Người đàn ông 30 tuổi, sự nghiệp đang lên ‘như diều gặp khó’ bất ngờ nhận ‘án’ tiểu đường: Nghe chuyên gia mách nhỏ 6 phương pháp phòng ngừa sớm và tốt nhất!
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, thà hiện tại bạn siêng năng kiểm soát thói quen bản thân, còn hơn sau này phải dùng thuốc thang để kiểm soát bệnh tật!
Năm năm trước, anh Bành 30 tuổi được chẩn đoán đã mắc bệnh tiểu đường. Đây là lúc sự nghiệp của anh Bành đang lên "như diều gặp gió". Có ai ngờ được căn bệnh mãn tính này lại tìm đến anh.
Từ khi biết mình mắc bệnh, anh đã cố gắng uống thuốc hằng ngày và tìm kiếm các biện pháp khắc phục trên Internet, nhưng cả người dường như lúc nào cũng mệt mỏi và thiếu sức sống.
Bởi vì vấn đề sức khỏe, nên công việc của anh không còn phát triển như trước. Anh rất bất lực, dần dần có dấu hiệu stress tâm lý vì luôn tự hỏi bản thân:
"Tại sao người mắc bệnh lại là mình?"
Theo thống kê, ở Trung Quốc hiện nay có đến 114 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Một khi đã mắc căn bệnh này, họ cần uống thuốc đúng giờ, kiểm soát chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên,…
Bản thân nhiều người đã trở thành "ấm sắc thuốc di động" nhưng đường huyết trong cơ thể vẫn không được kiểm soát tốt.
Vì vậy, đừng để đến lúc bệnh tật quấn thân mới biết hối hận, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Từ bây giờ, hãy cố gắng thay đổi lối sống, thực hiện tốt sáu điều sau.
Kiểm tra đường huyết thường xuyên
Các chuyên gia kết luận rằng nên thường xuyên đi kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên kể từ năm 45 tuổi.
Nếu huyết áp và lipid máu tương đối cao, bạn nên chú ý đến lượng đường trong máu.
Bạn cũng có thể xem các chỉ số đường huyết khi khám sức khỏe định kì. Khi đăng kí, nhớ lựa chọn xét nghiệm thêm huyết sắc tố glycosyl. Khi xét nghiệm đường huyết, nên để bụng đói…
Duy trì cân nặng hợp lý
Đa số mọi người thường sử dụng BMI để tính xem cân nặng có đạt tiêu chuẩn hay không. Quản lý cân nặng cũng là một cách lý tưởng giúp bạn ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Muốn làm được điều này, chúng ta có thể thông qua việc ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
Chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng
Muốn ăn uống đủ dinh dưỡng, bạn cần đảm bảo đủ lượng protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và các khoáng chất nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Càng lớn tuổi, càng nên cố gắng hạn chế ăn đồ ngọt, những đồ đóng hộp chế biến sẵn và các thức ăn mặn. Tốt nhất nên sử dụng carbohydrate phức hợp thay vì sử dụng nhiều carbohydrate tinh chế.
Cố gắng ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trái cây và rau quả.
Đảm bảo cung cấp đủ chất xơ
Chất xơ giúp tăng cảm giác no, kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cholesterol và duy trì nhu động ruột đều đặn.
Những loại thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ là trái cây, rau, các loại đậu và ngũ cốc.
Đảm bảo lượng vận động thích hợp
Bạn nên tập thể dục với cường độ vừa phải, nếu cơ thể khỏe mạnh có thể tập 30 phút mỗi ngày, năm ngày một tuần.
Có thể tham khảo một vài loại hình vận động như đi bộ, đạp xe, bơi lội,… Những hoạt động này không chỉ tốt cho lượng đường trong máu mà còn có thể tăng cường khả năng miễn dịch.
Giảm bớt áp lực
Con người hiện đại luôn phải làm việc dưới nhiều áp lực, mà không được nghỉ ngơi hợp lý. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến họ bị suy giảm hệ miễn dịch và dẫn đến các chứng bệnh về tâm sinh lý.
Suy nghĩ nhiều có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong cơ thể, gây ra bệnh tiểu đường. Thế nên, hãy cố gắng học cách thư giãn, xả stress sau một ngày làm việc, học tập căng thẳng.
Đừng đụng chuyện gì cũng bồn chồn, nóng nảy, hấp tấp, sẽ rất dễ khiến sức khỏe xấu đi.
Sáu việc làm trên không chỉ là chìa khóa giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, mà còn là cách để trì hoãn sự phát triển bệnh ở những người đã được chẩn đoán mắc bệnh.
Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt những điều này, anh Bành đã có nhiều thay đổi rõ rệt trong vấn đề sức khỏe. Anh ấy không dám hút thuốc, uống rượu nữa. Thay vào đó siêng năng đi bộ sau bữa ăn chiều mỗi ngày, thay một nửa lượng cơm bằng ngũ cốc nguyên hạt.
Giờ đây, lượng đường trong máu anh ấy đã ổn định hơn nhiều, anh ấy cũng không còn cảm thấy lo sợ như lúc trước nữa.