Bệnh nhân tiểu đường có 3 khung giờ dễ xảy ra biến chứng nhất trong ngày: Bỏ 1 phút đọc bạn sẽ tránh được nguy cơ tai biến, thậm chí đột quỵ
Trong ngày, có 3 khung giờ mà người bệnh tiểu đường dễ đối mặt với các vấn đề tai biến nhất vì thế không nên chủ quan.
Khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh thường được khuyên nên thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ khoa học hơn. Bên cạnh đó, cũng cần tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bệnh để tránh các biến chứng nguy hiểm, đồng thời có thể chủ động xử lý trong những tình huống cấp bách.
Khi mắc bệnh, người tiểu đường có thể đối mặt với thận hư, đột quỵ, tai biến mạch máu... Trong ngày, có 3 khung giờ mà người bệnh tiểu đường dễ đối mặt với các vấn đề tai biến nhất vì thế không nên chủ quan. Cụ thể như sau:
1. Thời điểm dễ xảy ra hạ đường huyết nhất: 0 giờ đến 3 giờ sáng
Người cao tuổi là đối tượng có tỷ lệ bị hạ đường huyết cao, bởi càng nhiều tuổi thì khả năng phân hủy thuốc của gan, bài tiết thuốc của thận càng kém nên khả năng hấp thụ thuốc sẽ không còn hiệu quả. Các triệu chứng hạ đường huyết vào ban đêm bao gồm: gặp ác mộng, đổ mồ hôi, nhức đầu vào buổi sáng, mệt mỏi vào buổi sáng, lượng đường trong máu tăng cao vào sáng sớm.
Nếu người bệnh nghi ngờ mình bị hạ đường huyết vào ban đêm thì nên kiểm tra đường huyết trong khoảng thời gian từ 0 đến 3 giờ sáng. Hạ đường huyết ban đêm không dễ cảm nhận, nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể gây tụt đường huyết nặng, cuối cùng dẫn đến hôn mê, thậm chí có người còn mất mạng trong giấc ngủ.
Để tránh bị hạ đường huyết về đêm, người bệnh tiểu đường cần chú ý tự theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên hoặc đến bệnh viện khám, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
2. Thời điểm dễ đột quỵ: 6-10 giờ sáng
Đột quỵ là tình trạng mạch máu trong não bị vỡ đột ngột hoặc bị tắc nghẽn, khiến con người tử vong do thiếu máu não và thiếu oxy.
Khoảng thời gian từ 6 giờ đến 10 giờ sáng là "khung giờ độc" dễ gây đột quỵ cho bệnh nhân tiểu đường. Có 2 lý do: Thứ nhất, huyết áp thường tăng cao vào sáng sớm. Thứ hai, vừa ngủ dậy là thời gian độ nhớt trong máu tăng.
Các cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng tỷ lệ đột quỵ ở bệnh nhân đái tháo đường cao hơn từ 2 đến 4 lần so với người không mắc bệnh. Vì vậy, để ngăn ngừa đột quỵ xảy ra, bệnh nhân đái tháo đường không nên vội vàng khi bước ra khỏi giường khi thức dậy buổi sáng. Nên thực hiện quy tắc "30 giây" để thức dậy: Sau khi tỉnh giấc, tiếp tục nằm yên 30 giây. Sau đó ngồi thẳng 30 giây. Tiếp theo, co chân và ngồi trên mép giường 30 giây, sau đó mới đi lại bình thường.
3. Thời điểm tập thể dục dễ gặp tai nạn: 18-20 giờ tối
Đa số bệnh nhân đái tháo đường sẽ tập thể dục sau bữa ăn tối 1 tiếng. Lúc này trời đã tối, trong khi đó người tiểu đường là nhóm nguy cơ cao mắc các bệnh về mắt, bao gồm đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp... tầm nhìn của họ bị ảnh hưởng, tập thể dục lúc này rất dễ bị tai nạn.
Người tiểu đường nên tập thể dục vào buổi chiều, tập các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với sức lực như đi bộ, leo cầu thang...
Tăng cường ăn 1 loại rau, sẽ có tác dụng giảm đường huyết
Loại rau mà chúng ta đang nói đến là mướp đắng.
Mướp đắng có chứa một hợp chất giống insulin gọi là Polypeptide-p hoặc p-insulin, chất này đã được chứng minh là có thể kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên. Theo một nghiên cứu năm 2011, được công bố trên Journal Ethnopharmacolgy, cho thấy việc uống nước ép mướp đắng trong 4 tuần có thể giảm đáng kể lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.
Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng trong quả mướp đắng cũng rất tốt trong việc chữa các bệnh mãn tính như huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường, xơ vữa động mạch, kháng ung thư…