Báo động tỷ lệ tự sát trong thanh thiếu niên ngày càng gia tăng

Minh Ngọc,
Chia sẻ

Điều tra mới nhất do Viện Sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra năm 2020 cho thấy, trong số 6.407 học sinh ở lứa tuổi 11 - 17, có 11% cho biết có ý tưởng tự sát trong vòng 1 năm qua.

Trong hai ngày (25-26/6) diễn ra Hội thảo khu vực phía Bắc việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và lấy ý kiến về dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình do Ủy ban Xã hội của Quốc hội.

Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Kim Thuý, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội nhấn mạnh bình đẳng giới là một quyền con người cơ bản, vừa là mục tiêu quốc gia vừa là yếu tố góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và là thước đo quan trọng để đánh giá sự tiến bộ và phát triển của xã hội, đây cũng là một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững. 

Bà Thúy hy vọng Hội thảo sẽ cung cấp cho đại biểu những thông tin hữu ích về cách tiếp cận bình đẳng giới toàn diện, từ đó có những hành động thiết thực nhằm đạt được bình đẳng giới trên thực tế, xoá bỏ mọi hình thức bạo lực và phân biệt đối xử trên cơ sở giới. Đồng thời, mong muốn rằng với những kiến thức và kinh nghiệm trên lĩnh vực công tác của mình, Ủy ban sẽ được lắng nghe ý kiến đóng góp của đại biểu về các nội dung này.

Đối với dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sẽ được Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) Quốc hội khóa XV, là dự án Luật do Ủy ban Xã hội chủ trì thẩm tra. Đây được cho là vấn đề nhạy cảm, riêng tư trong mỗi gia đình, “dễ nói nhưng khó làm”. 

Bà mong muốn các đại biểu sẽ đóng góp ý kiến với Ủy ban Xã hội để Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được sửa đổi sao cho khắc phục được những hạn chế, vướng mắc của quy định hiện hành, phù hợp với công tác phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới, tiếp tục bám sát phương pháp tiếp cận quyền con người, bảo đảm quyền con người.

Báo động tỷ lệ tự sát trong thanh thiếu niên ngày càng gia tăng - Ảnh 1.

Hội thảo khu vực phía Bắc việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và lấy ý kiến về dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình

Theo thống kê, nếu như năm 2003, tỷ lệ có ý định tự sát trong thanh thiếu niên từ 14 – 25 tuổi là 3,4%, thì đến năm 2010 đã tăng lên 4,1%. 

Điều tra mới nhất do Viện Sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra năm 2020 cho thấy, trong số 6.407 học sinh ở lứa tuổi 11 - 17, có 11% cho biết có ý tưởng tự sát trong vòng 1 năm qua.

TS. Khuất Thị Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Hỗ trợ phát triển Cộng đồng cho hay, ngoài 3 yếu tố về xã hội, không gian mạng; yếu tố gia đình và yếu tố sức khỏe tâm thần, còn có yếu tố quan trọng là bản dạng giới và xu hướng tính dục, khiến nhiều trẻ chưa tự tin về bản dạng giới, những trẻ có xu hướng bản dạng giới khác với sinh học như sinh ra là nữ nhưng muốn là nam và ngược lại, có xu hướng tính dục đồng tính, song tính... có nguy cơ tự sát cao hơn.

Đại diện nhóm cộng đồng LGBTIQ (cộng đồng những người có giới tính đặc biệt), chia sẻ, nếu cha mẹ nhận ra con mình có biểu hiện của dồn nén cảm xúc, trước tiên phải làm "xì quả bóng cảm xúc" đó, không trách con, chủ động tâm sự, chia sẻ để con vượt qua giai đoạn vị thành niên.

Chia sẻ