7 lời khuyên hữu ích về chế độ ăn dành cho người mắc bệnh tiểu đường
Bằng cách chú ý đến các loại thực phẩm bạn ăn, bạn có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và kiểm soát bệnh tiểu đường của mình.
Nhà dinh dưỡng học Rania Batayneh là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất có tên “Chế độ ăn kiêng 1:1:1: Bí quyết giảm cân nhanh.” Cô có bằng thạc sĩ về dinh dưỡng y tế công cộng của Đại học Michigan và có chứng chỉ về khóa huấn luyện sức khỏe tốt xác nhận bởi trường cao đẳng y khoa thể thao Mỹ (ACSM).
Rania có hơn 14 năm kinh nghiệm tư vấn và huấn luyện. Cô là chuyên gia được đánh giá cao và thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông để nói về các vấn đề sức khỏe chẳng hạn như chế độ ăn uống, chăm sóc sức khỏe và giảm cân.
Dưới đây là chia sẻ của nhà dinh dưỡng học Rania Batayneh:
Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, việc nấu ăn có thể là một thách thức với bạn. Nhưng bằng cách chú ý đến các loại thực phẩm bạn ăn, bạn có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.
Tôi thường nói rằng nấu ăn tại nhà là một cách tuyệt vời để quản lý vòng eo của bạn. Khi ăn uống ở ngoài, chúng ta kiểm soát được ít chất lượng của các thành phần được sử dụng và lượng muối hay chất béo có trong một bữa ăn, hơn nữa việc ăn uống ở ngoài không phải là ý kiến lý tưởng để tiết kiệm cho ngân sách của bạn.
Đối với một số người, nấu ăn ở nhà là một công việc không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của họ. Đối với những người khác, thì cần phải có thêm một chút nỗ lực. Những điều này cũng có thể trở nên khó khăn khi bạn lại đang trong một chế độ ăn kiêng dành cho người mắc bệnh tiểu đường.
Triết lý của tôi khi nói đến chất nuôi dưỡng cơ thể chúng ta là bạn muốn nó ngon và tốt cho bạn thì hãy sử dụng các thành phần tốt nhất mà bạn có, không sử dụng thực phẩm nhân tạo, sử dụng gia vị cho thơm để giảm thiểu thêm muối hoặc đường.
Chế độ ăn uống (và nó chỉ là một chế độ ăn uống lành mạnh, không phục vụ một cách cụ thể đối với bệnh nhân tiểu đường) bao gồm ba chất dinh dưỡng: protein, carbohydrate và chất béo. Đây là cơ sở cho công thức tôi chia sẻ trong cuốn sách của tôi: " The One One One Diet"( Chế độ ăn kiêng 1:1:1). Mỗi bữa ăn chính và ăn nhẹ nên bao gồm một phần ăn của mỗi chất dinh dưỡng. Điều này sẽ giúp lượng đường trong máu của bạn ổn định và sự thèm ăn của bạn ở mức tối thiểu.
Thông thường với các món tráng miệng, chúng không chứa một nguồn cung cấp protein dồi dào, nhưng lại chứa chất béo và carbohydrate. Bạn có thể làm thêm các món "phụ" trong bữa ăn khi bạn đang thưởng thức một bữa ăn giàu protein và rau. Làm sao để cho lượng đường trong máu của bạn không tăng lên gấp bội.
Tôi sẽ chia sẻ 7 cách khác nhau giúp bạn dễ dàng điều chỉnh chế độ ăn uống thêm lành mạnh hơn.
1. Nói không với đồ ăn rán, chiên
Thức ăn rán hay chiên có chứa dầu mỡ có thể tàn phá các động mạch của bạn, làm tăng cholesterol tổng thể, và tăng thêm calo trong cơ thể dẫn đến tăng cân hoặc béo bụng. Cách nấu ăn thông minh sẽ là làm một món xào, nướng nhưng hạn chế tối thiểu lượng dầu ăn. Cách này bạn có thể làm với các loại thịt và rau.
2. Bổ sung thêm gia vị cho món ăn thêm hấp dẫn
Nếu như trong các món ăn bạn sắp làm nhất định phải có đường thì món ăn mới đủ vị đặc biệt thì bạn nên suy nghĩ về việc sử dụng hạn chế nó. Thay vì dùng đường thì bạn có thể thêm các gia vị khác chẳng hạn như quế và vani.
Nếu như bạn đang sử dụng trái cây đóng hộp, thì bạn hãy chắc chắn rằng hoa quả đó được đóng gói trong nước trái cây của chính nó thay vì sirô có đường. Nếu không, tốt nhất bạn nên ăn trái cây tươi.
3. Dùng các loại đậu sẽ tốt cho đường trong máu
Đậu, đậu xanh, đậu lăng và các loại đậu khác được gọi là carbohydrate phức tạp. Chúng có nhiều chất xơ, có chỉ số đường huyết thấp và cũng chứa protein. Chế độ ăn kiêng dành cho người tiểu đường bao gồm các loại thực phẩm đã được chứng minh để cải thiện kiểm soát đường huyết có thể giúp bạn duy trì trọng lượng khỏe mạnh; cải thiện hoặc làm giảm huyết áp, cholesterol xấu và triglyceride (chỉ số mỡ trong máu). Bạn hãy tìm hiểu thêm về các món ăn có thể kết hợp với những hạt đậu vì nó sẽ giúp trái tim của bạn được khỏe mạnh.
4. Tránh thực phẩm nhân tạo
Tôi biết nhiều người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng chất làm ngọt nhân tạo trong nấu ăn, làm bánh, và chuẩn bị bữa ăn chung của họ (đặc biệt là khi nói đến món tráng miệng), nhưng tôi nghĩ rằng chế độ ăn uống của bạn nên tự nhiên sẽ tốt hơn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ thấy thoải mái hơn trong việc ăn uống và ít có khả năng ăn quá nhiều. Vì vậy, bạn nên ăn các thực phẩm có chứa chất ngọt tự nhiên nhưng chỉ ở trong giới hạn cho phép.
5. Chỉ dùng chất béo lành mạnh
Chất béo lành mạnh có trong cá hồi, bơ, các loại hạt. Chất béo lành mạnh sẽ tốt cho tim cũng như bộ não của bạn.
6. Giảm lượng muối đưa vào cơ thể
Đây là một lời khuyên chung cho bất cứ ai muốn có một sức khỏe lành mạnh. Tuy nhiên, khi bạn bị tiểu đường, giữ cho huyết áp của bạn trong tầm kiểm soát là rất quan trọng vì tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ - đó là biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường.
Thực tế, trong bất kỳ một công thức của món ăn nào cũng đều có muối, vì vậy bạn nên hạn chế cho muối vào các món ăn, bạn hãy thay thế nó bằng các loại thảo mộc. Điều này thực sự làm tăng thêm hương vị cho món ăn của bạn.
7. Chọn những loại ngũ cốc nguyên hạt
Hãy dự trữ các loại thực phẩm với carbohydrate lành mạnh trong nhà bạn như gạo nâu, yến mạch và mì ống mì. Ngũ cốc nguyên hạt có thể đóng góp vào việc duy trì mức độ đường trong máu khỏe mạnh vì nó chứa hàm lượng chất xơ cao.
(Nguồn: Marthastewart)