8 cách đối phó đồng nghiệp lười biếng
Bạn đang làm việc với một người mất đến hai tiếng cho bữa trưa, có hàng chục cuộc gọi cá nhân trong giờ và hay ngủ gật ngay trên bàn làm việc? Họ thường xuyên lui tới nhà vệ sinh hoặc lướt web, facebook cả ngày trong khi bạn phải vật lộn để theo kịp với khối lượng công việc. Trên thực tế, không hiếm để tìm thấy đồng nghiệp lười biếng nơi công sở và họ không càng không dễ đối phó.
Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn đối phó với một đồng nghiệp lười biếng:
1. Đừng để họ làm bạn bối rối
Đừng dành thời gian quá nhiều thời gian để chú ý đến việc đồng nghiệp lười biếng liên tục kiểm tra Facebook, nhắn tin hay ngủ gật ngay bàn làm việc. Cố gắng loại chúng ra khỏi tâm trí và chuyên tâm vào công việc của mình. Theo chuyên gia tư vấn Stever Robbins "chúng ta luôn bị phân tâm và dành nhiều thời gian vào việc chú ý đến hành động của những đồng nghiệp lười biếng hơn là tập trung vào làm công việc của mình". Điều đó chỉ làm ảnh hưởng tới chất lượng, tiến độ công việc của bạn mà thôi.
Ảnh minh họa
2. Đừng quá trông chờ vào sự công bằng
Cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng. Mọi người thường nói, "thật không công bằng khi mà anh ta chẳng làm gì mà lại được khen thưởng" nhưng cuối cùng, điều đó cũng chẳng thay đổi được bất kỳ điều gì" - Robbins nói. "Việc chỉ ra sự thiếu công bằng chỉ khiến bạn cảm thấy tồi tệ và chán nản không còn hứng thủ với công việc". Bởi vậy, thay vì đòi hỏi sự công bằng tuyệt đối từ sếp, bạn nên tập trung vào công việc để đạt hiệu quả tốt nhất có thể.
3. Không suy đoán linh tinh
Điều đó khiến cho bạn trở thành kẻ hay mách lẻo, ăn nói linh tinh trong mắt đồng nghiệp. Nói thế không có nghĩa là bạn không nói gì mà phụ thuộc vào tình hình công việc, mối quan hệ của bạn và sếp, cách đối xử giữa mọi người với nhau... Nên nhớ, bạn phải trung thực trong mọi tình huống. Nếu đồng nghiệp của bạn lười biếng không hoàn thành công việc, thay vì đi than vãn này nọ với mọi người, bạn nên trao đổi thẳng với sếp và nói rằng, bạn đang bị dừng lại ở phần nào của dự án vì phải đợi đồng nghiệp kia kết thúc phần việc của họ. Như tế, bạn sẽ nhận được cái nhìn tích cực hơn nhiều mà không bị xem là đi mách lẻo.
4. Đừng để bị lôi kéo
Bạn không nên để đồng nghiệp lười lôi kéo vào những thói quen dành đến hai giờ để ăn trưa hay ra ngoài nhiều lần trong giờ làm việc. Nếu họ bắt đầu trò chuyện, rủ rê bạn theo họ, hãy nói rằng bạn đang bận. Phải thừa nhận, những lời đề nghị ấy đôi khi quá hấp dẫn tuy nhiên, hãy thật tỉnh táo để tránh rơi vào cãi bẫy của người lười.
5. Không gánh trách nhiệm thay
Kể cả khi bạn làm cùng phòng, đi chung trên một con thuyền với đồng nghiệp lười, cũng đừng để phần việc của họ trở thành trách nhiệm của bạn. Hãy nhắc nhở họ về nhiệm vụ và thời hạn hoàn thành công việc nhưng cũng đừng để mất quá nhiều thời gian quý báu vào việc đó.
6. Không để ảnh hưởng đến thành tích của bạn
Một đồng nghiệp lười biếng có thể cản trở sự tiến bộ của bạn. Nếu sếp nhắc nhở những công việc chưa được thực hiện, đừng để sự khiển trách đó ảnh hưởng dến bạn. Đó là cơ hội để bạn lên tiếng nếu không muốn ảnh hưởng đén thành tích của mình.
7. Sử dụng cơ hội để trở thành người lãnh đạo
Đôi khi, đồng nghiệp lười, không có chí tiến thủ có thể là cơ hội để bạn thực sự bước lên và chứng minh rằng bạn có thể đối phó với những tình huống khó khăn, hoàn thiện tốt mọi công việc hơn thế. Khi bạn nói với sếp rằng bạn đã nhận thấy đồng nghiệp không thể thực hiện xong công việc được giao, vì vậy bạn muốn trở thành người hướng dẫn. Sau đó, hãy tiếp cận đồng nghiệp của bạn và nói rằng bạn muốn giúp anh ta hoàn thành công việc đúng thời hạn. Điều này giúp bạn trông như một ãnh đạo thực thụ.
8. Nói không đúng lúc
Nếu đồng nghiệp của bạn mắc bệnh lười mãn tính và không có ai ngoài bạn và sếp có thể tạo ra sự khác biệt, hãy chủ động nói không với dự án. Khi bạn tham gia một dự án mà bạn sẽ phải phụ thuộc vào sự lười biếng và những nhân tố tác động đến yếu tố cá nhân của đồng nghiệp, nó sẽ khiến bạn không thể có được một kế hoạch làm việc cụ thể. Bạn cũng có thể sử dụng điều này như một cơ hội để yêu cầu thêm nguồn lực.