Bố chồng lương hưu 10 triệu vẫn "cháy túi" dù mỗi tháng chỉ ra ngoài cố định 2 ngày: SỰ THẬT choáng váng khi lôi bọc nilon dưới gầm giường ra

Hải My,
Chia sẻ

Số tiền lương hưu của bố chồng chủ yếu chỉ để tiêu vặt nhưng tháng nào cũng hết sạch, thậm chí còn xin thêm mẹ chồng tiền tiêu khiến cả gia đình hoài nghi.

Chuyện chi tiêu trong gia đình nếu chỉ có 2 vợ chồng đôi khi cũng đã đủ “đau đầu”. Bởi mỗi người sẽ có một nhu cầu, một cách chi tiêu hay suy nghĩ về tiền bạc khác nhau. Thế nhưng nếu sống chung cùng với gia đình chồng, câu chuyện này lại trở thành một kiểu “kiếp nạn” khác mà các nàng dâu đôi khi cũng thể tưởng tượng ra được.

Mới đây, bài đăng chia sẻ về gia đình nhà chồng của Phương An (tên nhân vật đã được thay đổi), sống tại Hà Nội trong một hội nhóm kín đã thu hút sự chú ý của netizen. Phương An cho biết cô vốn là người thoải mái trong chi tiêu, cũng không quá để ý đến cách tiêu tiền của bố mẹ chồng. Tuy nhiên, việc bố chồng của cô có phần tiêu xài hoang phí hàng tháng khiến An và mẹ chồng đều phải đặt sự nghi ngờ.

Lương hưu 10 triệu/tháng, ra ngoài duy nhất 2 ngày vẫn cháy túi: “Hay là bố...”

Đầu tiên phải nói, bố chồng tôi là một người hiền lành, ông làm công chức đến tuổi nghỉ hưu thì nhận khoản lương hưu 5 triệu/tháng. Gia đình nhà chồng tôi không thuộc dạng quá dư dả mà chỉ cơ bản, đủ ăn, đủ tiêu. Vợ chồng tôi sống cùng với bố mẹ, tiền hoạt sinh hoạt chung chúng tôi cũng lo liệu đầy đủ, thỉnh thoảng biếu thêm bố mẹ tiền tiêu vặt.

Chuyện sẽ không có gì đáng kể lắm nếu như không xảy ra một điều kỳ lạ. Bố chồng tôi từ khi nghỉ hưu ông gần như không thích ra ngoài đường, chủ yếu chỉ ở nhà. Một tháng, sẽ có 2 lần cố định ông ra ngoài là đi họp hưu trí và đi khám bệnh. Thế nhưng, tháng nào tiền lương của bố chồng tôi cũng hết vèo vèo.

Ban đầu, mẹ chồng tôi không để ý, nhưng rồi bà dần nhận ra tháng nào cũng vậy, mới đầu tháng ông vui vẻ cầm tiền lương, cuối tháng lại kêu hết sạch, thậm chí còn vay mẹ vài trăm để tiêu vặt.

Bố chồng lương hưu 10 triệu vẫn

Ảnh minh hoạ

Lúc đầu, mẹ chồng tôi nghĩ đơn giản rằng ông có thú vui gì đó tốn kém như mua sách báo, thuốc bổ hay nhâm nhi chén trà với bạn bè. Nhưng khi kiểm tra, bà chẳng thấy ông có sở thích nào đến mức hao hụt tiền bạc như vậy. Mỗi lần mẹ chồng hỏi, ông chỉ ậm ừ: “Ôi dào, mấy đồng bạc lẻ, tiêu lúc nào chả hết”.

Thái độ của bố chồng khiến tôi và mẹ chồng dấy lên nghi ngờ. Có khi nào, bố tôi có bồ nhí bên ngoài…

Thế nhưng trong một lần dọn phòng ngủ, mẹ chồng tôi tình cờ phát hiện dưới gầm giường có 1 cái túi nilon đen, to.  Mở ra thì cả nhà đều bàng hoàng khi thấy bên trong các mấy gói tăm tre, một lố bút bi, một bộ sưu tập vé số đã quá hạn, rồi có cả một vài món đồ như khăn mặt, tất chân, dù trong nhà không thiếu....

Quyết đợi đến một ngày bố chồng ra ngoài, tôi và mẹ chồng đi theo. Hoá ra, lý do hết sạch tiền là bởi ông rất thương người. Đi ngoài đường, thấy ai bán gì ông cũng mua ủng hộ, không quan trọng có cần thiết không hay chất lượng ra sao. Gặp người bán tăm bông trên vỉa hè, ông ngay lập tức tấp vào mua vài gói; Gặp cụ già bán vé số dạo, ông cũng chẳng suy nghĩ gì mà mua luôn cả xấp; Hay khi một người phụ nữ đẩy xe trái cây than thở rằng cả ngày chưa bán được hàng, ông cũng mua liền 3kg dù về nhà hoa quả còn đầy trong tủ lạnh.

Không chỉ thế, bố chồng tôi còn có lòng tin mãnh liệt vào những câu chuyện thương tâm mà ông thấy trên mạng. Hàng tháng đều chuyển tiền đến các số tài khoản này ủng hộ rồi không biết số tiền ấy có được chuyển đến tay người nhận hay không. Tôi biết chuyện này vì thỉnh thoảng ông nhờ tôi nhập hộ số tài khoản vào điện thoại cho chính xác.

Biết tính bố chồng tôi vậy, mẹ tôi cũng đã không ít lần nhắc nhở : “Ông thương người là tốt, nhưng mình cũng phải biết liệu cơm gắp mắm, không thể cứ ai bán gì cũng mua thì tiền nào cho đủ?”. Bố chồng tôi nghe xong thì gật gù, nhưng rốt cuộc chẳng thay đổi gì.

“Cú twist” của người đàn ông có tấm lòng nhân hậu

Cứ thế mọi chuyện trôi qua cho đến một ngày nọ, bố chồng tôi về nhà với một bọc nilon đen khá to. Ông hào hứng kể rằng vừa mua được 3 hộp nhân sâm với giá rẻ và còn được tặng thêm 1 hộp từ một thanh niên bảnh bao.

Người này nói với bố chồng tôi: “Đây là nhân sâm chính hãng bác ạ, nhưng cuối ngày rồi cháu cần bán hết hàng để đạt KPI nên chịu lỗ bán rẻ cho bác. 2 triệu/hộp thôi bác ạ”. Nghe câu này, bố tôi rất hí hửng và mang về nhà khoe.

Tuy nhiên, mẹ chồng tôi nghi ngờ, lập tức mở hộp ra kiểm tra thì phát hiện đó chỉ là củ cải phơi khô, bọc kỹ trong một lớp hộp sang trọng. Nhìn vào đống củ cải khô, bố chồng tôi sững người, không tin mình vừa bị lừa. Ông lật đật tìm số điện thoại người bán, nhưng không có ai bắt máy. Khi mẹ chồng tôi cười mỉa: “Thấy chưa, cứ thích mua rẻ giúp người ta đấy!” thì bố chồng tôi chỉ im lặng.

Bố chồng lương hưu 10 triệu vẫn

Ảnh minh hoạ

“Cú twist” trong liên tiếp những chuỗi ngày mua ủng hộ những người bán hàng khiến ông trầm ngâm, suy nghĩ hơn hẳn. Bố chồng tôi nhận ra rằng không phải ai bán hàng cũng thật thà, cũng không phải câu chuyện nào cũng đáng tin. Và hơn hết, lòng thương người đôi cũng cần đi kèm với lý trí, đặt đúng lúc đúng chỗ. Bữa đó tôi thấy bố chồng ngồi một mình trên sân thượng cả buổi tối, có lẽ lần đầu tiên trong đời ông đang suy nghĩ nghiêm túc về thói quen chi tiêu của mình.

Sau lần đó, bố chồng tôi vẫn giữ thói quen giúp đỡ những người khó khăn, nhưng đã cẩn thận hơn trước. Ông không còn mua vé số cả xấp, mà chỉ lấy một hai tờ. Nếu ai bán hàng than vãn quá nhiều, ông sẽ cân nhắc trước khi rút ví. Thậm chí, có lần ông còn chủ động kể: “Hôm trước có cậu trai trẻ bán nước hoa dạo bảo bố mua giúp vì đang kẹt tiền, bố hỏi lại là sao không đi làm công việc ổn định hơn, thế là lảng đi ngay”.

Điều này khiến mẹ chồng tôi thở phào nhẹ nhõm, dù không hoàn toàn thay đổi, nhưng ít ra bố đã biết cân nhắc hơn trong chi tiêu. Gia đình tôi ai cũng quý tấm lòng của ông, nhưng điều gì cũng cần có giới hạn. Bố chồng tôi đã hiểu rằng giúp đỡ người khác không có nghĩa là để mình bị lợi dụng.

Tôi cũng muốn chia sẻ câu chuyện gia đình của mình lên đây, vừa là để tâm sự, vừa thấy đây cũng là một bài học thú vị về lòng tốt và sự tỉnh táo. Bởi thực tế, có nhiều người có hoàn cảnh khó khăn thật nhưng cũng có không ít kẻ xấu lợi dụng lòng trắc ẩn của người khác.

Giúp đỡ là điều đáng quý, nhưng đôi khi, học cách từ chối cũng là một cách giúp chính mình không bị cuốn vào những cái bẫy tinh vi ngoài xã hội. Và trên hết, tiền bạc là hữu hạn, lòng tốt cũng nên đặt đúng chỗ để thực sự có ý nghĩa.

Sau khi câu chuyện của Phương An được đăng tải, nhiều người cũng cho rằng bố mẹ, người lớn tuổi trong nhà cũng hay có những thói quen tương tự. Không những thế, nhiều người cũng đã từng bị lừa chỉ vì tính “thương người” của mình.

- “Câu chuyện của bạn làm mình nhớ tới bà ngoại. Các cụ cứ nghe người bán hàng tư vấn ngọt tai một chút là quyết định chi tiền ngay. Nên nhà mình nhiều khi lại xuất hiện một cái bếp từ, mấy chai dầu gội, nồi xoong,... toàn là đồ bà mình dùng tiền mua ủng hộ mà đôi khi có những món mua về được vài hôm là hỏng rồi. Nhưng như kiểu thói quen ấy nên cả nhà nhắc mà bà vẫn chưa sửa được”.

- “Có vẻ người lớn tuổi nào cũng như vậy nhỉ. Bố đẻ mình cũng thế đó. Nhiều khi bố mình không mua hàng mà biếu tiền họ luôn. Thực ra đó cũng là điều tốt nhưng mình cũng nghĩ vẫn cần có kiểm soát, cẩn thận và lý trí hơn vì các cụ rất dễ bị lừa”.

- “Ôi mẹ mình cũng vậy đó! Mà bà là kiểu hay muốn mua hàng khuyến mãi thành ra cứ cố mua thật nhiều để được thêm cái này, cái kia. Mà nhiều quá dùng không hết nên cũng phí, mình thỉnh thoảng lại phải nhắc mẹ đó”.

Chia sẻ