Bí mật đen tối của ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp phấn thỏi son bóng bẩy là mồ hôi và xương máu của trẻ em nghèo "bán mạng" vì mica

L.T,
Chia sẻ

Trong một ngôi làng hẻo lánh ở Ấn Độ, mỗi ngày trôi qua, những đứa trẻ nơi đây đang "bán mạng" mình để đem đến cho chị em phụ nữ những phút giây lung linh tỏa sáng nhờ... mỹ phẩm trang điểm.

Mỗi sớm bình minh, cô bé Pooja Bhurla nhỏ nhắn đều thức giấc bên cạnh bà của em trên chiếc giường dệt bằng dây mà người ta hay gọi là charpoy - sản phẩm truyền thống của người Ấn Độ. Căn phòng nhỏ đến mức mà Pooja phải nằm gần đàn dê con của gia đình, nhưng đối với cô bé 11 tuổi ấy, ở chung phòng với động vật là điều thật tuyệt vời.

Như thường lệ, Pooja mặc lên người chiếc quần legging màu vàng cũ nát và một chiếc váy màu xanh lá cây thêu vài kiểu hoa văn rồi xỏ chân vào đôi dép tông màu nâu bám đầy bụi đất và quàng chiếc khăn màu hồng sáng lên vai. Thỉnh thoảng, cô bé giúp cha mẹ quét sân hoặc trông nom 2 đứa em trai nhỏ nhưng đa số các buổi sáng, Pooja phải dậy sớm để theo cha đến mỏ mica.

Bí mật đen tối bên trong ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp son phấn đắt tiền của chị em là cuộc sống nhuốm đầy bùn đất của những đứa trẻ "bán mạng" vì mica - Ảnh 1.

Hình ảnh cô bé Pooja Bhurla cùng những đứa trẻ đang ngày ngày mạo hiểm tính mạng của mình để có cơm ăn.

Hai cha con cứ đi dọc theo một con đường đất ngoằn ngoèo xuyên qua vùng đất trống bên ngoài ngôi làng nhỏ nơi gia đình họ sinh sống và những mẩu mica lấp lánh chẳng khác nào những mẩu bánh mì cứu đói dẫn lối cho hai cha con. Pooja lẽo đẽo cuốc bộ theo sau bố trên con đường làng bụi bặm. Ở nơi ấy, ngay cả đất dưới chân cũng sáng lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời, vì xen lẫn trong đất là một nguồn tài nguyên vô giá được hình thành từ hàng trăm năm qua: mica. 

Càng đến gần khu mỏ, những hạt bụi lấp lánh càng dày đặc. Khi 2 cha con Pooja đến nơi, những đứa trẻ tầm tuổi em đã lúi húi đào đất dưới những cái hố, khuôn mặt chúng lấm lem đầy bụi đất lẫn cả những mảnh mica nhỏ li ti lấp lánh.

Suốt cả ngày dài, Pooja và những người bạn của em - một số đứa trẻ chỉ mới 5 tuổi - sẽ chui vào những con đường hầm nhỏ trong các bờ kè quanh khu vực để làm nhiệm vụ của mình. Đem theo đá, búa và giỏ, chúng cẩn thận chui vào những cái hố nhỏ đó để đào đất, cho vào giỏ rồi mang ra ngoài. Những đứa trẻ thay phiên nhau đổ những cái giỏ đất đã đào được ấy đổ vào một miếng lưới lớn có khung gỗ để lọc lấy những mảnh mica, một hỗn hợp khoáng chất đã hình thành dưới lòng đất trong hàng trăm năm. Không một đứa trẻ nào được trang bị đồ bảo hộ lao động, dù chỉ là một chiếc mũ giữ an toàn cho đầu của các em.

Bí mật đen tối bên trong ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp son phấn đắt tiền của chị em là cuộc sống nhuốm đầy bùn đất của những đứa trẻ "bán mạng" vì mica - Ảnh 2.

Những đứa trẻ thay phiên nhau đổ những cái giỏ đất đã đào được ấy đổ vào một miếng lưới lớn có khung gỗ để lọc lấy những mảnh mica, một hỗn hợp khoáng chất đã hình thành dưới lòng đất trong hàng trăm năm.

Nếu may mắn, Pooja sẽ kiếm được từ 20 đến 30 rupee (tương đương khoảng 6.000-10.000 đồng) cho một ngày làm việc cật lực, số tiền ấy quá ít ỏi so với công sức và thời gian cô bé phải bỏ ra.

Bí mật đen tối bên trong ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp son phấn đắt tiền của chị em là cuộc sống nhuốm đầy bùn đất của những đứa trẻ "bán mạng" vì mica - Ảnh 3.

Vậy mà, công việc này đâu phải chỉ khiến Pooja mất cơ hội đến trường, nó còn bòn rút sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của em mỗi ngày. Nếu cái đường hầm nhỏ hẹp đó sập xuống, em sẽ có nguy cơ bị chấn thương, tàn tật, hoặc chết. Pooja thừa hiểu điều đó chứ. Đôi bàn tay đầy sẹo, vì bị những mảnh đá sắc nhọn cứa đứt, của Pooja cũng nhắc nhở em điều đó mỗi ngày. Hơn nữa, chính mắt Pooja đã trông thấy một cậu bé tầm tuổi mình bị đất đá chôn vùi. 

Mối nguy hiểm đối với Pooja cũng là mối đe dọa cho khoảng 22.000 đứa trẻ đang ngày đêm làm việc trong các mỏ mica ở các bang lân cận Jharkhand và Bihar, nơi có những kho tàng mica "màu mỡ" nhất trên đất nước Ấn Độ.

Pooja không hề biết mica sẽ được đưa về đâu sau khi nó được bán cho các nhà môi giới trong thị trấn - em chỉ biết rằng đó là cách duy nhất để nuôi sống gia đình khốn khổ của em.

Bí mật đen tối nhất của ngành công nghiệp làm đẹp

Ít ai biết rằng, những mảnh mica thô mà Pooja và các bạn của em khai thác được sẽ được các thương lái thu mua sau đó bán cho các nhà xuất khẩu, họ sẽ phân phối chúng cho nhiều nhà sản xuất ở các nước khác, chủ yếu là Trung Quốc. 

Mica sau đó được nghiền nhỏ thành những thứ bột tinh xảo lấp lánh như bột ngọc trai, cung cấp cho các công ty mỹ phẩm trên thế giới để làm nguyên liệu tạo ra độ sáng cho phấn mắt, phấn má hồng, son môi và nhiều loại mỹ phẩm khác nữa mà chị em vẫn thường sử dụng. Tất cả các mắt xích trong chuỗi cung ứng đều được hưởng lợi về mặt tài chính từ việc che giấu nguồn gốc của việc khai thác mica, và những đứa trẻ vẫn ngày ngày bị bóc lột không ai hay biết.

Bí mật đen tối bên trong ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp son phấn đắt tiền của chị em là cuộc sống nhuốm đầy bùn đất của những đứa trẻ "bán mạng" vì mica - Ảnh 4.

Những mảnh mica thô mà Pooja và các bạn của em khai thác được sẽ được các thương lái thu mua sau đó bán cho các nhà xuất khẩu, họ sẽ phân phối chúng cho nhiều nhà sản xuất ở các nước khác, chủ yếu là Trung Quốc.

Nếu các sản phẩm làm đẹp có chứa các thành phần như mica, kali nhôm silicat và CI 77019 thì chúng sẽ có giá trị hơn bởi đó là thành phần giúp kem dưỡng da hoặc phấn mắt sáng hơn, thậm chí chúng còn được dùng để làm cho kem đánh răng trông sáng hơn. Không giống như bột tạo bóng làm từ nhựa, ánh sáng tinh tế của mica là một trong những thành phần vô cùng quan trọng tạo ra vẻ lấp lánh tự nhiên.

Hiện nay, 60% mica chất lượng cao được sử dụng trong mỹ phẩm đều có nguồn gốc từ Ấn Độ, chủ yếu từ các vùng như Bihar và Jharkhand, nơi những đứa trẻ và cả các công nhân khai thác mỏ bị bóc lột đến sức cùng lực kiệt.

Các mỏ khai thác mica, tương tự như mỏ gần ngôi làng của Pooja, nằm rải rác khắp bang Jharkhand và Bihar, cách thủ đô New Delhi hơn 12 giờ đi tàu. Từ nhiều thiên niên kỷ trước, người dân địa phương đã khai thác mica và sử dụng nó để trang trí và làm thuốc Ayurvedic. Nhưng mọi thứ đã thay đổi vào cuối thế kỷ 19, khi thực dân Anh phát hiện ra khoáng sản này rất có giá trị và đặt cho Ấn Độ biệt danh "vành đai mica". Năm 1947, Ấn Độ giành được độc lập khỏi sự cai trị của đế quốc Anh, quốc gia này đã tiến hành khai thác khoảng 700 mỏ mica, với số lượng công nhân lên đến 20.000 người.

Bí mật đen tối bên trong ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp son phấn đắt tiền của chị em là cuộc sống nhuốm đầy bùn đất của những đứa trẻ "bán mạng" vì mica - Ảnh 5.

Ấn Độ từng được đặt cho biệt danh "vành đai mica".

Khi Liên Xô - nơi khan hiếm và "thèm khát" mica sụp đổ - tạo ra một cuộc suy thoái mica nhỏ, và cuối cùng chính phủ Ấn Độ buộc phải ngừng khai thác mica. Vào những năm 1980, họ ngăn cấm khai thác mica bất hợp pháp dưới danh nghĩa ngăn chặn nạn phá rừng, nhưng không thực sự đóng cửa các mỏ hoặc chuyển hướng công nhân sang các ngành công nghiệp mới, tạo ra khoảng trống kinh tế.

Ngày nay, mica lại được về thời kỳ hoàng kim khi nó trở thành thứ nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, nơi những thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu thế giới có thể thu về lợi nhuận hàng chục cho đến hàng trăm tỷ đô mỗi năm. 

Tai họa ập đến bất kỳ lúc nào

Khoảng 70% mica được sản xuất tại Ấn Độ có nguồn gốc từ các mỏ khai thác bất hợp pháp và hoàn toàn không được kiểm soát bởi chính phủ. Không có ngành công nghiệp nào khác trong khu vực khiến nhiều gia đình chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục làm việc trong các mỏ khai thác mica và trở thành những "mica mafia". Và những bàn tay nhỏ bé, thoăn thoắt của những đứa trẻ chính là "công cụ" lý tưởng để luồn lách trong cái hầm chật hẹp và phân loại các mảnh mica nhỏ li ti.

Bí mật đen tối bên trong ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp son phấn đắt tiền của chị em là cuộc sống nhuốm đầy bùn đất của những đứa trẻ "bán mạng" vì mica - Ảnh 6.

Bí mật đen tối bên trong ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp son phấn đắt tiền của chị em là cuộc sống nhuốm đầy bùn đất của những đứa trẻ "bán mạng" vì mica - Ảnh 7.

Gia đình ông Kishar Kumari đã mất đi một đứa con gái.

Khi tiếp cận những mỏ khai thác mica như vậy, người ta nhận thấy rằng các mỏ ở Jharkhand đều có trẻ em mới 5 tuổi. Hầu hết trong số chúng đều không được đến trường. Không ai trong số chúng biết mica được đưa về đâu nhưng các em đều biết những nguy hiểm đang rình rập xung quanh mình.

Hít phải bụi trong các mỏ mica có thể gây nhiễm trùng, bệnh tật và tổn thương phổi... nhưng có một mối nguy hiểm đáng sợ hơn nhiều, đó là khi hầm bị sập. 

Cô bé Surma Kumari, 11 tuổi và chị gái Lakmi, 14 tuổi, đang hì hục đào đất dưới một đường hầm thì bất ngờ nó sập xuống. Hai chị em cố gắng chạy thoát thân nhưng Surma bị mắc kẹt dưới một tảng đá còn Lakmi bị đất đá chôn vùi. Cha mẹ của 2 em đang ở trong làng thì nghe tin dữ, họ lập tức chạy ra nhưng khi họ đến nơi thì Lakmi đã chết. Cô bé Surma nhớ lại khoảnh khắc ám ảnh cả đời em: "Suốt 1 tiếng sau đó, người ta không thể đưa chị cháu ra ngoài".

Bí mật đen tối bên trong ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp son phấn đắt tiền của chị em là cuộc sống nhuốm đầy bùn đất của những đứa trẻ "bán mạng" vì mica - Ảnh 8.

Bí mật đen tối bên trong ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp son phấn đắt tiền của chị em là cuộc sống nhuốm đầy bùn đất của những đứa trẻ "bán mạng" vì mica - Ảnh 9.

Hơn 1 năm sau tai nạn khủng khiếp, cuộc sống Surma vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề. Em bị vỡ cả hai xương bàn chân, một chân bị gãy, tổn thương cột sống. Bố em phải vay tiền để chạy chữa trong bệnh viện suốt thời gian dài, sau đó cô bé phải nằm bất động trên giường 6 tháng liền. Hiện tại một chân của Surma dài hơn chân còn lại, và em không thể chạy nhảy hay chơi đùa, chỉ đi lại cũng khiến em đau đớn. Em đã ngừng làm việc tại hầm mỏ và được đến trường, đó chính là "điểm sáng" duy nhất sau hàng loạt tai ương ập đến với em và gia đình nhỏ của em. Surma không biết mọi chuyện sẽ trở nên tốt hơn hay tồi tệ hơn, nhưng gia đình em vẫn không nguôi hy vọng về điều tốt đẹp nhất sẽ đến, dù họ đã mất đi một đứa con.

Bố của Surma, ông Kishar Kumari, cho biết tai nạn chết người tại các hầm mỏ đã trở nên quen thuộc và phổ biến đến nỗi các thương lái nắm quyền kiểm soát các hầm mỏ trong khu vực này không còn coi trọng tính mạng của người dân, họ tự đưa ra một mức giá cố định cho những gia đình có người thân mất vì tai nạn khi khai thác mica. "Đối với mỗi người chết, họ cho gia đình 30.000 rupee (khoảng 10 triệu đồng). Chỉ thế thôi, họ không làm gì cả để bảo đảm an toàn". Ông Kishar chưa bao giờ thấy cảnh sát điền vào một bản báo cáo nào khi họ đến để đưa thi thể của cô bé Lakmi đi kiểm tra, và nói rằng không có hình phạt nào cho các thương lái kiểm soát mỏ. Công việc kinh doanh, khai thác của họ vẫn diễn ra bình thường.

Biết nguy hiểm là vậy nhưng ông Kishar chẳng còn công việc nào khác nên đành phải bất chấp mạng sống để tiếp tục làm việc, ông chọn cách làm việc trên mặt đất để tránh rủi ro. "Chúng tôi không biết làm gì để sống nữa, đói thì đầu gối phải bò thôi", ông nói.

Ánh sáng có đến ở phía cuối đường hầm?

Một cuộc điều tra năm 2016 của Reuters cho thấy, không chỉ có trẻ em thường xuyên chết trong các mỏ này, mà nhiều trường hợp tử vong đã bị các quan chức địa phương che đậy, khiến cho việc thống kê con số chính xác trở nên khó khăn. Theo Nagasayee Malathy, giám đốc điều hành của tổ chức xã hội Kailash Satyarthi Children Foundation (KSCF), không có nhiều thay đổi kể từ cuộc điều tra đó. Cô ước tính rằng có khoảng 10 đến 20 người chết trong các mỏ mỗi tháng, một con số mập mờ dựa trên những gì họ nghe được trên mặt đất. 

Bí mật đen tối bên trong ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp son phấn đắt tiền của chị em là cuộc sống nhuốm đầy bùn đất của những đứa trẻ "bán mạng" vì mica - Ảnh 10.

Khi câu chuyện bị phanh phui trên các mặt báo, một vài công ty mỹ phẩm quyết định chấm dứt hợp đồng với nhà cung cấp mica. Năm ngoái, công ty mỹ phẩm Lush có trụ sở tại Anh đã quyết định sử dụng mica tổng hợp - một sắc tố ánh sáng có thể phân hủy sinh học được tạo ra trong phòng thí nghiệm - và tuyên bố các sản phẩm của họ hoàn toàn không có mica.

"Chúng tôi thực sự không có nhiều sự lựa chọn. Chúng tôi được thông báo rằng chúng tôi không thể đến thăm mỏ mà không có người giám sát, chúng tôi không thể xác minh độc lập hoặc truy xuất nguồn gốc của mica. Vì vậy, lựa chọn duy nhất chúng tôi là thay thế nguyên liệu để chúng tôi không "tiếp tay" cho những kẻ thiếu đạo đức", Gabbi Loedolff, người chịu trách nhiệm mảng nguyên liệu thô của Lush nói.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng giải pháp ngừng hợp tác có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn đối với người lao động. 

Bí mật đen tối bên trong ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp son phấn đắt tiền của chị em là cuộc sống nhuốm đầy bùn đất của những đứa trẻ "bán mạng" vì mica - Ảnh 11.

Aysel Sabahoglu, cựu cố vấn về quyền trẻ em tại Terre des Hommes, chuyên theo dõi vấn đề mica ở Ấn Độ nói rằng: "Chấm dứt hợp đồng, ngừng hợp tác sẽ không giải quyết được bất kỳ vấn đề nào của họ. Điều quan trọng là ở lại để đảm bảo rằng những người dân này có được một mức giá kha khá từ các nguyên liệu thô mà họ khai thác. Có như thế, nghèo đói mới không đeo bám họ. Mica là kế sinh nhai duy nhất của họ. Họ phụ thuộc vào mica".

Cho đến nay, hầu hết các tập đoàn mỹ phẩm lớn nhất thế giới, như L'Oréal - công ty sở hữu các thương hiệu như Maybelline, Urban Decay, Essie, Nyx và nhiều hơn nữa - đã đi theo một hướng khác. "Chúng tôi tin rằng việc ngừng sử dụng mica Ấn Độ sẽ làm cho tình hình của người dân địa phương thêm tồi tệ. L'Oréal cam kết tiếp tục tìm nguồn cung cấp mica tự nhiên từ Ấn Độ để tạo điều kiện cho những người dân nghèo khó có thu nhập. Để làm như vậy, L'Oréal đảm bảo truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch của toàn bộ chuỗi cung ứng của mình để đảm bảo công bằng và có trách nhiệm", đại diện của L'Oréal nói. Thương hiệu này cho biết họ chỉ mua nguyên liệu có nguồn gốc từ các mỏ khai thác được kiểm chứng độc lập, nơi trẻ em không được tham gia khai thác.

Bí mật đen tối bên trong ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp son phấn đắt tiền của chị em là cuộc sống nhuốm đầy bùn đất của những đứa trẻ "bán mạng" vì mica - Ảnh 13.

Bí mật đen tối bên trong ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp son phấn đắt tiền của chị em là cuộc sống nhuốm đầy bùn đất của những đứa trẻ "bán mạng" vì mica - Ảnh 14.

Bí mật đen tối bên trong ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp son phấn đắt tiền của chị em là cuộc sống nhuốm đầy bùn đất của những đứa trẻ "bán mạng" vì mica - Ảnh 15.

Những mỹ phẩm cao cấp mà chị em sử dụng hàng ngày đều chứa ít nhiều mica.

Bí mật đen tối bên trong ngành công nghiệp mỹ phẩm: Đằng sau hộp son phấn đắt tiền của chị em là cuộc sống nhuốm đầy bùn đất của những đứa trẻ "bán mạng" vì mica - Ảnh 16.

Quả thực, việc ngừng hợp tác có đồng nghĩa với việc chấm dứt nạn lao động trẻ em bất hợp pháp ở Ấn Độ hay không? Điều này không hề đơn giản như việc chui ra khỏi hầm mỏ và đi về nhà như mọi người nghĩ. Ngừng khai thác mica sẽ đẩy cả một cộng đồng vào chỗ nghèo đói. 

Ông Kishar biết rằng cuộc đời mình sẽ gắn với những mỏ mica ấy thôi nhưng ông muốn bày tỏ nguyện vọng sẽ được tạo điều kiện làm việc trong một môi trường an toàn với mức lương tương xứng với sức lao động bỏ ra. Thế nhưng, khi đồng tiền luôn làm người ta "mờ mắt", thì chẳng biết đến bao giờ nguyện vọng nhỏ nhoi của những người lao động nghèo như ông mới được đáp ứng. Chỉ biết rằng những đứa trẻ như cô bé Pooja Bhurla, như con gái ông Kishar vẫn sẽ còn tiếp tục mò mẫm trong những cái hầm mỏ tối tăm ấy. Và một khi đã đặt chân vào, không ai biết chúng có quay trở ra được hay không...

(Nguồn: refinery29)

Chia sẻ