnh tiểu đường, tiêu hóa và bệnh thận Hoa Kỳ, phụ nữ khi gặp chứng UTI thường xuất hiện triệu chứng đau cơ bụng, đau xung quanh vùng xương chậu và chuột rút, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi. Những triệu chứng này thường bị phớt lờ và chủ quan, vì vậy rất ít người phát hiện ra khi gặp những dấu hiệu quen thuộc này.
Cơ thể mệt mỏi
Như bất kỳ loại nhiễm trùng nào, một khi cơ thể phát hiện ra có điều gì đó sai với nguyên tắc hoạt động, nó sẽ dần đi vào tình trạng viêm.
UTI là nhiễm trùng bàng quang. Và như bất kỳ loại nhiễm trùng nào, một khi cơ thể phát hiện ra có điều gì đó sai với nguyên tắc hoạt động, nó sẽ dần đi vào tình trạng viêm. Cùng với các biện pháp tự động bảo vệ khác của cơ thể, gây nên sự giải phóng các interleukin – các tế bào máu trắng gây ra cảm giác mệt mỏi.
Sốt
Sốt thường là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm trùng đang trở nên nghiêm trọng và lan sang thận.
Kết hợp với các triệu chứng khác của UTI, sốt thường là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm trùng đang trở nên nghiêm trọng và lan sang thận. Nếu bạn bị sốt hơn 38,3 độ C hoặc đang bị ớn lạnh, đổ mồ hôi ban đêm, hãy tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức trước khi quá trễ.
Làm gì khi bị UTI?
Các triệu chứng của UTI thường xảy ra trong vài ngày. "Ban đầu, nó sẽ khiến bạn cảm thấy nóng rát khi đi tiểu, sau đó tồi tệ hơn với cảm giác đau buốt, buồn tiểu liên tục và cấp bách. Khi tình trạng nghiêm trọng, vào khoảng ngày thứ 3 hoặc thứ 4, nước tiểu bắt đầu đậm màu và có mùi, sau cùng cơ thể sẽ viêm và nóng sốt hoặc ớn lạnh".
UTI có thể đem đến cảm giác vô cùng đau đớn và làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của bạn, nhưng tin tốt là những bệnh nhiễm trùng nhưu thế này rất dễ để điều trị. Các triệu chứng ở trên hoàn toàn có thể được đẩy dùi trong vòng vài ngày sau khi điều trị bằng thuốc kháng sinh. Và nếu không may mắn từng bị UTI trước đó, bạn có thể cần một cuộc gọi hoặc cuộc hẹn với bác sĩ của mình để tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về tình trạng bệnh hiện tại.
Dưới dây là một số điều bạn có thể làm ngay bây giờ để giúp bản thân cảm thoái hơn khi chiến đấu với UTI:
uống nhiều nước sẽ giúp hòa tan thuốc kháng sinh vào vùng nhiễm bệnh nhanh hơn và cũng giúp cơ thể loại bỏ vi khuẩn tốt hơn.
- Uống nhiều nước: Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn bắt đầu uống kháng sinh chữa UTI. Việc thêm chất lỏng vào cơ thể sẽ giúp hòa tan thuốc kháng sinh vào vùng nhiễm bệnh nhanh hơn và cũng giúp cơ thể loại bỏ vi khuẩn tốt hơn.
- Mishra cũng khuyến cáo làm dịu bàng quan bằng các loại thuốc không kê đơn như Azo, Pyridium hoặc Tylenol, Motrin. Các loại thuốc này làm tê liệt tạm thời bàng quang và giảm sự thôi thúc đi tiểu do chứng UTI gây ra. Tuy nhiên, sử dụng thuốc này sẽ khiến nước tiểu của bạn đổi thành màu da cam, đừng lo lắng về điều này nhé!
- Ngưng sử dụng cà phê, soda, rượu và các loại nước ép từ cam, quýt.
Nguồn: Prevention