BÀI GỐC Gìn giữ 3 năm để được đêm tân hôn mặn nồng, ngờ đâu điện phòng vừa tắt cũng là lúc tôi ôm đồ chạy khỏi nhà anh

Gìn giữ 3 năm để được đêm tân hôn mặn nồng, ngờ đâu điện phòng vừa tắt cũng là lúc tôi ôm đồ chạy khỏi nhà anh

Sau màn nâng chén giao bôi, anh bế vợ đặt lên giường cưới trải đầy cánh hồng rồi bảo tôi nhắm mặt lại...

2 Chia sẻ

Ai nói thì nói, tôi vẫn thấy đưa lương cho chồng giữ là quyết định đúng đắn và hạnh phúc nhất

Tú Trinh,
Chia sẻ

Mọi người cứ hay bảo nhau “phụ nữ phải giữ tay hòm chìa khóa”, tôi lại thấy ngược lại.

Trong gia đình, vợ chồng tôi làm lương ngang ngửa nhau. Nhưng hàng tháng, chồng tôi là người giữ lương. Thẻ ngân hàng của tôi, anh cũng giữ hẳn. Dù là phụ nữ nhưng tôi không thích cầm tiền nhiều và tôi có lý do của mình.

Thứ nhất, tôi rất phóng khoáng trong chuyện chi tiêu. Không biết các mẹ khác thế nào, tôi cứ cầm tiền nhiều là tôi tiêu nhiều, cầm tiền ít là tôi khó chịu. Hồi trẻ, tôi làm lương tháng hơn 15 triệu mà chẳng dư đồng nào. Đi ngang shop này thấy cái váy đẹp, tôi lượn vào mua ngay. Đi ngay shop khác thấy cây son hợp thời, thích mắt, tôi cũng mua ngay không cần suy nghĩ. Thành ra tủ đồ của tôi lúc nào cũng đầy ắp mà có những cái tôi chưa từng mặc lần nào. Và tiền thì “không cánh mà bay”.

Khi mới cưới, chồng tôi cũng đưa thẻ cho tôi giữ. Nhưng thấy cách tôi tiêu tiền, anh choáng ngợp rồi đề nghị để anh giữ. Anh còn nói nếu để tôi cầm tiền, trước sau nhà cũng ngập trong váy áo, túi xách, son phấn mà lại chẳng dư đồng nào phòng thân hay sinh đẻ. Thấy anh nói có lý nên tôi đưa luôn thẻ cho anh tới bây giờ.

Ai nói thì nói, tôi vẫn thấy đưa lương cho chồng giữ là quyết định đúng đắn và hạnh phúc nhất - Ảnh 1.

Nhờ anh giữ tiền mà bố mẹ tôi cũng được hưởng phước theo. (Ảnh minh họa)

Thứ hai, chồng tôi chi tiêu hợp tình hợp lý. Là đàn ông, lại được giữ tiền nhưng chồng tôi không hề ki bo hay có bản tính đàn bà. Đi chợ, anh vẫn đưa tiền cho tôi dư dả hoặc dẫn tôi đi cùng để tôi mua sắm thỏa thích. Hàng tháng, anh có một cuốn sổ chi tiêu, ghi rõ từng món đồ để tôi thích thì kiểm tra. Số tiền dư hàng tháng, anh cho bố mẹ hai bên đều nhau 3 triệu, phần còn lại anh lập sổ tiết kiệm.

Cứ hai tháng, anh lại dẫn tôi đi sắm vàng hoặc mua trang sức cho vợ. Nói chung, anh không keo kiệt, không chi li là tôi đã thấy mãn nguyện. Nhờ anh giữ tiền mà bố mẹ tôi cũng được hưởng phước theo.

Ví dụ như tháng vừa rồi, mẹ tôi mổ ruột thừa. Chồng tôi không ngại ngần thanh toán tiền viện phí, còn mua cho mẹ tôi mấy lạng yến huyết loại xịn để tẩm bổ. Tính ra số tiền ấy cũng phải 50 triệu chứ chẳng ít. Tôi hỏi anh tiền ở đâu, anh nói tôi chỉ cần đem tiền về đầy đủ, phần còn lại cứ để anh xử. Hỏi thế thì tôi không yên tâm sao được.

Ai nói thì nói, tôi vẫn thấy đưa lương cho chồng giữ là quyết định đúng đắn và hạnh phúc nhất - Ảnh 2.

Bây giờ, tôi vẫn thấy mình may mắn và hạnh phúc khi đã đưa lương, đưa thẻ cho chồng giữ. (Ảnh minh họa)

Thứ 3, chồng tôi không bao giờ chi tiền cho mấy thú vui vô bổ. Anh không bao giờ gái gú, bài bạc hay rượu chè. Tôi cứ hay chọc, bảo tiền anh cầm, có khi nào anh đem cho gái ăn không? Anh hứ hé, bảo tôi khùng. Tiền làm ra khổ cực chứ có phải lá mít đâu mà muốn cho ai là cho. Hơn nữa, tôi đang mang thai, tất cả anh làm đều là dành dụm cho con cả.

Bây giờ, tôi vẫn thấy mình may mắn và hạnh phúc khi đã đưa lương cho chồng giữ. Ai nói gì thì nói, bảo tôi phải đề phòng này nọ, tôi vẫn cứ tin tưởng chồng mình. Còn gia đình mọi người thì sao, ai giữ tiền, kể cho nhau cùng nghe nhé!

Chia sẻ